Vai trò, đặc điểm của Du lịch văn hóa tín ngưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 32 - 35)

Tín ngưỡng là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa giầu tiềm năng: Như chúng ta đã biết, du lịch văn hóa hiện nay được các quốc gia trên thế giới coi là loại hình du lịch nhiều triển vọng do sự khác biệt văn hóa giữa các quốc gia. Khi so sánh với các điểm du lịch tự nhiên hầu như đã cạn kiệt và đi vào chu kỳ bão hòa của vịng đời điểm đến; du lịch văn hóa trở thành đối tượng quan trọng thỏa mãn được nhu cầu phát triển sản phẩm không ngừng của ngành du lịch do đặc tính sáng tạo liên tục, các lớp lịch sử bồi tụ qua thời gian. Tín ngưỡng với tư cách là một bộ phận của nguồn tài nguyên du lịch văn hóa cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó.

Tín ngưỡng có khả năng thỏa mãn nhu cầu khách du lịch ở mức độ cao:

Tín ngưỡng là một sản phẩm văn hóa gắn với từng tộc người, từng nền văn hóa. Chúng mang tính bản sắc cao và tương đối độc nhất khi so sánh với các dân tộc khác. Chính sự khác biệt văn hóa nói chung, tín ngưỡng nói riêng giữa các dân tộc tạo nên tính hấp dẫn du lịch, xây dựng nền tảng hình thành lên sản phẩm du lịch mang đặc tính văn hóa. Tín ngưỡng thường tồn tại ở nhiều hình thức, hết sức đa dạng; tính đa dạng tạo lên sự phong phú của các sản phẩm du lịch, thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch ở mức độ cao.

Tín ngưỡng với vai trò là nguồn tài nguyên du lịch mang tính mùa vụ thấp: Du lịch văn hóa khi so sánh với du lịch khai thác các giá trị tự nhiên cũng

có nhiều thuận lợi. Du lịch về với tự nhiên bị chi phối nhiều bởi nhân tố thời tiết, hạn chế về mặt không gian, khả năng phục hồi chậm và có giới hạn khai thác do

tính đa ngành cũng như yêu cầu bảo tồn các nguồn tài nguyên tự nhiên. Du lịch gắn với tín ngưỡng ít gặp phải trở ngại do yếu tố thời tiết, quy hoạch khơng gian do đó có thể được khai thác trong mọi thời điểm trong năm.

- Tín ngưỡng với vai trị là nguồn tài nguyên du lịch dễ khai thác và mang lại hiệu quả kinh tế cao:

Đứng trên phương diện kinh tế, du lịch gắn với tín ngưỡng khơng địi hỏi những tổ chức, đơn vị doanh nghiệp và ngành du lịch phải đầu tư nhiều vào điểm (sites) do giá trị sẵn có. Khi xem xét điểm du lịch tín ngưỡng trong mối quan hệ với các loại hình du lịch khai thác yếu tố tự nhiên như điểm du lịch biển; Điều dễ thấy là nguồn vốn đầu tư ban đầu của các điểm du lịch như bãi biển thường lớn: xây dựng khách sạn, cơ sở hạ tầng, vui chơi giải trí hiện đại và hàng loạt những dịch vụ bổ xung khác. Ngược lại, điểm du lịch tín ngưỡng thường chỉ tập trung vào đường giao thông và những cơ sở vật chất tối thiểu phục vụ khách du lịch do đặc thù của chúng. Như vậy, các điểm tín ngưỡng đóng vai trị là nguồn tài nguyên dễ khai thác và có chi phí ban đầu tương đối thấp, thuận tiện cho việc thu hồi vốn.

Thị trường du lịch đóng vai trị quan trọng trong phát triển ngành. Thị trường thể hiện qua lượng cầu và khả năng cung ứng của các chủ thể kinh doanh du lịch. Lượng cầu được quy định bởi khả năng thanh tốn và động cơ du lịch của các nhóm du khách. Chúng thúc đẩy động cơ du lịch, cho việc tiến hành các chuyến đi với mục đích du lịch. Khách du lịch hiện nay thường bị hấp dẫn bởi những yếu tố văn hóa do tính mới lạ tương đối của chúng và mục đích tiến hành sử dụng sản phẩm du lịch để mở mang nhận thức bản thân và hiểu biết về những con người, những nền văn hóa nằm ngồi quốc gia hoặc chí ít địa điểm nơi họ sinh sống. Trong nội dung này, tín ngưỡng có vai trị là nhân tố quyết định đến

lượng cầu du lịch dành cho sản phẩm du lịch văn hóa.

