Tăng cường công tác tuyên truyền về các chính sách tiền lương
- UBND các huyện Tiên Du tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung cải cách, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cải cách chính sách tiền lương đến người lao động trong doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các cơ quan, đơn vị làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền nhằm tạo đồng thuận xã hội, các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người hưởng lương và toàn xã hội trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính sách tiền lương.
Triển khai thực hiện tốt cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với người lao động trong doanh nghiệp:
- Các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước công bố và trên cơ sở thỏa ước lao động tập thể phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp và công khai tại nơi làm việc.
- Doanh nghiệp và người lao động thương lượng, thỏa thuận tiền lương, ký hợp đồng lao động và trả lương gắn với năng suất và kết quả lao động. Doanh nghiệp và tổ chức đại diện người lao động thương lượng, thỏa thuận về tiền lương, tiền thưởng, các chế độ khuyến khích khác trong thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp. Tăng cường vai trò, năng lực của tổ chức công đoàn và công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước.
- Thực hiện giao khoán chi phí tiền lương, bao gồm cả tiền thưởng trong quỹ lương gắn với nhiệm vụ, điều kiện sản xuất kinh doanh, ngành nghề, tính chất hoạt động của doanh nghiệp; từng bước tiến tới thực hiện giao khoán, nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh gắn với kết quả, hiệu quả quản lý và sử dụng vốn nhà nước của doanh nghiệp.
Hoàn thiện cơ chế thỏa thuận về tiền lương trong doanh nghiệp
Thông qua việc thiết lập cơ chế đối thoại, thương lượng và thỏa thuận giữa các chủ thể trong quan hệ lao động theo hướng công khai, minh bạch, dân chủ, bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động. Phát triển tổ chức công đoàn cơ sở và nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách tiền lương theo quy định của pháp luật trong các doanh nghiệp. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình né tránh, thực hiện không nghiêm túc hoặc không thực hiện nhiệm vụ được giao trong thực hiện cải cách chính sách tiền lương.
4.3.3. Hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động
Đối với lĩnh vực thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ cho các DN: do các DN gặp khó khăn về kinh phí trong việc thực hiện các hoạt động liên quan đến thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ, nên cần có những quy định rõ ràng về việc thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ cho các DN trong lĩnh vực này. Cần có quy định cụ thể việc Nhà nước sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp như thế nào và loại hình doanh nghiệp nào sẽ được ưu tiên hỗ trợ. Đồng thời phải thông báo rộng rãi đến các doanh nghiệp để họ chủ động tham gia các dự án.
Đối với lĩnh vực xây dựng mô hình quản lý ATVSLĐ dành cho các DN: hiện nay có một số mô hình quản lý ATVSLĐ được sử dụng phổ biến trên thế giới như hệ thống quản lý ATVSLĐ ILO-OSH 2001; hệ thống quản lý ATVSLĐ OHSAS 18001:2007. Những mô hình này có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các DN. Trong quá trình xây dựng và áp dụng các mô hình này cần lưu ý tới đặc thù của các Dn tại huyện Tiên Du.
Đối với lĩnh vực khen thưởng và chế tài xử phạt ATVSLĐ: cần xây dựng, sửa đổi và ban hành các quy định cụ thể về khen thưởng và các chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luật ATVSLĐ. Nên có các hoạt động khen thưởng theo chuyên đề về ATVSLĐ, đặc biệt trong dịp tháng hành động về ATVSLĐ hằng năm. Đồng thời, cần cụ thể hóa các vi phạm và khung hình phạt đối với các vi phạm pháp luật về ATVSLĐ dành cho các DN. Tuy nhiên, đối với các DN cần mang tính khuyến khích thực hiện các quy định về ATVSLĐ và các mức phạt vi
phạm pháp luật về ATVSLĐ cũng không thể như các doanh nghiệp lớn.
Để nâng cao năng lực thực thi của các cán bộ quản lý về ATVSLĐ thì ngoài việc đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức hành chính phải chú trọng đào tạo về kỹ năng hành chính, đáp ứng yêu cầu kỹ năng công nghệ, kỹ năng xử lý thu thập thông tin, xây dựng chương trình, kỹ năng sử dụng các công cụ quản lý... Cần tiến hành rà soát, xác định trình độ của đội ngũ đang thực hiện công việc liên quan đến ATVSLĐ để từng bước xây dựng chương trình đào tạo phù hợp.
