Mức độ hài lòng của NLĐ về hoạt động của công đoàn cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 65 - 72)

(n=100)

Đơn vị tính: %

Tiêu chí Rất hài lòng lòng Hài BT Không hài lòng

Rất không hài lòng

1. Công tác tuyên truyền, giáo dục 16,00 42,00 30,00 11,00 1,00 2. Khóa tập huấn về ATVSLĐ 5,00 15,00 41,00 30,00 9,00 3. Điều kiện, không gian làm việc 5,00 12,00 45,00 26,00 12,00 4. Công tác kiểm tra thực hiện

ATVSLĐ 15,00 22,00 36,00 22,00 5,00

5. Tư vấn chuyên môn về ATVSLĐ 4,00 13,00 50,00 27,00 6,00 Nguồn: Kết quả khảo sát (2017) Có 58,00% người lao động hài lòng với công tác tuyên truyền, giáo dục của công đoàn; 20,00% người lao động hài lòng với khóa tập huấn về ATVSLĐ; có 17,00% người lao động hài lòng với điều kiện, không gian làm việc; có 37,00%

người lao động hài lòng với công tác kiểm tra thực hiện ATVSLĐ của công đoàn và có 17,00% hài lòng với công tác tư vấn chuyên môn về AVSLĐ của công đoàn. Mặc cùng đã có nhiều lỗ lực trong công tác đảm bảo ATVSLĐ tuy nhiên tỷ lệ lao động không hài lòng và rất không hài lòng đang ở mức cao. Cụ thể: có 12,00% người lao động không hài lòng với công tác tuyên truyền, giáo dục của công đoàn; 39,00% người lao động không hài lòng với khóa tập huấn về ATVSLĐ; có 38,00% người lao động không hài lòng với điều kiện, không gian làm việc; có 27,00% người lao động không hài lòng với công tác kiểm tra thực hiện ATVSLĐ của công đoàn và có 33,00% người lao động không hài lòng với công tác tư vấn chuyên môn về AVSLĐ của công đoàn. Nguyên nhân là do: Các Khóa tập huấn về ATVSLĐ còn ít, số lượng lao động được tiếp xúc với những khóa huấn luyện này còn ít so với số lượng lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn; một nguyên nhân khác đó là có một số công đoàn tại các doanh nghiệp hoặc không có hoặc hoạt động không hiệu quả, phụ thuộc vào lãnh đạo doanh nghiệp do đó ảnh hưởng đến việc đòi quyền lợi về điều kiện, không gian làm việc cho người lao động. Cán bộ công đoàn là những người kiêm nhiệm, là cán bộ nhân viên tại các doanh nghiệp do đó chịu sự chi phối của lãnh đạo doanh nghiệp và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thực hiện ATVSLĐ; trình độ chuyên môn của cán bộ công đoàn về ATVSLĐ còn chưa cao do đó tư vấn chuyên môn trong quá trình tuyên truyền là không mang hiệu quả do đó làm cho NLĐ chưa hài lòng.

Thực tế hiện nay, công tác ATVSLĐ tại các doanh nghiệp còn gặp nhiều hạn chế như:

Nội dung về an toàn lao động, vệ sinh lao động hiện đang được quy định trong nhiều văn bản luật và nhiều văn bản do Chính phủ, các Bộ, ngành ban hành; hệ thống quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động chậm được rà soát chuyển đổi và ban hành đáp ứng yêu cầu sản xuất, phát triển công nghệ, vật liệu mới; đối tượng điều chỉnh trong Bộ luật lao động hiện nay chỉ điều chỉnh, áp dụng đối với hoạt động lao động có quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động. Trong khi đó, công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động liên quan đến cả những đối tượng không thuộc phạm vi trên, ví dụ như: nông dân, ngư dân, diêm dân và lao động tự do; người lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ không có giao kết hợp đồng lao động như trong các hộ gia đình, các làng nghề,...; chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe người sử dụng lao động vi phạm.

Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước nói chung còn rất thiếu và yếu, bất cập giữa chức năng, nhiệm vụ với tổ chức bộ máy, biên chế và trình độ cán bộ. Tổ chức bộ máy của Thanh tra an toàn lao động, Thanh tra vệ sinh lao động của Nhà nước trong những năm qua chưa ổn định. Đội ngũ cán bộ Thanh tra vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chất lượng; thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động nằm trong Thanh tra chung nên còn nhiều bất cập, hạn chế; nguồn lực cho công tác thanh tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động, lực lượng thanh tra lao động có chuyên môn kỹ thuật để triển khai thanh tra, kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động ngày càng ít, có địa phương không có; việc quản lý môi trường lao động, quản lý sức khỏe người lao động tại các cơ sở lao động còn rất hạn chế, số nơi làm việc, người lao động trong diện quản lý chiếm tỷ lệ rất thấp; chưa có chế tài để xử phạt đối với người sử dụng lao động, người lao động không chấp hành pháp luật về vệ sinh lao động; một số địa phương còn “rải thảm đỏ” để đón các khu công nghiệp, có những quy định không phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, vì vậy gây khó khăn trong việc tổ chức thực hiện công tác này; việc nghiên cứu, bổ sung bệnh nghề nghiệp mới vào trong danh mục bệnh nghề nghiệp được nhà nước bảo hiểm còn chậm, thủ tục rườm rà, khó khăn do đó cũng gây ảnh hưởng đến chế độ chính sách cho người lao động; các vụ tai nạn lao động chết người hầu hết đều xử lý hành chính nội bộ, số vụ truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ chiếm khoảng 2% nên không có tác dụng giáo dục, phòng ngừa việc tái diễn và thiếu các giải pháp hữu hiệu để giảm tai nạn lao động.

Việctuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động của phần lớn các doanh nghiệp hiện nay chưa nghiêm, nhiều doanh nghiệp thực hiện các quy định có tính chất chống đối sự kiểm tra của cơ quan quản lí Nhà nước. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn xảy ra nghiêm trọng; công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động của các địa phương đạt tỷ lệ thấp so với tổng số doanh nghiệp trên địa bàn; công tác quản lý huấn luyện còn lỏng lẻo; việc quy định tổ chức bộ máy làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động không còn phù hợp với một số mô hình doanh nghiệp mới.

4.1.5. Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

BHXH Thành phố căn cứ hồ sơ của doanh nghiệp và người tham gia để xác định đối tượng, tiền lương, mức đóng, số tiền phải đóng BHXH đối với người tham gia và doanh nghiệp theo phương thức đóng của doanh nghiệp, người

tham gia. Hiện nay, tại bộ phận thu ngoài Phó Giám đốc có 5 cán bộ, trong đó có 2 người có trình độ thạc sỹ, 3 người có trình độ đại học. Có 2 cán bộ được phân công trực tiếp phụ trách thu BHXH bắt buộc khối các doanh nghiệp, đều có trình độ đại học.

Về phổ biến kế hoạch thu, chi BHXH: hàng tháng, quý, năm cán bộ phụ trách sẽ xây dựng kế hoạch thu, chi BHXH căn cứ vào kế hoạch được giao đầu năm trình lãnh đạo Bộ phận BHXH. Sau khi lãnh đạo bộ phận thu, chi BHXH duyệt sẽ tiến hành họp và phổ biến kế hoạch thu, chi BHXH nói chung và kế hoạch thu, chi BHXH đối với khối doanh nghiệp nói riêng.

Bộ phận BHXH đã sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền hướng vào đối tượng là các doanh nghiệp trên địa bàn như: (xem bảng 4.10):

Bảng 4.10. Công tác tuyên truyền và hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động của bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du giai đoạn 2016 - 2018

STT Chỉ tiêu Đvt Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

A Công tác tuyên truyền

1 Tuyên truyền trên đài phát thanh Buổi 310 315 455 2 Tuyên truyền trên truyền hình tỉnh Buổi 26 12 26 3 Đăng bài trên báo tạp chí Bài 103 106 112 4 Đăng tin trên Internet Bài 120 174 308 5 Tờ rơi, Panô-apsphich tuyên truyền Tờ 3.500 20.000 20.000 B Công tác hỗ trợ

