Nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 32)

Phần 1 Mở đầu

2.1.4.Nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại doanh nghiệp

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước sử dụng lao động trong các doanh nghiệp

2.1.4.Nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại doanh nghiệp

doanh nghiệp

Thông qua hệ thống các thể chế và các chính sách của Nhà nước về sử dụng lao động trong các doanh nghiệp, tác giả xây dựng nội dung đánh giá công tác quản lý nhà nước về sử dụng lao động trong các doanh nghiệp bao gồm:

- Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về sử dụng lao động trong các doanh nghiệp.

- Quản lý nhà nước về hộ tịch hộ khẩu đối với những lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp từ nơi khác tới

- Quản lý nhà nước về tiền lương cho người lao động trong các doanh nghiệp thông qua các hình thức trả lương, cách tính lương

- Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn lao động trong các doanh nghiệp - Quản lý nhà nước về thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho lao động trong các doanh nghiệp bao gồm cả nội dung tham gia và nội dung hưởng

- Quản lý nhà nước về giải quyết mâu thuẩn, tranh chấp và xung đột giữa người lao động với doanh nghiệp, giữa lao động với lao động, giữa lao động với các cơ quan khác

- Quản lý giám sát, kiểm tra doanh nghiệp thi hành pháp luật về sử dụng lao động trong các doanh nghiệp

Sau đây là cơ sở lý luận đánh giá các nội dung trên

2.1.4.1. Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về sử dụng lao động Cấp Trung ương và tỉnh

- Quốc hội là cơ quan lập Hiến và lập pháp; trên cơ sở đó, Chính phủ, các bộ, ủy ban nhân dân các cấp ban hành những văn bản tiếp tục cụ thể hóa và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền trong ngành, lĩnh vực, địa phương… trong đó, có lĩnh vực lao động trong các doanh nghiệp.

- Chính phủ: Về hoạt động quản lý hành chính, Chính phủ thống nhất quản lý (hành chính) về lao động trong phạm vi cả nước.

- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước về lao động.

- Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương mình.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ quan hệ lao động khu vực doanh nghiệp, Nhà nước lập ra Ủy ban quan hệ lao động.

Cấp huyện, cấp xã

Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, Các cơ quan chức năng được UBND huyện ủy quyền bao gồm: Phòng LĐ &TBXH; Ban quản lý Khu công nghiệp; Công đoàn huyện; Phòng BHXH huyện; Phòng Tư pháp… quản lý Nhà nước về sử dụng lao động trong các doanh nghiệp với các nội dung sau:

Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho cơ quan chức năng thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về sử dụng lao động đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có sử dụng lao động trên địa bàn hành chính huyện, cụ thể: Nhận thông báo về việc cho thôi việc nhiều người lao động của các doanh nghiệp; Nhận báo cáo về việc cho thuê lại lao động (số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động) của doanh nghiệp cho thuê lại

lao động; Nhận báo cáo về kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề hằng năm của các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp; Tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể của các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp; Tiếp nhận, thẩm định nội quy lao động của các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp.

Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, thanh tra các quy định của pháp luật về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có sử dụng lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn hành chính huyện. Định kỳ 6 tháng, hằng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - TB&XH để tổng hợp).

Nội dung quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của ngành lao động – thương binh và xã hội là rất rộng. Điều này đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý hành chính với nguồn lực, nhất là đội ngũ công chức, cán bộ quản lý, kinh phí tương xứng. Một nét khá đặc thù của quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam là có sự tham gia “sâu rộng” của tổ chức đoàn thể, đặc biệt là tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.

Đánh giá khái quát cho thấy, hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước chưa ngăn chặn được tình trạng bất công còn phổ biến trong quan hệ lao động trong các doanh nghiệp hiện nay. Thực tế lao động và quan hệ lao động trong các doanh nghiệp hiện nay đang diễn ra tình trạng “đã có nhiều biểu hiện thiên về coi trọng việc thu hút đầu tư và vai trò của người sử dụng lao động, e ngại ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, nên chưa thực sự quan tâm đến bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng về vật chất và tinh thần của công nhân, quá nhấn mạnh lợi thế nhân công giá rẻ”.

