Đơn vị tính: doanh nghiệp
TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
So sánh (%)
BQ (%) 2017/
2016 2018/ 2017
1 Kiểm tra theo kế hoạch 13 17 21 130,77 123,53 127,10 - DN nhà nước 2 3 3 150,00 100,00 122,47 - DN NQD 9 11 13 122,22 118,18 120,19 - DN có VĐTNN 2 3 5 150,00 166,67 158,11 2 Kiểm tra đột xuất 3 4 3 119,42 80,83 98,25 - DN nhà nước 1 1 1 93,00 72,04 81,85 - DN NQD 1 2 2 167,59 87,24 120,92 - DN có VĐTNN 1 1 1 76,00 71,05 73,48 3 Thanh tra liên ngành 16 16 18 100,00 112,50 106,07 - DN nhà nước 2 3 1 150,00 33,33 70,71 - DN NQD 12 11 16 91,67 149,64 117,12 - DN có VĐTNN 2 2 1 100,00 27,00 51,96 Nguồn: BHXH huyện Tiên Du (2016,2017,2018) Rà soát các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm, tiến hành thanh tra, xử phạt đối với các doanh nghiệp vi phạm; thường xuyên đẩy mạnh công tác thanh tra chuyên ngành tại các đơn vị sử dụng lao động có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tham mưu với lãnh đạo ngành ra quyết định xử lý vi phạm hành chính theo đúng quy định (xử phạt, xuất toán, thu hồi, truy thu...); công tác phối hợp với các đơn vị liên quan trên địa bàn kiểm tra, thanh tra, tuyên truyền, vận động các đơn vị thực hiện chính sách, pháp luật và đặc biệt là chú trọng đến công tác phúc tra các đơn vị sau khi kết luâ ̣n kiểm tra nhằm đảm bảo các nô ̣i dung của kết luận được thực hiện nghiêm túc; từ đó bảo đảm các điều kiê ̣n để giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động
4.1.8. Những kết quả đạt được và hạn chế trong quản lý nhà nước về sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du
4.1.8.1. Những kết quả đạt được
Ưu điểm nổi lên trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch cấp xã là hầu hết uỷ ban nhân dân các xã đã quan tâm lãnh đạo công tác đăng ký, quản lý hộ tịch. Công tác thanh tra, kiểm tra về đăng ký và quản lý hộ tịch, hộ khẩu được thực hiện đúng theo quy định; trạng đăng ký khai sinh quá hạn…Công tác thống kê báo cáo cho thấy, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đã thực hiện tốt tổng hợp số liệu thống kê hộ tịch báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, cả năm theo đúng quy định, tất cả báo cáo về hộ tịch đều được thực hiện theo đúng mẫu quy định của Bộ tư pháp
Về quản lý nhà nước về tiền lương và thu nhập của người lao động
Tổ chức các lớp tập huấn về tiền lương và bảo hiểm cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở, từ đó BCH tuyên truyền cho người lao động tại cơ sở mình; Tổ chức các buổi nói chuyện và tuyên truyền theo mỗi tháng hoặc quý; tiếp nhận và giải quyết những thắc mắc bất bình của người lao động về tiền lương; Thực hiện kiểm tra các hoạt động trả lương và đóng bảo hiểm cho người lao động tại các doanh nghiệp.
Về quản lý nhà nước về vệ sinh lao động và an toàn lao động
Tuyên truyền, giáo dục về an toàn lao động dưới nhiều hình thức: căng treo băng zôn, khẩu hiệu, tờ rơi, ấn phẩm; đăng tin trên phát thanh, truyền hình, tư vấn về pháp luật về công tác an toàn vệ sinh lao động; Đẩy mạnh và phát triển các phong trào “xanh – sạch – đẹp”; Tập huấn cho BCH công đoàn cơ sở về an toàn vệ sinh lao động; Phối hợp với người sử dụng lao động tập huấn về an toàn vệ sinh lao động.
