Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa tín ngưỡng tại Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 45 - 47)

Nam Định có chính sách phục hồi các lễ hội tín ngưỡng dựa trên những điểm có giá trị cao, hỗ trợ cộng đồng tổ chức lễ hội thường niên để thu hút khách du lịch. Để làm được điều này chính quyền Nam Định quản lý chặt chẽ điểm và xây dựng những bản quy hoạch chi tiết. Ví dụ quy hoạch về không gian dịch vụ tâm linh tương đối rộng và tách biệt khỏi khu vực di tích ở phủ Giầy. Đầu tư có trọng điểm vào những điểm tín ngưỡng có khả năng kéo dài thời gian ở lại của khách du lịch và có vị trí giao thơng thuận lợi (phủ Giầy – đền Trần). Nam Định cũng xác định những điểm mang tính đặc thù cao của tỉnh để từ đó xây dựng sản phẩm thế mạnh có tính cạnh tranh (thờ Mẫu, thờ đức Thánh Trần).

Một kinh nghiệm phát triển du lịch tín ngưỡng gắn với lễ hội ở Nam Định là tổ chức ít nhất hai lễ hội lớn trong mùa cao điểm (mùa xuân). Khoảng cách địa lý giữa hai điểm tổ chức lễ hội phải tương đối gần gũi, có khác biệt về đối tượng tơn thờ và hình thức tín ngưỡng. Cách thức tổ chức theo chun đề thường thỏa mãn thị trường mục tiêu cao, thu hút khách du lịch nhiều hơn so với những điểm tổ chức lẻ tẻ, chủ yếu đáp ứng nhu cầu văn hóa của người chủ sở hữu tín ngưỡng/di tích tín ngưỡng.

Tiểu kết chƣơng 1

Là một bộ phận của sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch khai thác các giá trị tín ngưỡng mang nhiều đặc thù chung của các loại hình du lịch văn hóa. Tuy nhiên phạm vi khai thác của du lịch tín ngưỡng thường hẹp hơn một cách tương đối về đối tượng được đưa vào khai thác. Trên phương diện lịch sử, tín ngưỡng

bao gồm những giá trị văn hóa có tính truyền thống, được hình thành từ lâu đời, được lưu truyền qua nhiều thế hệ và vẫn tồn tại cho đến ngày nay dưới hình thức tín ngưỡng dân gian. Số lượng các di tích cũng bị hạn chế vào phạm vi tín ngưỡng, khơng bao hàm các di tích có trong các tơn giáo lớn. Nếu có, chúng cần được phân biệt và phản chiếu qua hiện tượng hỗn dung văn hóa như dân gian hóa, thế tục hóa tơn giáo. Khi nói đến du lịch tín ngưỡng, các nhà du lịch học, văn hóa học thường loại bỏ những sản phẩm văn hóa hiện đại, đi cùng với những cơng trình văn hóa đương đại. Ví dụ như du lịch tín ngưỡng khơng bao gồm các cơng trình kiến trúc hiện đại như bảo tàng, tượng đài, khu tưởng niệm hoặc các tịa nhà có tính chất kỳ quan. Hệ thống di tích gắn với tín ngưỡng chỉ bao gồm những cơng trình có tính lịch sử gắn với một số điểm tín ngưỡng nhất định trong hoạt động du lịch, kèm theo đó là các sản phẩm văn hóa truyền thống.

Chƣơng 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HĨA TÍN NGƢỠNG TẠI CÁC HUYỆN PHÍA TÂY HÀ NỘI (TỈNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)