2.1.4.2. Quản lý nhà nước về hộ tịch, hộ khẩu trong các doanh nghiệp

Là một hoạt động quản lý con người, hoạt động quản lý hộ tịch hướng đến đối tượng quản lý là các đặc điểm nhân thân làm nên căn cước của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, các yếu tố thuộc về căn cước của mỗi người rất phong phú và là đối tượng quản lý của nhiều hoạt động khác nhau. Do vậy để phân biệt đối tượng của quản lý hộ tịch với đối tượng quản lý của một số hoạt động quản lý thuộc phạm trù quản lý căn cước con người như quản lý hộ khẩu, quản lý lý lịch tư pháp, quản lý chứng minh nhân dân…, cần xem xét, xác định phạm vi của quản lý hộ

tịch. Căn cước của mỗi cá nhân được hình thành từ rất nhiều đặc điểm nhân thân gắn liền cá nhân đó như: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, nghề nghiệp, quê quán, nơi sinh, nơi cư trú, các mối quan hệ gia đình, quan hệ hôn nhân, năng lực hành vi dân sự, tình trạng tiền án, tiền sự,… Tất cả những dấu hiệu đặc trưng đó bảo đảm cho việc phân biệt chính xác một cá nhân này với một cá nhân khác.

Trong các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu thuê các lao động từ các địa phương khác với địa bàn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với đó là yếu tố lao động nước ngoài tại các doanh nghiệp, do đó quản lý nhà nước về sử dụng lao động nói chung và quản lý về hộ khẩu, hộ tiệng nói riêng phải chặt chẽ.

2.1.4.3. Quản lý nhà nước về tiền lương tại các doanh nghiệp

Chính sách tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội của đất nước. Chính sách này liên quan trực tiếp đến lợi ích của đông đảo người lao động trong xã hội và được Nhà nước quản lý. Nhà nước quản lý thống nhất về tiền lương. Đối với người lao động là công nhân viên chức, Nhà nước trực tiếp quản lý tiền lương (theo các chỉ tiêu cụ thể về đối tượng hưởng lương, bậc lương và tiền lương tối thiểu). Nhà nước cũng thực hiện một cơ chế kiểm soát trong thực hiện chính sách và chế độ tiền lương, trên cơ sở luật pháp về tiền lương, các hợp đồng lao động và thuế thu nhập. Đối với người lao động không phải là công nhân viên chức Nhà nước, Nhà nước cũng thực hiện quản lý và kiểm soát tiền lương trên cơ sở luật pháp về lao động và tiền lương. Việc quản lý Nhà nước về tiền lương được phân cấp thực hiện như sau :

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền lương ở cấp cao nhất. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành các văn bản pháp luật để hướng dẫn các doanh nghiệp phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương, các thông số tiền lương và các hệ số điều chỉnh cần thiết và thông báo các thông tin cần thiết về tiền lương trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Qua đó chỉ đạo việc quản lý tiền lương của các Bộ, ngành và địa phương trong toàn quốc.

- Các Bộ quản lý ngành, các đại phương (cấp tỉnh, thành phố) có trách nhiệm và quyền hạn quản lý công tác tiền lương của các doanh nghiệp, cơ quan trong phạm vi của mình trên cơ sở chỉ đạo của Bộ LĐ - TB&XH. Trong đó, phải báo cáo thường xuyên lên Bộ LĐ - TB&XH về công tác quản lý tiền lương tại Bộ, ngành mình.

- Các doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện công tác lao động, tiền lương theo quy định, trong đó công tác tổ chức, xây dựng đơn giá và thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết trong hoạt động tiền lương; và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên về tiền lương và thu nhập của doanh nghiệp mình.

2.1.4.4. Quản lý nhà nước về vệ sinh lao động, an toàn lao động

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động là việc nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động an toàn, vệ sinh lao động thông qua việc nhà nước lập chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, ban hành các văn bản pháp luật, đầu tư, tự nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất, trang thiết bị an toàn, vệ sinh lao động.