Về quản lý nhà nước giải quyết tranh chấp và đình công
Phối hợp công đoàn cơ sở, năm bắt được tâm tư, nguyện vọng của của các công đoàn cơ sở thông qua các cuộc hợp triển khai các chương trình theo tháng, quý; Hòa giải nhiều mầm mống của các cuộc đình công; Mở các lớp tập huấn về công tác giải quyết tranh chấp và đình công cho các công đoàn cơ sở; Giải quyết đơn thư khiếu nại của người lao động.
4.1.8.2. Những hạn chế tồn tại
Về quản lý hộ tịch, hộ khẩu: tình trạng đăng ký tạm vắng, tạm trú chưa đăng ký và đăng ký đã quá hạn vẫn còn nhiều; chưa có sự kiểm soát việc đăng ký tạm vắng, tạm trú theo khối doanh nghiệp
người lao động là do chủ doanh nghiệp quyết định theo pháp luật về tiền lương tối thiểu. Vẫn còn tình trạng doanh nghiệp cố tình né tránh đóng BHXH và còn không tham gia BHXH cho người lao động; quá trình trả lương và các khoản BHXH vẫn còn chậm tại một số doanh nghiệp.
Về quản lý nhà nước về BHXH: Số lượng cán bộ đang làm việc tại Bộ phận thu BHXH bắt buộc là 2 người, só với số lượng các doanh nghiệp cần quản lý là không phù hợp, do đó khối lượng công việc đang rất lớn, gây áp lực công việc cho cán bộ làm việc tại đây.
Về vệ sinh an toán lao động: Các cơ quan quản lý nhà nước chỉ dùng lại cho việc tuyên truyền, tập huấn về điều kiện làm việc cho người lao động, nhằm nâng cao ý thức tự bảo vệ minh. Tuy nhiên, Công đoàn cơ sở và công đoàn khu công nghiệp chưa có biện pháp khi phát hiện phía người sử dụng lao động vi phạm điều kiện làm việc cho người lao động.
Về giải quyết mâu thuẩn, tranh chấp:Các đơn thư khiếu nại của người lao động giải đáp chọn chậm và chưa đủ sức thuyết phục; công tác ký kết thỏa ước đạt kết quả chưa cao do năng lực của cán bộ công đoàn các cấp còn thiếu kinh nghiệm, chưa đủ mạnh và đều là người hưởng lương nên chưa mạnh dạn bảo vệ người lao động; việc thu thập thông tin, lấy ý kiến NLĐ về các vấn đề có liên quan đến việc làm, tiền lương, phúc lợi, điều kiện LĐ để đàm phán, thương lượng với những điều khoản có lợi hơn cho NLĐ còn hạn chế; chưa có kỹ năng đối thoại, thương lượng với người sử dụng LĐ. Sự thay đổi cán bộ CĐCS thường xuyên ở các DN cũng ảnh hưởng tới đối thoại, thương lượng, ký kết TƯLĐTT,…
4.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU
4.2.1. Hệ thống chính sách quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp doanh nghiệp
Hệ thống văn bản chính sách tạo hành lang pháp lý cho Bộ phận Tư Pháp, Phòng LĐ & TBXH, Phòng BHXH, Công đoàn, … , các doanh nghiệp và người lao động nghiêm túc thực hiện các quy định thông qua luật Hộ tịch, Luật lao động, Luật BHXH, Luật ATVSLĐ, các nghị định, thông tư hướng dẫn. Tuy nhiên, có nhiều văn bản, chính sách quy định khiến cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn trong việc thực thi pháp luật.
Nhiều doanh nghiệp không hiểu hết các chính sách về sử dụng lao động đã dẫn tới vi phạm pháp luật, chỉ đến khi kiểm tra mới biết sai. Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp lại cố tình lợi dụng các chính sách về sử dụng lao động để trục lợi, để né tránh việc thực thi pháp luật.
Hệ thống pháp luật về về quản lý lao động trong các doanh nghiệp còn chồng chéo, phân tán; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm gây khó khăn cho việc thực hiện các quy định về sử dụng lao động trong các doanh nghiệp.