1 Trả lời điện thoại Lượt 425 643 853 2 Trả lời trực tiếp Lượt 475 559 792 3 Trả lời bằng văn bản Lượt 34 64 74 4 Tổ chức đối thoại, hội nghị, tập huấn

chính sách cho doanh nghiệp Lượt 4 3 2 Nguồn: BHXH huyện Tiên Du (2016,2017,2018) Công tác tuyên truyền trên đài phát thanh (năm 2016 tổ chức 310 buổi, đến năm 2018 tăng lên 455 buổi); tuyên truyền trên truyền hình thành phố (năm 2016 và 2018 là 26 buổi, năm 2017 do kinh phí hạn hẹp nên chỉ tổ chức được 12 buổi); đăng trên báo tạp chí (năm 2016 là 103 bài; năm 2018 tăng lên 112 bài); Trên trang thông tin điện tử của BHXH thành phố (năm 2016 là 120 bài; năm 2018 là 308 bài); Tờ rơi, pano-apsphich tuyên truyền (từ 3.500 tờ lên 20.000 tờ). Trong khi

đó công tác hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động sử dụng các hình thức như trả lời điện thoại, trả lời trực tiếp; trả lời bằng văn bản; tổ chức đối thoại với doanh nghiệp. Tiếp tục phối hợp với Đài truyền thanh thành phố, hệ thống loa truyền thanh tại các xã, phường tuyên truyền về chính sách BHXH, đặc biệt là Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT; Luật BHYT sửa đổi và những quy định của ngành về cải cách thủ tục hành chính, giao dịch điện tử.

BHXH huyện Tiên Du đã thực hiện công việc thu và giải quyết các chế độ chính sách hợp lý, do đó tổng số đơn thư khiếu nại – tố cáo của doanh nghiệp và người lao động liên quan đến công tác thu BHXH đối với các doanh nghiệp có xu hướng giảm.

Trong 3 năm qua, số đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến bộ phận BHXH đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du được thể hiện qua bảng 4.11 :

Bảng 4.11. Số đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến bảo hiểm xã hội các doanh nghiệp của bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du

Đơn vị tính: Số đơn

STT Nội dung

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng số vụ Đã giải quyết Tổng số vụ Đã giải quyết Tổng số vụ Đã giải quyết 1 Hỏi về chế độ chính sách 23 23 17 17 16 16 2 Đơn khiếu nại về chế độ 5 4 3 3 3 2 3 Đơn đề nghị xem xét lại chế độ 15 15 17 16 21 21 4 Đơn tố cáo cán bộ BHXH 0 0 0 0 0 0

5 Tổng số 43 42 37 36 40 39

Nguồn: BHXH huyện Tiên Du (2016,2017,2018) Trong 3 năm có 120 vụ, đã giải quyết được 117 vụ. Trong đó: số vụ hỏi về chế độ chính sách liên quan đến nội dung nộp - thu BHXH của các doanh nghiệp và của người lao động trong các doanh nghiệp có giảm, năm 2016 là 23 vụ xuống còn 16 vụ năm 2018. Số đơn thư đề nghị xem xét lại chế độ có xu hướng tăng. Điều này là kết quả của công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách hàng năm xuống các doanh nghiệp đã mang lại kết quả.

Doanh nghiệp và người lao động đã có sự hiểu biết về các chính sách chế độ, quyền lợi được hưởng. Số đơn thư khiếu nại cũng giảm, tuy nhiên vẫn tồn đọng 2 đơn thư khiếu nại chưa giải quyết được, nguyên nhân là nằm ở phía doanh nghiệp chưa giải quyết cho người lao động. Đơn thư tố cáo cán bộ của bộ phận thu qua 3 năm là không có vụ nào, điều này cho thấy chất lượng công việc của cán bộ tại bộ phận thu đã phần nào làm hài lòng doanh nghiệp và người lao động

Về kết quả kiểm tra công tác BHXH của BHXH huyện Tiên Du cho thấy:

Bảng 4.12. Kết quả thanh tra, kiểm tra công tác bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du đối với các doanh nghiệp

