Kinh nghiệm về quản lý nhà nước về sử dụng lao động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 41)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước về sử dụng lao động của doanh nghiệp

nghiệp trên thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm Trung Quốc

phong tục tập quán cũng như thị trường lao động và quan hệ lao động trong thời ký quá độ lên XHCN. Chính vì vậy mà triết lý về quản lý lao động cũng có nhiều điểm tương tự nhau như việc ông chủ quán xuyến mọi việc và luôn nhấn mạnh lòng chung thành và tính trung thực. Các doanh nghiệp của Trung Quốc hoạt động theo chế độ mệnh lệnh, phục tùng. Do đó quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động có xu hướng về khoảng cách quyền lực khá cao. Khoảng cách này thể hiện ảnh hưởng của các cấp lãnh đạo và các nhà quản lý với hoạt động của nhân viên, của tổ chức và mức độ phụ thuộc của cấp dưới đối với các cấp quản lí cao hơn. Các cấp lãnh đạo và quản lí đóng vai trò quyết định trong giải quyết các công việc của tổ chức, còn vai trò của các thành viên là thứ yếu.

Cơ chế trao đổi thông tin thường theo xu hướng chỉ đạo từ trên xuống nhiều hơn, các nhà lãnh đạo thường khó khăn để có được những thông tin phản hồi của cấp dưới về những quyết định quản lí của mình. Những cuộc trao đổi thông tin không chính thức như những cuộc gặp gỡ ngoài giờ làm việc là những hình thức phổ biến để thu nhận thông tin cần thiết.

Năm 1979, chính phủ Trung Quốc đã cải tổ cơ cấu việc làm, cải tiến chế độ tiền lương, hoàn thiện dần các quy tắc về tổ chức và quản lý lao động một cách khá bài bản. Hệ thống hơn 200 tiêu chuẩn quốc gia về lao động được tuân thủ rất nghiêm ngặt và được điều chỉnh, hoàn thiện thường xuyên để tương thích với trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc thành lập tổ chức Đảng và Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, ngay cả trong các doanh nghiệp FDI.. (Chang Hee Lee, 2006).

2.2.1.2. Kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á

Ở một số nước Đông Nam Á có cơ sở pháp lý với nhiều đạo luật về lao động rất cụ thể, rõ ràng. Cơ chế ba bên (với sự tham gia của đại diện NLĐ, đại diện NSDLĐ và Nhà nước) được thiết lập và vận hành hiệu quả. Bruneil có các đạo luật về lao động, đạo luật về tiền lương , đạo luật về Công đoàn, đạo luật về tranh chấp lao động. Trong luật về quản lý lao động của Thái Lan có quy định các doanh nghiệp có trên 50 công nhân là phải thành lập Ủy ban công nhân. Chủ doanh nghiệp bắt buộc phải gặp gỡ Ủy ban ít nhất 03 tháng 1 lần để thảo luận về các tài liệu liên quan tới NLĐ. Các ủy viên ủy ban này được luật pháp bảo vệ nên không sợ bị hạ lương, sa thải hay bị cản trở hoạt động. Đặc biệt, Hội đồng lương quốc gia (National Wages council NWC) là một định chế độc đáo về cơ chế ba bên trong quản lý lao động của Singapore. NWC chỉ đóng vai trò là một cơ quan tư

vấn, không bị ràng buộc về pháp luật mà cũng không có quyền lực pháp lý. Nhưng nhờ sự hiểu biết tinh thông và tinh thần làm việc hết mình của các thành viên, NWC đã hoạt động rất hiệu quả và đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển nền kinh tế Singapore, củng cố được mối quan hệ chủ thợ ổn định trong doanh nghiệp, giảm hẳn các bất hòa về tiền lương (Chang Hee Lee, 2006).

2.2.2. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước về sử dụng lao động của doanh nghiệp ở Việt Nam nghiệp ở Việt Nam

2.2.2.1. Kinh nghiệm tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Công tác quản lý về lao động, việc làm đã được các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Ninh quan tâm thực hiện, việc tuân thủ pháp luật lao động đã từng bước đi vào nề nếp theo đúng quy định. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp trên địa bàn chưa thực hiện tốt các quy định của pháp luật lao động, không thực hiện việc thống kê, tổng hợp báo cáo về chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm, việc khai trình sử dụng lao động, tình hình thay đổi về lao động trong các doanh nghiệp tại địa phương, tình hình mất việc làm, nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp…gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan quản lý lao động các cấp. Để kịp thời chấn chỉnh và khắc phục những hành vi vi phạm pháp luật lao động nêu trên, nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về lao động, việc làm trên địa bàn là sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành như:

UBND huyện Quế Võ triển khai Kế hoạch đảm bảo an ninh, trật tự đối với khu kinh tế, khu công nghiệp, doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn. Qua đó nhằm bảo đảm giữ vững ổn định an ninh, trật tự tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), doanh nghiệp FDI trên địa bàn huyện Quế Võ, tạo môi trường an ninh, an toàn, lành mạnh phục vụ thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Theo chỉ đạo, các ban, ngành, đoàn thể huyện tổ chức quán triệt, cụ thể hóa và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 25/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo đảm an ninh, trật tự đối với KCN, CCN, doanh nghiệp FDI và các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ về xây dựng, phát triển, bảo đảm an ninh, trật tự đối với KCN, CCN, doanh nghiệp FDI. Thực hiện rà soát, nghiên cứu đề xuất bổ sung, điều chỉnh những bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý KCN, CCN, doanh nghiệp FDI để kiến nghị với UBND tỉnh đề xuất Quốc hội sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Bảo vệ môi trường, bảo đảm thống nhất quy định về đánh giá tác động môi

trường giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án và nội dung hồ sơ dự án đầu tư. Tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với KCN, CCN, doanh nghiệp FDI và công tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự. Tăng cường quản lý chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật, ưu tiên thu hút dự án đầu tư nước ngoài có công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch, công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm quốc gia, sản phẩm địa phương trọng điểm, chủ lực, công nghệ phục vụ quốc phòng, an ninh; ngăn chặn, loại bỏ công nghệ lạc hậu, công nghệ ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe hoặc không đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của Lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp, người lao động về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; âm mưu, phương thức, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động, các loại tội phạm đối với KCN, CCN, doanh nghiệp FDI. Quan tâm phát triển các dự án du lịch, hạ tầng phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người lao động tại các KCN và doanh nghiệp FDI. Xây dựng, củng cố hệ thống công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp FDI đủ sức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

Kịp thời phát hiện, giải quyết triệt để từ đầu, từ cơ sở những mâu thuẫn, bức xúc liên quan đến quá trình xây dựng, hoạt động của KCN, doanh nghiệp FDI, nhất là tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường; tranh chấp lao động, đình công, lãn công của công nhân. Tập trung rà soát các dự án thu hồi đất để xây dựng và phát triển KCN, CCN đang có khiếu kiện, giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở, không để phức tạp kéo dài, không để trở thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự.

Chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; nhất là ý đồ lợi dụng tranh chấp lao động, đình công, vấn đề liên quan đất đai, giải phóng mặt bằng để kích động, gây rối an ninh, trật tự, hoạt động thâm nhập tác động vào nội bộ công nhân nhằm lôi kéo, hình thành tổ chức “công đoàn độc lập” trong công nhân. Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự an toàn xã hội khu vực xung quanh và trong KCN, CCN; chú trọng công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, trốn thuế, vi phạm pháp luật về môi trường, triệt xóa các tụ điểm phức tạp về

trật tự xã hội trên địa bàn lân cận, tạo môi trường an ninh, an toàn, lành mạnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm lợi ích của nhà nước, của các doanh nghiệp, nhà đầu tư và của người lao động.

Đẩy mạnh công tác phòng cháy, chữa cháy tại các KCN, CCN, doanh nghiệp FDI với phương châm bốn tại chỗ (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ). Tập trung xây dựng, kiện toàn lực lượng PCCC cấp huyện; đầu tư trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, phát huy hiệu quả hoạt động của lực lượng này trong kiểm soát an toàn cháy, nổ tại các KCN, CCN, doanh nghiệp FDI. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm.

Công an huyện chủ trì xây dựng các phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự đối với KCN, CCN, doanh nghiệp FDI; phối hợp thẩm định chặt chẽ các dự án FDI và các dự án tại khu vực nhạy cảm về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật; tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự. Thường xuyên phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là bảo vệ môi trường, an toàn phòng cháy, chữa cháy, cư trú của người nước ngoài...; chủ động nắm tình hình, đấu tranh, ngăn chặn âm mưu hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, nhất là ý đồ lôi kéo, hình thành tổ chức chính trị đối lập trong công nhân, lợi dụng đình công, khiếu kiện để kích động, gây rối an ninh, trật tự; đẩy mạnh công tác phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong các KCN, các doanh nghiệp FDI và địa bàn xung quanh; xây dựng, củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; rà soát, yêu cầu lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp tham gia các lớp tập huấn do Công an tỉnh tổ chức.