Văn hóa tín ngưỡng thường có mối liên hệ chặt chẽ với các tơn giáo lớn khác ở Việt Nam qua q trình tiếp biến văn hóa. Việc hịa trộn tín ngưỡng vào

các địa điểm thờ tự tôn giáo và ngược lại rất phổ biến ở Việt Nam. Hiện tượng này này làm cho tính chặt chẽ của tơn giáo khi du nhập vào Việt Nam bị giảm nhẹ, tính chính thống được thay thế bằng tính dân gian, các luật lệ bị gia giảm thành quy ước từ đó vai trị của người đứng đầu tơn giáo cũng bị dung hòa với vai trò của những người đứng trong cộng đồng tơn giáo – tín ngưỡng. Theo điều tra của Tổng cục Thống kê tiến hành năm 2009, người tham gia và các hoạt động và tổ chức tín ngưỡng – tơn giáo ở Việt Nam có tỷ lệ theo dân số cụ thể như sau:

Bảng 1.1: Tỷ lệ tơn giáo – tín ngƣỡng theo dân số:

STT Tôn giáo Phần trăm

1 Không tôn giáo 81.69%

2 Phật giáo (Đại thừa) 7.93%

3 Công giáo 6.62%

4 Phật giáo Hòa hảo 1.67%

5 Cao Đài 1.01%

6 Tin Lành 0.86%

7 Tôn giáo khác 0.22%

(Nguồn:Tổng cục Thống kê 2009)

Theo bảng biểu, hiện nay ở Việt Nam có đến 81.69% dân số khơng theo một tôn giáo lớn nào trong so sánh với tổng số 18.31% người có theo một tơn giáo chính thống.Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu xã hội học và văn hóa học, 81.69% người khơng theo tơn giáo chính thống khơng có nghĩa là họ là người vơ thần. Chiếm đa số những người không theo tôn giáo lớn thường là người có những thực hành tín ngưỡng trong cuộc sống hàng ngày, hoặc tin tương vào một số tín điều tơn giáo mà khơng nhất thiêt phải là thành viên của tơn giáo đó. Ví dụ như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên gần như có đến 100% người Việt tiếp tục duy trì như là một nét văn hóa truyền thống tiêu biểu.

Hiện nay tổng dân số ở khu vực nơng thơn vẫn cịn chiếm 60,96 triệu người, chiếm 69,4%, dân số khu vực thành thị là 26,88 triệu người, chiếm 30,6% tổng dân số cả nước. Như vậy, 69.4% dân số vẫn sinh sống ở khu vực nơng thơn, nơi văn hóa truyền thống Việt Nam vẫn còn mang đậm dấu ấn mà chưa bị q trình đơ thị hóa, hội nhập làm phai nhạt. Tại trung tâm đô thị Hà Nội, các biểu hiện tín ngưỡng dân gian vẫn còn rất đậm nét biểu hiện qua sự phục hồi nhanh chóng các lễ hội truyền thống gắn với các điểm di tích, hình thức biểu diễn dân gian như hát văn, ca trù, múa rối nước có nhiều nghệ sỹ tâm huyết theo đuổi và hình thành các khu vực biểu diễn ngay trong nội đô.

Cùng với sự phổ biến và phục hồi các hình thức biểu hiện gắn tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam; Du lịch tín ngưỡng được xem như là cánh cửa để bước vào tìm hiểu nền văn hóa dân tộc Việt Nam đối với du khách nước ngoài. Điều này được khẳng định qua sự đa dạng hóa các sản phẩm du lịch khai thác lễ hội truyền thống, các hình thức biểu diễn dân gian, phong tục tập quán trong đông đảo tầng lớp nhân dân và thực hành tín ngưỡng ở mọi người dân có quốc tịch Việt. Du lịch tín ngưỡng là nền tảng để du khách nước ngồi tiến hành hoạt động du lịch có mục đích nghiên cứu, tìm hiểu, khảo cứu các nền văn hóa trong nước gắn với con người Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)