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) BQ (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 1 Số DN có sai phạm DN 26 29 37 111,54 127,59 119,29 - DN nhà nước DN 1 2 1 200,00 50,00 100,00 - DN NQD DN 23 24 33 104,35 137,50 119,78 - DN có VĐTNN DN 2 3 3 150,00 100,00 122,47 2 Số tiền phải truy thu Tỷ đồng 3,121 3,983 4,798 127,62 120,46 123,99 - DN nhà nước Tỷ đồng 0,123 0,222 0,214 180,49 96,40 131,90 - DN NQD Tỷ đồng 2,682 3,189 3,865 118,90 121,20 120,05 - DN có VĐTNN Tỷ đồng 0,316 0,572 0,719 181,01 125,70 150,84 3 Số LĐ chưa tham gia BHXH Người 289 343 293 118,69 85,42 100,69 - DN nhà nước Người 5 7 5 140,00 71,43 100,00 - DN NQD Người 217 265 209 122,12 78,87 98,14 - DN có VĐTNN Người 67 71 79 105,97 111,27 108,59 4 Số LĐ đóng thiếu BHXH Người 298 375 432 125,84 115,20 120,40 - DN nhà nước Người 7 6 8 85,71 133,33 106,90 - DN NQD Người 257 312 363 121,40 116,35 118,85 - DN có VĐTNN Người 34 57 61 167,65 107,02 133,94 Nguồn: BHXH huyện Tiên Du (2016,2017,2018) Năm 2016 có 26 doanh nghiệp sai phạm, năm 2018 có 37 doanh nghiệp sai phạm trong công tác BHXH, tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2018, số lao động chưa tham gia BHXH là 293 người. Số lao động đóng thiếu là 432 người. Số tiền phải truy thu là 4,798 tỷ. (xem bảng 4.12)

Qua công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy, hiện tượng trốn đóng BHXH vẫn còn xảy ra thường xuyên; các chủ sử dụng lao động hợp thức hóa bằng hình thức làm việc công nhật, hợp đồng dạy việc… Việc đóng BHXH không đúng với quy định, không đầy đủ cho số người thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH xảy ra khá phổ biến, nhất là ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Cụ thể, lao động không có tay nghề, trình độ chuyên môn, không cộng thêm 7% phụ cấp; lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại không cộng thêm 5% phụ cấp theo Khoản 2, Điều 5, Nghị định số 153/2016/NĐ-CP, ngày 14-11-2016 của Chính phủ về việc quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động…

Dù vậy, quá trình thanh tra, chỉ thực hiện kiểm tra là chủ yếu. Việc phối hợp triển khai Bộ luật Hình sự về tội gian lận, trốn đóng về lĩnh vực BHXH tại Điều 214, Điều 215, Điều 216 còn chậm. Việc xử phạt vi phạm hành chính hiện nay chỉ ở mức cảnh cáo, chưa có xử phạt bằng tiền. Trình độ, năng lực của viên chức làm công tác thanh tra còn hạn chế, thiếu về số lượng, chưa ngang tầm với nhiệm vụ hiện nay…

4.1.6. Quản lý nhà nước giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột giữa các bên có liên quan các bên có liên quan

Trong những năm gần đây, tình hình tranh chấp lao động ở các DN trên địa bàn huyện Tiên Du đã giảm và ít xảy ra. Những phản ứng cá nhân, tập thể diễn ra ngày càng giảm. Các tranh chấp này thể hiện dưới dạng: đơn thư khiếu nại cá nhân; đơn thư khiếu nại tập thể; xô xát giữa công nhân và cán bộ quản lý hoặc chuyên gia nước ngoài. đó là chưa kể những trường hợp NLĐ bất mãn nhưng không bộc lộ ra mà cố tình ngấm ngầm phá hoại. (Trường hợp của Công ty CP VS Industry VN, công nhân đã phản ứng bằng cách trong quá trình đóng gói đã đi đại tiện vào sản phẩm, hậu quả là khách hàng cắt hợp đồng đã gây thiệt hại lớn cho Công ty). Những tranh chấp này không được giải quyết thoả đáng sẽ dẫn đến đình công. Đình công là đỉnh cao của tranh chấp lao động tập thể, đình công vừa biểu hiện về mặt hình thức của tranh chấp lao động vừa là biểu hiện hậu quả của quá trình giải quyết tranh chấp lao động không thành. Nội hàm của đình công thể hiện tất cả những vấn để nảy sinh trong QHLĐ. Hậu quả của đình công là hết sức nặng nề không chỉ gây thiệt hại về kinh tế đối với cả hai bên mà còn tạo tâm lý căng thẳng giữa NLĐ và NSDLĐ. Ngoài ra còn ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh trật tự và môi trường đầu tư. Thực trạng đình công ở DN trên địa bàn.

Tính từ năm 2016 đến 31/12/2018, Trên điạ bàn huyện Tiên Du đã xảy ra 18

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)