4.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp
Trên địa bàn huyện Tiên Du có 790 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm hơn 81,27%, những doanh nghiệp này thường là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, có nhiều sự biến động về lao động, hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau; các chính sách sử dụng lao động của doanh nghiệp không có. Điều này dẫn tới việc quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn.
18,10% 0,63%
81,27%
DN nhà nước DN ngoài quốc doanh DN có vốn đầu tư nước ngoài
Hình 4.5. Cơ cấu loại hình doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du năm 2018
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tiên Du (2018) Thực tế cho thấy các vụ vi phạm quy định pháp luật thường xảy ra tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây cũng là đối tượng khó kiểm soát do có sự thay đổi địa bàn hoạt động, số lượng lao động và bản thân các doanh nghiệp không ý thức trong việc khai báo các vấn đề liên quan đến sử dụng lao động tại doanh nghiệp mình
Trình độ và nhận thức của các chủ doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách áp dụng tại doanh nghiệp mình. Theo kết quả khảo sát đại diện 90 doanh nghiệp, có 68 người là chủ doanh nghiệp có trình độ xem hình 4.6: Có 30,43% lãnh đạo có trình độ đại học và trên đại học; còn lại có trình độ Cao đẳng và khác. Con số này cho thấy số lượng lãnh đạo danh nghiệp có trình độ còn chưa cao, số lượng này tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh.
Hình 4.6. Kết quả điều tra về trình độ của các chủ doanh nghiệp thuộc diện điều tra (n=68)
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2018) Tiến hành khảo sát 90 người đại diện doanh nghiệp về các luật liên quan đến sử dụng lao động tại doanh nghiệp mình cho kết quả tại bảng 4.16:
Bảng 4.16. Kết quả khảo sát đại diện doanh nghiệp về các luật liên quan đến sử dụng lao động tại doanh nghiệp (n=90)
Đơn vị tính: %
STT Tiêu chí Nắm rõ Hiểu Biết Không rõ
1 Luật lao động 16,67 6,67 68,89 7,78 2 Luật hộ tịch 0,00 5,56 72,22 22,22 3 Luật ATVSLĐ 7,78 23,33 52,22 16,67 4 Luật BHXH 37,78 47,78 14,44 0,00
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2018) Tỷ lệ số người không nắm rõ các quy định về hộ tịch, hộ khẩu là cao nhất (chiếm 22,22%). Nguyên nhân xuất phát từ việc doanh nghiệp không phải là cơ
quan kiểm soát về hộ tịch, hộ khẩu nên bản thân các nhà quản lý trong doanh nghiệp không quan tâm đến vấn đề này. Có 16,67% người không nắm rõ về an toàn vệ sinh lao động và 7,78% không nắm rõ về luật lao động. Việc không hiểu hết và không cập nhật những thay đổi trong các luật về sử dụng lao động ảnh hưởng đến việc thi hành luật trong các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
4.2.3. Trình độ và nhận thức của người lao động trong các doanh nghiệp
- Nhận thức của người lao động về vai trò của các cơ quan Nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi cho mình. Thực tế cho thấy, khi có khúc mắc, tranh chấp với doanh nghiệp, người lao động thường không biết đến đâu, làm gì để giải quyết; hầu hết NLĐ không tin công đoàn có thể bảo vệ được lợi ích của họ; nhiều lao động cho rằng công đoàn là của doanh nghiệp không đại diện cho lợi ích của họ.
Hình 4.7. Kết quả điều tra về trình độ của lao động thuộc diện điều tra (n=100)
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2018) - Trình độ hiểu biết của người lao động: trong 100 người được điều tra, đa số người lao động đều có trình độ chưa qua đào tạo (chiếm tỷ lệ 53%); lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 37%; Đại học trở lên chiếm 10% (lực lượng này chủ yếu tập trung vào những lao động gián tiếp) (xem bangr4.6). Với trình độ không cao, người lao động không hiểu hết được quyền lợi của mình khi tham gia lao động tại các doanh nghiệp do đó các khi các doanh nghiệp thực hiện sai quy định, bản thâm người lao động không biết để bảo vệ mình. Tiếp đó, với trình độ nhận thức thấp, người lao động dễ bị lôi kéo, kích động sinh ra những cuộc đình công tự phát. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc quản lý nhà nước về
sử dụng lao động trong các doanh nghiệp.
