Thực trạng quản lý nhà nước về sử dụng lao động trong các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 53)

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU 4.1.1. Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về sử dụng lao động trong các doanh nghiệp tại huyện Tiên Du

Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về sử dụng lao động trong các doanh nghiệp tại huyện Tiên Du theo hình 4.1. Cụ thể:

Hình 4.1. Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về sử dụng lao động trong các doanh nghiệp tại huyện Tiên Du

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2018) - UBND huyện Tiên Du là cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất về lao động trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân huyện Tiên Du và UBND tỉnh Bắc Ninh về mọi mặt trong công tác quản lý Nhà nước về lao động. Giúp việc cho UBND huyện Tiên Du thực hiện công tác quản lý trên địa bàn có các cơ quan chuyên môn sau: + UBND xã, thị trấn là cơ quan quản lý Nhà nước quản lý hộ tịch, hộ khẩu

của lao động trong các doanh nghiệp.

+ Phòng Lao động – TB và XH huyện Tiên Du có trách giúp UBND huyện Tiên Du thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lao động trên địa bàn và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Sở Lao động – TB và XH tỉnh Bắc Ninh.

+ Hoà giải viên huyện Tiên Du có trách nhiệm giúp UBND huyện Tiên Du giải quyết các tranh chấp lao động trên địa bàn.

- Liên đoàn lao động huyện Tiên Du và công đoàn các khu công nghiệp huyện Tiên Du. Chịu trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu như phát triển các tổ chức công đoàn cơ sở trong DN ở ngoài khu công nghiệp (đối với Công đoàn cấp huyện) và ở trong khu công nghiệp (đối với Công đoàn khu công nghiệp), hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động của các tổ chức công đoàn này; tuyên truyền pháp luật lao động cho NLĐ... Tổ chức công đoàn cơ sở được thành lập trong các DN, do NLĐ trong DN bầu ra và đại diện bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ; đại diện cho NLĐ tham gia đối thoại/thương lượng với NSDLĐ trong DN. Chịu sự chỉ đạo chuyên môn của Công đoàn cấp huyện hoặc Công đoàn các khu công nghiệp.

- Ban Quản lý các khu công nghiệp huyện Tiên Du có trách nhiệm quản lý Nhà nước về lao động ở các DN trong khu công nghiệp theo phân cấp uỷ quyền của UBND huyện Tiên Du và Phòng Lao động – TB và XH huyện Tiên Du. - BHXH huyện Tiên Du có trách nhiệm hướng dẫn, tuyên truyền về pháp luâ ̣t, chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho các doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn, đảm bảo các doanh nghiệp và người lao động thực hiện đúng, đủ và chính xác nghĩa vụ của mình; đảm bảo cho người lao động trong các doanh nghiệp được hưởng đầy đủ quyền lợi về bảo hiểm.

4.1.2. Quản lý nhà nước về hộ tịch, hộ khẩu của lao động trong các doanh nghiệp tại huyện Tiên Du nghiệp tại huyện Tiên Du

Các văn bản triển khai thực hiện quản lý hộ tịch, hộ khẩu

Đề triển khai Luật Hộ tịch, đến lực lượng lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du, trong 3 năm qua UBND huyện Tiên Du ban hành các văn bản quản lý như:

- Quyết định số 159/QĐ - UBND ngày 26 tháng 01 năm 2018 của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Du về việc ban hành các kế hoạch công tác tư pháp năm 2018

- Quyết định số 6215/QĐ – UBND ngày 19 tháng 11 năm 2018 của UBND huyện Tiên Du về việc phê duyệt danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả tại Trung tâm hành chính công huyện Tiên DU

- Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 19/01/2016 của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Du về trọng tâm công tác tư pháp trên địa bàn huyện năm 2016

- Kế hoạch số 4612/KH – UBND ngày 29 tháng 11 năm 2018 của UBND huyện Tiên Dutriển khai thực hiện “Đề án thực hiện liên thông các thủ tục hành chính: Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất/hỗ trợ chi phí mai táng/hưởng mai táng phí”

- Kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn, học tập cho cán bộ các xã trong huyện Tiên Du về những sửa đổi, bổ sung trong Luật Cư trú mới.

Hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn giải quyết các việc về đăng ký và quản lý hộ tịch, hộ khẩu kịp thời giải quyết các vướng mắc trong tổ chức thực hiện,

- Kế hoạch kiểm tra công tác hộ tịch, hộ khẩu các xã thị trấn.

Phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch, hộ khẩu cho lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện

Trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật UBND huyện Tiên Du đã chỉ đạo UBND các xã lấy ý kiến tham mữu của công chức Tư pháp xã xây dựng kế hoạch tuyên truyền pháp luật sát với tình hình thực tế của địa phương, luôn duy trì Hội đồng phối hợp tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật và đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật của Uỷ ban nhân dân xã từ 5 đến 7 thành viên, quan tâm đầu tư kinh phí chi cho công tác tuyên truyền pháp luật theo quy định, trung bình mỗi đợt tuyên truyền pháp luật phải chi khoảng 3-3,5 triệu đồng.

Tuy nhiên, việc triển khai tuyên truyền pháp luật tới người lao động trong các doanh nghiệp chưa có kế hoạch riêng. Hiện nay UBND các xã của huyện Tiên Du tiến hành tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh xã, qua các hội nghị tập huấn ngoài ra ở các thôn, cụm dân cư trong xã, lồng ghép đa dạng với các hình thức như: Họp sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, sinh hoạt các đoàn thể nhân dân, sinh hoạt chi bộ, chi hội...

thủ tục hành chính về hộ tịch tại bộ phận một cửa, bố trí công chức tư pháp hộ tịch làm tốt công tác đăng ký hộ tịch, ngoài ra trực tiếp làm công tác chứng thực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, có đầy đủ các mẫu dấu chứng thực, sổ chứng thực theo quy định.

Hoạt động đăng ký hộ khẩu của lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du

Trên địa bàn huyện Tiên Du hiện nay có 790 doanh nghiệp đang hoạt động, số lao động đang hoạt động tại khu vực này là 43.386 người. Trong đó, số lao động địa phương là 32.323 người (chiếm 74,50% tổng số lao động); số lao động nơi khác là 11.063 người (chiếm 24,50% tổng số lao động). Số lao động cấn phải khai báo tạm vắng, tạm trú tập trung vào số lao động nơi khác đến. Tình hình quản lý hộ tịch, hộ khẩu đối với đối tượng này gặp nhiều khó khăn. Cụ thể xem bảng 4.1:

Bảng 4.1. Tình hình khai báo đăng ký tạm vắng, tạm trú của lao động trong các doanh nghiệp tại huyện Tiên Du

STT Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Bình quân (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 1 LĐ nơi khác 9111 100,00 10135 100,00 11063 100,00 110,19 2 Trong KCN 7134 78,30 8321 82,10 9282 83,90 114,07 - Có khai báo tạm trú, tạm vắng 4045 56,70 5309 63,80 7119 76,70 132,67 - Không khai báo tạm trú, tạm vắng 3089 43,30 3012 36,20 2163 23,30 83,67 3 Ngoài KCN 1977 21,700 1814 17,90 1781 16,10 94,92 - Có khai báo tạm trú, tạm vắng 682 34,50 791 43,60 818 45,90 109,48 - Không khai báo tạm trú,

tạm vắng

1295 65,50 1023 56,40 964 54,10 86,26 Nguồn: UBND huyện Tiên Du, (2016,2017,2018) Số lao động nơi khác tại các doanh nghiệp hoạt động trong các Khu công nghiệp năm 2016 chiếm 78,30% tổng số lao động (tương ứng 7.134 người), có xu

hướng tăng về cơ cấu và số lượng, năm 2017 là 82,10%, năm 2018 là 83,90% tổng số lao động nơi khác đang làm việc trong các khu công nghiệp. Tốc độ tăng bình quân là 114,07%. Trong đó, số lao động có khai báo tạm trú, tạm vắng năm 2016 là 4.045 người (chiếm 56,70% số lao động nơi khác đang làm việc trong khu công nghiệp), năm 2018 là 7.119 người (chiếm 76,70% tổng số lao động nơi khác đang làm việc trong khu công nghiệp). Tốc độ tăng bình quân là 132,67%. Số lao động nơi khác làm việc trong khu công nghiệp chưa khai báo tạm trú, tạm vắng năm 2016 là 3.089 người; năm 2018 giảm còn 2.163 người (chiếm 23,30%). Con số không khai báo tạm trú, tạm vắng còn cao song đang có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Điều này cho thấy, công tác tuyên truyền, hướng dẫn, quản lý khai báo tạm vắng tạm trú của người lao động trong các khu công nghiệp đã bước đầu có hiệu quả.