Ban chỉ huy Quân sự huyện phối hợp với Công an huyện xây dựng các phương án, kế hoạch để xử lý có hiệu quả các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự; củng cố quốc phòng tại KCN, doanh nghiệp FDI; phối hợp thẩm định chặt chẽ các dự án FDI và các dự án tại khu vực nhạy cảm về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật. UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với các KCN, CCN trên địa bàn; phối hợp với các cơ quan chức năng huyện trong phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm hoạt động trong các KCN, CCN, doanh nghiệp FDI. Phối hợp giải quyết các vụ đình công, lãn công, tranh chấp, khiếu kiện trong KCN, CCN và tại địa phương ngay từ đâu, không để lan rộng, kéo dài,

khiếu kiện vượt cấp, phát sinh “điểm nóng” về an ninh, trật tự, tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư của huyện. (Mạnh Tình, 2018)

2.2.2.2. Kinh nghiệm tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

Để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về lao động huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã phối hợp với Ban Quản lý KCN Bảo Minh, Phòng LĐ-TB và XH, BHXH huyện, công đoàn huyện tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức thực hiện pháp luật về lao động của người lao động cũng như người sử dụng lao động, giúp người lao động bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp. Đồng thời tổ chức phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định của pháp luật về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT và các vấn đề liên quan đến quyền lợi người lao động. UBND huyện Vũ Bản yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định về ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, chế độ tiền lương, tiền công, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, xây dựng và thực hiện nội quy lao động, công tác ATLĐ-PCCN, việc thực hiện Luật BHXH, thành lập tổ chức công đoàn… UBND huyện Vũ Bản cử cán bộ thường xuyên đến các doanh nghiệp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về pháp luật lao động; tiếp xúc với người lao động và người sử dụng lao động, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của họ và tư vấn để các bên trong quan hệ lao động thực hiện đúng luật, bảo đảm hài hòa quyền lợi. Mặt khác, qua các cuộc tiếp xúc, UBND huyện Vũ Bản cũng nắm bắt được những mâu thuẫn có thể phát sinh, từ đó đề ra các giải pháp tháo gỡ kịp thời. Với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp từ tuyên truyền, vận động, hướng dẫn đến công tác giám sát việc thực thi pháp luật về lao động tại doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hầu hết các doanh nghiệp đã nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, tiền lương, BHXH đối với người lao động. Theo thống kê của UBND huyện Vũ Bản trong tổng số 30 nghìn lao động, tỷ lệ người lao động đã được ký kết hợp đồng lao động chiếm 97,8%, chủ yếu hợp đồng từ 12 tháng đến 36 tháng; 81% số lao động được tham gia BHXH. Hầu hết các doanh nghiệp trả lương cho người lao động cao hơn mức tối thiểu vùng theo quy định của Nhà nước và thực hiện chế độ bồi dưỡng cho người lao động làm tăng ca, thêm giờ đầy đủ, kịp thời. Có 58 doanh nghiệp (chiếm 49% tổng số doanh nghiệp) đã xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương, xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, quy chế trả lương, tiền thưởng và đăng ký với cơ quan chức năng; 70 doanh nghiệp đăng ký nội quy lao động, (chiếm 59,3%). Đã có 72 doanh nghiệp thành lập tổ chức công đoàn, bảo vệ các quyền lợi chính

đáng của người lao động, 100% doanh nghiệp đảm bảo thời gian làm việc tiêu chuẩn 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần; bố trí đủ ngày nghỉ hàng tuần cho người lao động. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 3,5-3,8 triệu đồng/tháng. Phần lớn các doanh nghiệp thực hiện tương đối tốt về công tác ATVSLĐ như: Có cán bộ được phân công thực hiện công tác ATVSLĐ, thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên, ban hành kế hoạch bảo hộ lao động, lập sổ theo dõi cấp phương tiện bảo hộ cá nhân, đầu tư, lắp đặt hệ thống chống nóng cho xưởng sản xuất, huấn luyện công tác ATVSLĐ cho người lao động, niêm yết nội quy vận hành ATLĐ, định kỳ kiểm định máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, thực hiện đo kiểm môi trường lao động, che chắn thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, thực hiện tốt việc khám sức khoẻ định kỳ đối với người lao động, có chế độ phụ cấp cho lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại...

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý Nhà nước về lao động ở huyện Vũ Bản vẫn còn một số khó khăn: Một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về lao động như chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, chưa xây dựng và đăng ký nội quy lao động… Hiện nay mức thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)