Quyền quản lý nhà nước (QLNN) về lao động thực chất là sự thể hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực lao động nhằm bảo vệ tốt nhất cho các chủ thể tham gia quan hệ lao động (QHLĐ). Nhà nước phải thực hiện bổn phận đảm bảo gìn giữ, bảo vệ, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nhân lực. Bởi lẽ, nhân lực là yếu tố không thể thiếu để thực hiện các hoạt động lao động - hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Nhà nước phải có trách nhiệm lớn nhất trong việc tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có việc sử dụng lao động trong các doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng lao động khác. Về phương diện kinh tế - xã hội, việc QLLĐ của Nhà nước có vai trò đặc biệt trong việc quản lý nguồn nhân lực quốc gia, khắc phục những khía cạnh tiêu cực của lao động, làm cho các QHLĐ, quá trình lao động trở nên có tổ chức và có hiệu quả hơn. Về phương diện pháp lý, Nhà nước là chủ thể có quyền lực pháp lý lớn nhất, có quyền ban hành và thực thi pháp luật, áp dụng các trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật. Hoạt động QLLĐ của Nhà nước được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan QLLĐ. Pháp luật lao động hiện hành quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong QLNN về lao động. Theo đó, Ủy ban QHLĐ có chức năng tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, giải pháp xây dựng QHLĐ lành mạnh; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức liên quan đến vệc phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, đình công. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng QLNN về các lĩnh vực việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động… trong phạm vi cả nước

theo quy định tại Nghị định 186/2006/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ. Công tác QLNN về lao động ở địa phương do Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-LĐTBXH- BNV ngày 10/07/2008 giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện và nhiệm vụ QLNN về lao động của Ủy ban nhân dân cấp xã. Một đặc điểm đáng chú ý khi đề cập đến cơ quan QLLĐ, đó là sự tham gia của tổ chức công đoàn trong công tác QLNN về lao động trong doanh nghiệp và tổ chức đại diện của người lao động là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam.

- Tiêu chuẩn trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động

- Các quy định về trang bị phương tiện bảo hộ lao động cá nhân - Qui định về khám sức khỏe cho người lao động

- Qui định và chế độ bồi dưỡng hiện vật Theo Điều 104 Bộ luật lao động

- Qui định về thời giờ làm việc. thời giờ nghỉ ngơi - Các qui định nhằm khắc phục hậu quả tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Được bồi thường (Khoản 03 điều 107 bộ luật lao động). Được hưởng trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp theo qui định tại luật bảo hiểm xã hội.

- Qui định an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động có đặc điểm riêng - Lao động nữ: Điều 113 khoản 01 bộ luật lao động qui định. - Lao động chưa thành niên (Điều 121 và 122 Bộ luật lao động qui định.) - Lao động là người khuyết tật và người cao tuổi.

2.1.4.5. Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

Quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH là quá trình nhà nước sử dụng trong phạm vi quyền lực của mình tác động có tổ chức và điều chỉnh vào các quan hệ nảy sinh trong hoạt động BHXH nhằm đảm bảo cho hoạt động BHXH diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, và thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của BHXH.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH là một quá trình từ việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH; Tuyên truyền, phổ biến, chế độ, chính sách pháp luật về BHXH; Tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ, chính sách về BHXH đến việc tổ chức bộ máy thực hiện cũng như thanh tra,

kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH.

Xuất phát từ tính phức tạp, năng động và nhạy cảm của nền kinh tế thị trường đòi hỏi mang tính quyền lực nhà nước để tổ chức và điều hành các hoạt động BHXH. Chủ thể ấy chính là nhà nước mà cụ thể hơn là các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền. Để hoàn thành sứ mệnh của mình nhà nước phải xây dựng, tổ chức và quản lý các hoạt động BHXH.

Pháp luật là cơ sở và là công cụ quản lý hàng đầu, công cụ không thể thay thế do xuất phát từ nhu cầu khách quan trong nền kinh tế thị trường để nhà nước tổ chức và quản lý các hoạt động BHXH nói riêng và hoạt động kinh tế - xã hội nói chung.

Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế nói chung, các quan hệ BHXH nói riêng diễn ra phức tạp và đa dạng đòi hỏi sự quản lý của nhà nước. Để quản lý được nhà nước phải sửa dụng đến hệ thống các công cụ như: Luật, các văn bản luật, các công cụ cưỡng chế... Luật và các văn bản luật nhà nước ban hành mang tính chuẩn mực. Những quy tắc sử sự có tính bắt buộc chung được nhà nước sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhất và không thể thiếu trong việc quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội cũng như các hoạt động BHXH.

Sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động BHXH đòi hỏi có một bộ máy thực hiện các hoạt động BHXH mạnh, có hiệu lực và hiệu quả và một hệ thống pháp luật về BHXH đồng bộ hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 32)