Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa tín ngưỡng tại Phú Thọ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 43 - 45)

Tỉnh Phú Thọ có truyền thống lịch sử văn hóa lâi đời, là vùng đất cổ cái nôi của văn hóa Lạc Việt găn liền với các thời vua Hùng dựng nước Văn Lang. Tính đến năm 2012 Phú Thọ có 1.372 di tích lịch sử văn hóa, 260 lễ hội và đặc biệt có 02 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận (đền Hùng và hát Xoan). Tài nguyên du lịch tín ngưỡng của Phú Thọ khá tương đồng với địa bàn phía Tây Hà Nội (Hà Tây cũ) với sự đa dạng và giàu có các điểm di tích lịch sử văn hóa, lễ hội. Phú Thọ cũng có điểm du lịch tín ngưỡng đủ lớn để làm trung tâm phát triển du lịch văn hóa tín ngưỡng, từ đó kích thích các điểm tín ngưỡng khác phát triển du lịch (đền Hùng so sánh với chùa Hương).

Trong giai đoạn 2000 – 2012 Phú Thọ đã đẩy mạnh phát triển du lịch tín ngưỡng, tập trung vào những hoạt động sau:

+ Ban hành nhiều văn bản quản lý Nhà nước về phát triển du lịch, trong đó có Nghị Quyết, các quyết định quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết…: đáng chú ý trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã khẳng định: tạo bước phát triển vượt bậc về du lịch…phấn đấu xây dựng Phú Thọ thành trung tâm du lịch về cội nguồn với hạt nhân là đền Hùng (Đảng bộ Phú Thọ 2010). Chủ trương này đã được cụ thể hóa qua các kế hoạch, đề án, chương trình phát triển du lịch như Đề án xây dựng điểm du lịch tạo tuyết du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 – 2020, Chương trình phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020, Nghị quyết về phát triển du lịch tỉnh Phù Thọ giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến năm 2020…

+ Ban hành một số chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư đối với các dự án du lịch và du lịch văn hóa tín ngưỡng. Đáng chú ý là Quyết định số 04/QĐ-UBND

quyết định định về việc hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú THọ giai đoạn 2012 – 2015.

+ Tăng cường đầu tư vào các điểm du lịch: giai đoạn 2006 – 2010 Phú thọ chi tổng số 789,63 tỷ đồng vào phát triển du lịch. Đặc biệt trong 2 năm 2011, 2012 Nghị quyết 09 được ban hành xác định nguồn vốn đầu tư cho du lịch tăng 03 lần so với giai đoạn 2006 – 2010 để dáp ứng nhu cầu phát triển thực tiễn và đẩy mạnh công tác xúc tiến phát triẻn du lịch ở Phú Thọ.

+ Tăng cường xác nhận giá trị các điểm di tích văn hóa tín ngưỡng thơng qua việc đẩy mạnh công tác xếp hạng di tích. Nếu như năm 2000 tồn tỉnh có 138 di tích được xếp hạng thì đến năm 2012, số lượng di tích được cơng nhận đã lên đến 386 (tăng hơn 100%). Năm 2011 tỉnh đã thành công trong việc lập hồ sơ di sản, được UNESCO cơng nhận hát Xoan và văn hóa phi vật thể thế giới cần được bảo vệ khẩn cấp và năm 2012, tín ngưỡng thờ vua Hùng cũng được tổ chức này cơng nhận là du sản văn hóa phi vật thể.

+ Cơng tác bảo tồn – tôn tạo:

Phú Thọ đã phục hồi nhiều lễ hội truyền thống: năm 2000, trên địa bàn tỉnh có 70 lễ hội được khơi phục lại, riêng năm 2000 khôi phục được 06 lễ hội, năm 2002 khôi phục thêm 08 lễ hội.

Tỉnh cũng dành ngân sách 20 tỷ đồng cho việc trung tu các di tích lịch sử trong giai đoạn 2011 – 2012.

Bảo tàng Hùng Vương được xây dựng năm 2010 là nơi lưu giữ, trưng bày hiện vật liên quan đến văn hóa truyền thống có giá trị khoa học cao

+ Đẩy mạnh công tác xã hội hóa du lịch: khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường du lịch ở các lĩnh vực lữ hành, lưu trú và dịch vụ ăn uống. Tổng số vốn xã hội hóa lên đến 573 tỷ đồng trong giai đoạn 2006 – 2012.

+ Tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch tín ngưỡng: Hợp tác với các báo, tạp chí, trang mạng lớn để tuyên truyền quảng bá du lịch Phú Thọ. Trong tính

Báo Phú Thọ cũng lập chuyên trang riêng về du lịch như chuyên mục “du lịch – lễ hội”.

Mặt khác, cơng tác phát triển du lịch văn hóa tín ngưỡng tại Phú Thọ cịn tồn tại nhiều bất cập như nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch cịn thiếu và yếu, cơng tác tun truyền quảng bá còn nghèo nàn, các dịch vụ du lịch tại điểm chưa đa dạng, hạ tầng du lịch chưa được hoàn thiện…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội (hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)