Đặc điểm thị trường du lịch văn hóa tín ngưỡng tại các huyện phía tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 73 - 76)

- Hát Hị Đình Bơi: được tổ chứ cở đình An Cốc Hạ, lên Nôm gọi là làng

2.2.2 Đặc điểm thị trường du lịch văn hóa tín ngưỡng tại các huyện phía tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ).

Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ).

Khách du lịch quốc tế đến Hà Tây (cũ) tương đối đa dạng về cơ cấu, bao gồm các nước đến từ ASEAN , các nước Đông Bắc Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản; châu Âu; châu Mỹ và một số nước khác. Khách du lịch nội địa chiếm tốc độ tăng trưởng cao, bao gồm các tỉnh phía Bắc chiếm đa số. Ngồi ra có một số lượng nhất định đến từ miền Nam và miền Trung. Khu vực này có một nhóm khách rất ổn định và tăng trưởng đều đặn hàng năm là khách du lịch đến từ trung tâm Thủ đô, tiến hành du lịch cuối tuần và nghỉ dưỡng ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì.

Trên phạm vi du lịch văn hóa tín ngưỡng, khách du lịch đến đây với mục đích chủ yếu tham quan, thắng cảnh, nghiên cứu và du lịch kết hợp. Lượng khách đi du lịch lễ hội, nghỉ dưỡng chiếm 63,31% tổng lượng khách; khách du lịch với mục đích nghiên cứu và một số mục đích khác chiếm 36,90% (theo số liệu của Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch thống kê năm 2007). Theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội (cơ sở dữ liệu thống kê được lưu trữ. Lấy từ Sở Du lịch Hà Tây), khách du lịch nội địa đến các điểm tín ngưỡng thường có cơ cấu nhân khẩu học như sau: khách du lịch là nữ chiếm 53,89%, nam giới là 46,11%; đối tượng khách là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ cao với 23,3% tổng số khách, giới nghiên cứu thấp nhất 5,83%. Người già, người đã nghỉ hưu chiếm tỷ lệ khiêm tốn là 13,59%.

Khách du lịch nội địa đến các điểm du lịch văn hóa tín ngưỡng có đặc điểm là tự tổ chức chương trình du lịch cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình. Việc mua các sản phẩm du lịch trọn gói từ các cơng ty lữ hành không phải là lựa chọn ưu tiên do vấn đề chi phí, nhu cầu muốn được tự do mua sắm và lựa chọn điểm phát sinh trong quá trình tiến hành đi du lịch. Các sản phẩm trọn gói chủ yếu

được bán cho những khách du lịch từ tỉnh khác có vị trí tương đối xa so với điểm, khách du lịch quốc tế từ thị trường trung tâm Hà Nội và một số sản phẩm du lịch đặc thù ví dụ như du lịch đường thủy dọc sông Hồng.

Chi tiêu của khách du lịch đến các điểm du lịch tín ngưỡng thường tương đối thấp so với các điểm du lịch tự nhiên. Các khoản chi thường tập trung vào mua sắm đồ lễ, hương nhang, ăn uống 01 bữa, gửi xe, mua sản vật và đồ lưu niệm địa phương… Do đặc điểm là điểm tham quan, chi phí dành cho lưu trú là rất thấp, chuyển sang các trung tâm thành phố, thị xã lân cận. Số tiền đóng góp tự nguyện vào điểm di tích tương đối lớn (cơng đức cho Đình, đền, nhà thờ…)

Số lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến các điểm du lịch văn hóa tín ngưỡng khu vực Hà Tây (cũ) tăng đều qua các năm. Tuy nhiên có một số tồn tại về mặt cung ứng du lịch, tập trung vào các vấn đề sau:

- Cơ sở hạ tầng dành cho du lịch chưa đồng bộ. Nhiều điểm du lịch tín ngưỡng chưa được chính quyền địa phương đầu tư đường giao thông đến các điểm di tích dẫn đến việc các công ty du lịch hạn chế thiết kế tour đến các điểm này. Du khách cũng khó vượt qua được những rào cản tâm lý khi lựa chọn tour, trừ đối tượng khách du lịch tự tổ chức và tiến hành đi du lịch bụi (phượt).

