Địnhhướng của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 90 - 91)

- Hát Hị Đình Bơi: được tổ chứ cở đình An Cốc Hạ, lên Nôm gọi là làng

3.2.1 Địnhhướng của Nhà nước

Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, du lịch văn hóa gắn với các giá trị tơn giáo – tín ngưỡng được xem là một trong những sản phẩm chủ đạo, được các cơ quan Nhà Nước của Hà Nội quan tâm đầu tư, đưa vào diện những nhóm sản phẩm du lịch được ưu tiên phát triển ở thủ đô. Trong giai đoạn này, ngành du lịch Hà Nội xác định phát triển 6 sản phẩm chủ đạo là: Du lịch sinh thái, Du lịch vui chơi giải trí, Du

lịch MICE, Du lịch nghỉ dưỡng, Du lịch mua sắm, Du lịch nơng nghiệp và Du lịch văn hóa. Trong phạm vi du lịch văn hóa, ngành du lịch tập trung phát triển các sản phẩm “tham quan di tích lịch sử văn hóa, làng nghề, tham quan phố cổ, du lịch lễ hội, du lịch cộng đồng.”1

Các cụm du lịch cũng được chia thanh 06 cụm chính, trong đó các cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì, Hương Sơn – Quan Sơn (thuộc địa bàn Hà Tây cũ) đều tập trung vào phát triển du lịch tâm linh – tín ngưỡng và một số loại hình du lịch văn hóa khác. Trong khi đó, các cụm du lịch còn lại đều không được ưu tiên coi trọng loại hình du lịch này mà chủ yếu được tập trung vào các loại hình nghỉ dưỡng cuối tuần, vui chơi giải trí, du lịch ẩm thực, mua sắm và du lịch sinh thái. Như vậy, căn cứ theo định hướng phát triển du lịch của các cơ quan quản lý Nhà Nước về du lịch, có thể thấy các tài nguyên được tập trung nguồn lực ở khu vực Hà Tây cũ thường thuộc nhóm nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, trong đó du lịch tâm linh (gồm khai thác các giá trị tơn giáo và tín ngưỡng) được nhấn mạnh và đưa lên ưu tiên hàng đầu trong mối tương quan so sánh với các cụm du lịch khác gồm Hà Đông và Phụ cận, trung tâm Hà Nội, núi Sóc – hồ Đồng Quan cụm du lịch Vân trì – Cổ Loa. Có thể nói, địa vực Hà Tây cũ được coi là có sự khác biệt tương đối lớn so với các cụm du lịch khác, thể hiện đặc thù tài nguyên, định hướng phát triển mạnh mẽ sản phẩm du lịch tín ngưỡng. Trong 3 cụm thuộc Hà Tây cũ chỉ có 1 cụm du lịch Hà Đơng – Phụ cận là có nguồn tài nguyên tương tự với khu vực địa lý Hà Nội cũ do sự đồng nhất văn hóa (Văn hóa đồng bằng sơng Hồng) và điều kiện tự nhiên. Cũng trong bản quy hoạch này, số lượng phòng dành cho hoạt động du lịch nói chung, du lịch văn hóa tín ngưỡng nói riêng được tăng lên 15.000 phòng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong những năm tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)