Nhà nước nên có chương trình đạo tạo đội ngũ chuyên gia tư vấn về ATVSLĐ cho các doanh nghiệp. Đội ngũ này có thể được tập hợp từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan như: Cục An toàn Lao động, các Ban An toàn của các Bộ, ngành, các Trung tâm kiểm định an toàn...Bên cạnh các cán bộ quản lý, đội ngũ chuyên gia nên được xây dựng từ các tổ chức liên quan như: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh Lao động, Ban Quan hệ Lao động, Hội KHKT An toàn và Vệ sinh Lao động Việt Nam, Hiệp hội DN Việt Nam... Ban đầu, việc xây dựng đội ngũ các chuyên gia này được thực hiện ở cấp Trung ương. Sau đó, có thể nhân rộng tới cấp Huyện để việc tư vấn công tác đảm bảo ATVSLĐ trong các Cần tăng cường bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và hoạt động của các cơ quan chuyên ngành ATVSLĐ. Áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thanh tra ATVSLĐ. Xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu liên quan trên hệ thống phần mềm quản lý để trao đổi thông tin về hoạt động và kết quả thanh tra của các cơ quan thanh tra chuyên ngành ATVSLĐ.
Nâng cao hoạt động tuyên truyền :Đây là một hoạt động có hiệu quả cao và không quá tốn kém, tác động trực tiếp đến người sử dụng lao động, NLĐ trong các DNNVV nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về ATVSLĐ, từ đó họ tự giác và chủ động phòng ngừa các mối nguy hiểm, có hại, bảo vệ sức khỏe của mình. Đổi mới theo hướng đa dạng và đan xen các nội dung, hình thức tuyên truyền; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về ATVSLĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuyên truyền trên các phương tiện truyền thanh ở các xã, phường... Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã và các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp khác như Hội KHKT ATVSLĐ Việt Nam, Hiệp hội các DNVVN Việt Nam...trong việc động viên, tổ chức phong trào hoạt động quần chúng về ATVSLĐ.
4.3.4. Hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
(1) Về công tác thu BHXH tại các doanh nghiệp Bổ sung cán bộ cho bộ phận BHXH huyện Tiên Du
Cần tiến hành tuyển mới hoặc điều động cán bộ sang bổ sung cho bộ phận BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp. Với tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Du, số lượng và quy mô các doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng. Với số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn hiện nay, cần thêm 2 cán bộ phục trách BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp. Tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về BHXH cho cán bộ. Các lớp nên tiến hành vào cuối quý IV hàng năm, tổ chức ngay tại BHXH huyện Tiên Du và chỉ kéo dài từ 1 – 2 ngày. Tổ chức cho cán bộ BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp đi học hỏi kinh nghiệm ở các tỉnh và thành phố khác nhằm trao đổi kinh nghiệm và tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ BHXH nói chung và công tác thu BHXH bắt buộc nói riêng. Các lớp này nên tổ chức vào quý II hàng năm và số ngày tổ chức khoảng 2 – 3 ngày.
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục thực hiê ̣n Luật bảo hiểm xã hội
NLĐ hiểu biết về BHXH còn rất hạn chế, đa số chỉ biết BHXH thông qua việc đóng 7% tiền lương tháng, chưa biết NSDLĐ của mình còn phải đóng 17% từ quỹ tiền lương để đảm bảo quyền lợi cho bản thân mình và cũng chưa biết rõ sẽ được hưởng các chế độ BHXH nào. Mặt khác nhiều NSDLĐ chưa ý thức được đầy đủ trách nhiệm đóng BHXH cho NLĐ, vì vậy kết quả tham gia BHXH trong các doanh nghiệp tại BHXH thành phố đạt thấp, không tương xứng với tiềm năng. Để chính sách BHXH đến được với NLĐ, có rất nhiều biện pháp, trong đó công tác tuyên truyền, giáo dục được coi là biện pháp quan trọng hàng đầu, cần được đẩy mạnh theo các hướng sau:
- Xây dựng kế hoạch phối hợp thường xuyên với các cơ quan thông tin, tuyên truyền ở địa phương và Ban Tuyên giáo Thành ủy, Liên đoàn lao động thành phố; Phòng Văn hoá-Thông tin; Phòng Lao động Thương binh & Xã hội để phổ biến các chế độ chính sách về BHXH, phối hợp với UBND các xã đặc biệt triển khai thực hiện Luật BHXH sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, trong các DN, đơn vị kinh tế, nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành Pháp luật về BHXH của NLĐ, NSDLĐ.
luật BHXH. Cách đưa tin trên đài phát thanh, truyền hình ở địa phương là rất đa dạng, có thể thông qua các mẩu đối thoại, câu chuyện truyền thanh, các buổi tọa đàm giữa cơ quan BHXH và các nhóm đối tượng thụ hưởng BHXH khác nhau hoặc thậm chí giữa các nhóm tham gia BHXH khác nhau... Mỗi chương trình thu hút các nhóm đối tượng nghe khác nhau, do đó việc chuẩn bị các bản tin không được coi nhẹ, nếu không sẽ dấn đến tình trạng phản tác dụng.
- Kết hợp lồng ghép phổ biến, tuyên truyền về BHXH với việc triển khai các chương trình của các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương; Tiến hành tuyên truyền trực tiếp thông qua phát hành tờ rơi, tờ gấp, pa nô, áp phích, loại hình này phải đảm bảo được tính cô đọng, đầy đủ, dễ hiểu.