- Hệ thống dịch vụ bổ sung chưa đa dạng, thiếu thốn dẫn đến việc chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu ở lại điểm.

- Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ tại các điểm tín ngưỡng hầu như chưa phát triển. Khách du lịch chỉ đến điểm trong thời gian không quá một ngày và điểm lưu trú thường được tập trung ở những khu vực trung tâm như Quận Hà Đông và Thị xã Sơn Tây.

- Công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch chưa được quan tâm đầu tư đúng đắn. Chưa có những chiến lược phát triển thị trường mạnh mẽ do đó khơng cung cấp được đầy đủ thơng tin đến thị trường mục tiêu.

Lực lượng lao động là nguồn lực lớn ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sản phẩm du lịch. Lao động trong ngành gồm hai nhóm là lao động trực tiếp

và lao động gián tiếp. Tỷ lệ lao động trực tiếp so với lao động gián tiếp là 1/2,2 người. Năm 2001, lao động trong lĩnh vực du lịch có 2.687 người. Đến năm 2007 tăng lên 5.300 người.

Lực lượng lao động tại khu vực này nhìn chung chưa có tay nghề cao, được đào tạo chính thống. Trong tổng số lao động trực tiếp và gián tiếp chỉ có 20% người có bằng cấp chính quy đào tạo du lịch, trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ thấp (3,11%) và 57% có thể sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp với du khách. Số lượng lao động trong ngành so với nhu cầu phát triển được xem là chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng.

Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh ở Hà Tây (cũ)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1.Tổng lượt khách DL 1.000 LK 1.232.700 1.575.247 2.034.000 2.374.529 2.600.000 3.150.000 3.432.000 -Khách quốc tế “ 84.913 89.326 90.000 103.602 130.000 170.000 187.000 -Khách nội địa “ 1.147.787 1.485.921 1.944.000 2.270.927 2.470.000 2.980.000 3.245.000 2.Tổng DT Tỷ đồng 162,825 180,280 200,000 251,642 285,000 350,000 495,000 3.Cơ sở lưu trú du lịch Cơ sở 35 35 45 80 60 81 101 - Số phòng Phòng 562 562 875 1.429 1.064 1.085 1.200 4.Doanh nghiệpLHDL Đơn vị 10 17 23 28 31 32 32 5.LĐ trong ngành DL Người 2.687 3.182 3.371 3.968 4.700 5.130 5.300 -LĐ trực tiếp Người 1.287 1.532 1.671 1.868 2.200 2.530 2.600

-LĐ gián tiếp Người 1.400 1.650 1.700 2.100 2.500 2.600 2.700

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của ngành du lịch Hà Tây – Viện Nghiên cứu phát triển du lịch)

Hoạt động đào tạo nghiệp vụ du lịch cho lao động cũng đã được chính quyền và ngành du lịch quan tâm. Từ năm 1998 – 2008, Sở Du lịch Hà Tây hàng

năm cũng đã tổ chức những lớp đào tạo thuyết minh viên tại điểm, đào tạo nghiệp vụ khách sạn – nhà hàng tại chính cơ sở kinh doanh du lịch hoặc tuyển chọn nguồn nhân lực có chất lượng đào tạo tại trụ sở của Sở. Sau năm 2008, công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại khu vực này có điều kiện được tổ chức nhiều hơn do sáp nhập vào Hà Nội mới, được hưởng chính sách và nguồn đầu tư lớn hơn với tư cách là một bộ phận của thành phố. Tuy nhiên, Hà Tây (cũ) vẫn là khu vực tương đối xa so với khu vực trung tâm nên việc thu hút nguồn nhân lực có chất lượng vẫn cịn gặp nhiều khó khăn.

Nhìn chung nhu cầu của khách du lịch đối với các sản phẩm du lịch văn hóa nói chung, du lịch tín ngưỡng nói riêng là rất cao. Tuy nhiên, do những hạn chế về phía cung ứng, khả năng sẵn sàng đón tiếp phục vụ khách; nguồn thị trường tiềm năng này chưa được khai thác triệt để dẫn tới lãng phí nguồn tài nguyên cũng như những nguồn lực khác, chưa tận dụng được hết thế mạnh của sản phẩm du lịch (lượt khách, doanh thu) và thỏa mãn được tối đa nhu cầu của khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)