Số lao động từ nơi khác tới và làm việc tại các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp năm 2016 chiếm 21,70% (tương ứng 1.977 người); và số lao động này giảm qua các năm, năm 2017 còn 1.814 lao động; năm 2018 là 1.781 người (chiếm 16,10%). Trong đó, số lao động có khai báo tạm trú, tạm vắng là 682 người, chiếm 34,50% (năm 2016) và có xu hướng tăng, với tốc độ tăng qua bình quân ba năm là 109,48%. Tại các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp, số lượng lao động không khai báo tạm trú, tạm vắng còn chiếm tỷ trọng cao (trên 50%), nhưng đang có xu hướng giảm cơ cấu qua các năm. Điều này cho thấy, lực lượng lao động nơi khác tới làm việc tại các doan nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện Tiên Du còn khó kiểm soát về tạm vắng, tạm trú.

Bảng 4.2. Số người lao động được điều tra có đăng ký tạm vắng, tạm trú tại huyện Tiên Du (n=100)

STT Tiêu chí Tổng Đăng ký Không đăng ký

(người) (%) (người) (%)

1 LĐ địa phương 24 0 0,00 0 0,00

2 LĐ nơi khác 76 30 39,47 46 60,53 Nguồn: Kết quả điểu tra của tác giả, (2018) Theo số liệu khảo sát tại bảng 4.2 và hình 4.2 cho thấy: trong 100 lao động điều tra, có 76 người là lao động từ nơi khác tới, trong đó có 46 người chưa đăng ký tạm vắng, tạm trú (tương ứng với tỷ lệ 60,53%). Qua điều tra về nguyên nhân những

lao động này chưa khai báo tạm vắng, tạm trú cho ta kết quả như sau: số lao động chưa đăng ký khai báo tạm vắng, tạm trú là những lao động mới được tuyển vào làm việc trong doanh nghiệp (có 56,52% lao động). Có 23,91% lao động cho rằng bản thân người lao động còn chủ quan, chưa hiểu nghĩa vụ phải khai báo tạm vắng, tạm trú tại xã, thị trấn mình đến; 13,04% số lao động chưa đăng ký khai báo tạm vắng, tạm trú là do cảm thấy thủ tục hành chính phiều hà, khó khăn.

Hình 4.2. Kết quả khảo sát người lao động về nguyên nhân không đăng ký tạm vắng, tạm trú (n=46)

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, (2018) Nhìn chung, đội ngũ công chức Tư pháp – hộ tịch cơ bản ổn định, được đào tạo về chuyên môn, có tinh thân trách nhiệm. Có 5/14 xã có 2 cán bộ Tư pháp – Hộ tịch, đa số những xã này là có khu công nghiệp hoặc địa bàn rộng. Tuy nhiên, với đối tượng là lao động trong các doanh nghiệp chưa có người phụ trách riêng biệt.

Kết quả qua công tác thanh tra, kiểm tra các xã, thị trấn của huyện Tiên Du cho thấy: những năm qua cho thấy các xã, thị trấn đều thực hiện việc niêm yết công khai các thủ tục, trình tự, thời gian và lệ phí về hộ tịch đúng quy định pháp luật thuận lợi cho người lao động khi có yêu cầu. Mọi người lao động khi đến đăng ký khai sinh đều được cán bộ tư pháp - hộ tịch hướng dẫn cụ thể, đảm bảo đầy đủ và chính xác. Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, hộ khẩu trong ba năm qua đều được thực hiện đúng theo quy định của phát luật và không có đơn thư khiếu nại về lĩnh vực tư phát hộ tịch.

4.1.3. Quản lý nhà nước về tiền lương tại các doanh nghiệp

Phòng Lao động – TB và XH huyện Tiên Du trong ba năm qua đã tập trung giải quyết một khối lượng lớn công việc chuyên môn bám sát kế hoạch đề ra, đảm bảo tiến độ và chất lượng trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cũng như xây dựng các báo cáo chuyên môn, kịp thời đề xuất các giải pháp cho từng vấn đề cụ thể, đảm bảo phù hợp đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, đảm bảo tính hợp pháp, thống nhất và đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành. Trong công tác quản lý nhà nước về tiền lương của lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du có sự chuyển biến rõ rệt, tình trạng vi phạm pháp luật về lao động, tiền lương của các doanh nghiệp có xu hướng giảm; tiền lương, thu nhập của người lao động tăng so với năm 2016. Chính sách lao động, tiền lương được hoàn thiện hơn theo nguyên tắc thị trường.