- Thông qua tổ chức công đoàn để tuyên truyền, giải thích các quy định của Nhà nước về chính sách BHXH, giải thích về các chế độ BHXH mà người lao động sẽ được hưởng khi tham gia BHXH. Đặc biệt đối với NLĐ, trong tuyên truyền chính sách chế độ cần làm cho họ thấy được quyền lợi gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh và trách nhiệm thi hành Luật BHXH của DN.
Hoàn thiện nghiệp vụ quản lý thu
Công tác tổ chức thực hiện thu quỹ BHXH có yêu cầu rất cao đối với những cán bộ làm công tác này, nó đòi hỏi người cán bộ phải năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc. Do vậy cần có những chế độ ưu đãi đối với họ như: Phương tiện đi lại, thanh toán công tác phí theo chế độ riêng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Bên cạnh đó chúng ta cũng nên quan tâm đến các tổ chức, đơn vị mà chúng ta quản lý. Chúng ta tiến hành các hình thức khen thưởng kịp thời đối các đơn vị luôn thực hiện đúng tiến độ thu BHXH. Còn đối với các đơn vị nộp chậm, nộp thiếu tiền BHXH thì chúng ta nên xem xét tình hình cụ thể của đơn vị. Nếu đơn vị thực sự gặp khó khăn thì đề nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi, giúp họ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó khăn. Nếu đơn vị cố tình chiếm dụng quỹ trong khi có đủ khả năng nộp tiền BHXH thì phải có các biện pháp xử phạt nghiêm khắc. Chúng ta không thể dừng lại ở các biện pháp xử phạt hành chính vì nhiều đơn vị sẵn sàng chấp nhận nộp phạt nếu như họ thấy tiền lãi thu được do việc chiếm dụng quỹ BHXH vào hoạt động sản xuất kinh doanh lớn hơn số tiền họ phải nộp phạt mà trong một số trường hợp chúng ta phải mạnh dạn đề nghị các cơ quan thực thi pháp luật tiến hành truy tố họ vì không đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đối với các đơn vị hoạt động sản
xuất kinh doanh mang tính chất thời vụ thì cần xác định thời điểm thu hợp lý để tạo điều kiện cho họ nộp đúng, nộp đủ.
Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan
Phối hợp giữa cơ quan thuế để làm căn cứ cho lập kế hoạch BHXH, cơ quan sở lao động trong việc thống kê lao động, quản lý lao động việc phối hợp giữa 03 cơ quan hữu quan này hiện nay còn lỏng lẻo, gây khó khăn cho công tác quản lý người lao động tham gia BHXH trên địa bàn thành phố. Sự phối hợp chặt chẽ giữa BHXH huyện với các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương đặc biệt là Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Công đoàn huyện, công đoàn khu công nghiệp, BQL khu công nghiệp, Thanh tra, Công an và đặc biệt là Phòng Kế hoạch và đầu tư, Phòng Y tế và Chi cục Thuế huyện Tiên Du trong việc tổ chức thực hiện và triển khai công tác BHXH đến người lao động trong các doanh nghiệp. Hàng năm BHXH huyện chủ động, hợp tác để tiến tới ký các biên bản ghi nhớ giữa BHXH huyện với các cơ quan nêu trên, đồng thời chủ động phối hợp tham mưu trình Chủ tịch UBND phê duyệt quy trình cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp.
(2) Về công tác chi BHXH cho người lao động tại các doanh nghiệp
Công tác quản lý đối tượng chi trả BHXH đòi hỏi cán bộ bảo hiểm huyện Tiên Du, cán bộ xã, cán bộ quản lý nhân sự tại các doanh nghiệp có đối tượng tham gia BHXH cần nghiêm túc triển khai các quy định, hướng dẫn thông qua các nghị định, kế hoạch. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức y tế, tổ chức công đoàn và các đơn vị kiểm tra, giám sát việc cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm, nghỉ thực hiện kế hoạch hóa gia đình, thai sản và nghỉ dưỡng sức để khắc phục triệt dể hiện tượng làm giả hồ sơ, khai khống thời gian nghỉ để rút tiền từ quỹ BHXH không đúng chế độ.
Phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm toán, tài chính,kho bạc... để kiểm tra, khảo sát việc thực hiện chế độ BHXH và chi BHXH cho người lao động tại đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện ủy quyền chi trả hộ (chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức).
Phối hợp chặt chẽ với tổ chức y tế, tổ chức công đoàn và các đơn vị để kiểm tra, giám sát việc cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm, nghỉ thực hiện kế hoạch hoá gia đình, thai sản và nghỉ dưỡng sức để khắc phục triệt để hiện tượng làm giả hồ sơ, khai khống thời gian nghỉ để rút tiền từ quỹ BHXH không đúng chế độ.
Phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm toán, tài chính, kho bạc... để kiểm tra, khảo sát việc thực hiện chế độ BHXH và chi BHXH cho người lao động tại đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện uỷ quyền chi trả hộ (các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức).
BHXH huyện không được sử dụng tiền mặt cho đơn vị sử dụng lao động để