4.2.4. Năng lực của cơ quan quản lý
Cơ quan quản lý nhà nước về sử dụng lao động trong các doanh nghiệp gồm: Phòng LĐ&TBXH, bộ phận hộ tịch, Phòng BHXH huyện, Công đoàn, Ban quản lý KCN,… Được phân cấp chức năng, nhiệm vụ theo quy định của nhà nước, thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo chuyên môn của cơ quan cấp trên vừa chịu sự quản lý của UBND huyện.
Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về sử dụng lao động: thể hiện ở trình độ chuyên môn và thái độ của cán bộ quản lý trong quá trình thực thi công vụ về quản lý sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Với trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý hiện nay đã đạt chuẩn theo quy định của công chức, thái độ đã được nâng lên do đó công tác quản lý sử dụng lao động trong các doanh nghiệp đã được cải thiện. Tuy nhiên, với lại hình doanh nghiệp khác nhau, hoạt động đa dạng trong các ngành nghề, lĩnh vực đã làm cho cán bộ quản lý về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp gặp nhiều khó khắn. Các công việc muốn đạt kết quả tốt, bên cạnh chủ động kế hoạch, tổ chức thực hiện còn phải chú ý làm tốt công tác kiểm tra. Ban kiểm tra liên ngành có số lượng cán bộ ít (từ 6 người), là những cán bộ được triệu tập từ các Phòng LĐ &TBXH, Phòng BHXH, Công đoàn huyện; Bộ phận Tư pháp – hộ tịch mang tính kiêm nhiệm nên công việc không tập trung, chuyên môn chưa cao dẫn tới chất lượng các cuộc kiểm tra thấp nên không chỉ ra được các thiếu sót của hoạt động sử dụng lao động tại các doanh nghiệp
Năng lực phối kết hợp giữa các cơ quan khi quản lý nhà nước về sử dụng lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế. Các bộ phần dù có mối quan hệ với nhau nhưng chưa có được sự kết hợp trong thực thi công vụ. Điển hình như việc thông tin về số doanh nghiệp phá sản, giải thể, chuyển đi, số lao động thôi việc, bỏ việc chưa được các cơ quan BHXH, Phòng LĐ & TBXH cập nhật trong năm.
Mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về sử dụng lao động và doanh doanh hiện nay trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế. Để các doanh nghiệp phát triển, để địa phương thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp thì các cơ quan quản lý nhà nước cần tạo hành lang thông thoát, thuận lợi cho doanh nghiệp. Đó là chủ trương, thực tế doanh nghiệp rất e ngại khi phải tiếp xúc với các cơ quan
nhà nước, thường có tâm lý né tránh, một số có tâm lý chống đối. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp
4.3. CÁC GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP Ở HUYỆN TIÊN DU TRONG DOANH NGHIỆP Ở HUYỆN TIÊN DU
4.3.1. Đổi mới quản lý nhà nước về hộ tịch, hộ khẩu của lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du
Tăng cường sự phối hợp của các các cơ quan nhà nước
Nghị định 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chı́nh phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú và Thông tư 35/2014/TT- BCA-CLL ngày 09/9/2014 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP. Mục đı́ch của tuyên truyền nhằm: đảm bảo mọi cán bộ, công nhân viên và nhân dân trên địa bàn phường nắm cơ bản các quy định về cư trú (thường trú hoặc tạm trú) được quy định trong Luật Cư trú; tất cả các ban ngành của lực lượng Cảnh sát khu vực, Công an phường, ban điều hành khu phố, lực lượng an ninh cơ sở nắm các quy định của Luật Cư trú, Nghị định 31/CP, thông tư 35/BCA để tuyên truyền, hướng dẫn Luật Cư trú đến từng hộ gia