Các doanh nghiệp đều thực hiện đúng quy định về mức lương tối thiểu. Mức lương bình quân mà các doanh nghiệp có VĐTNN trả cho NLĐ cao hơn các DNNN và DNNQD. (Xem bảng 4.3)

Bảng 4.3. Tiền lương bình quân qua các năm bao gồm cả phụ cấp Đơn vị tính : nghìn đồng

Doanh nghiệp Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 2017/2016 2018/2017

1. DNĐTNN 6.125 6.532 6.734 106,64 103,09 2. DNNQD 5.050 5.350 5.800 105,94 108,41

(Nguồn: Phòng Lao động – TBXH huyện Tiên Du) Xét về lương trả cho lao động trực tiếp và gián tiếp: Đối với những lao động có chuyên môn cao, các doanh nghiệp thường phải đàm phán, thương lượng để xác định tiền lương. Những lao động phổ thông doanh nghiệp thường ấn định một mức lương nhất định áp dụng chung cho số lao động này.

Trong cơ cấu lương của các DNĐTNN, ngoài lương cơ bản thì các khoản phụ cấp khác thường chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng thu nhập của NLĐ, bình quân khoảng 30% (phụ cấp bao gồm: chuyên cần, thâm niên, xăng xe, hỗ trợ tiền nhà,...). Còn ở các DNNQD thì hầu như không có các khoản phụ cấp này. Qua trao đổi, thảo luận với các doanh nghiệp, NLĐ và cán bộ cơ quan quản lý Nhà nước cho thấy có những ý kiến khác nhau về cách trả lương hiện nay của các doanh nghiệp.

Theo kết quả khảo sát tại bảng 4.4 về công tác tiền lương của doanh nghiệp cho thấy:

Về hình thức trả lương: các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đang trả lương cho người lao động theo 4 hình thức: cố định, theo sản phẩm, theo ngày công và hỗn hợp. Trong đó chủ yếu sử dụng hình thức trả theo sản phẩm và sự kết hợp sản phẩm và ngày công.

Bảng 4.4. Kết quả khảo sát người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du về công tác tiền lương của doanh nghiệp (n=100)

TT Chỉ tiêu Trong KCN Ngoài KCN Tính chung

(người) (%) (người) (%) (người) (%)

1 Tổng số lao động điều tra 70 100 30 100 100 100 2 Trả lương cho người lao động

Cố định 12 17,14 3 10,00 15 15,00 Theo sản phẩm 42 60,00 13 43,33 55 55,00 Theo ngày 2 2,86 5 16,67 7 7,00 Hỗn hợp 14 20,00 9 30,00 23 23,00 3 Thưởng Vượt KH định mức 56 80,00 18 60,00 74 74,00 Các ngày lễ, tết 67 95,71 28 93,33 95 95,00 Không được thưởng 3 4,29 2 6,67 5 5,00 4 Phụ cấp

Phụ cấp trách nhiệm 12 17,14 8 26,67 20 20,00 Phụ cấp độc hại 39 55,71 9 30,00 48 48,00 Phụ cấp tăng ca 58 82,86 16 53,33 74 74,00 5 Các hoạt động khác

Thăm hỏi ốm đau 63 90,00 14 46,67 77 77,00 Thăm quan nghỉ mát 42 60,00 8 26,67 50 50,00

Không được tham gia 8 11,43 19 63,33 27 27,00 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, (2018) Về tiền thưởng: các doanh nghiệp đều có các loại thưởng trong các ngày lễ, tết và thưởng vượt kế hoạch định mức, trong đó: 95,71% doanh nghiệp trong khu công nghiệp có thưởng trong các ngày lễ, tết – cao hơn so với các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp (93,33%).

phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại và phụ cấp tăng ca. Trong đó: có 82,86% các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp có trả phụ cấp tăng ca, trong khi đó các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)