Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 48)

3.3.1. Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp

Thông tin chung về các doanh nghiệp, số lượng lao động, đặc điểm lao động, thực trạng quản lý lao động trong các doanh nghiệp những năm gần đây. Số liệu được thu thập từ các tài liệu, thông tin liên quan đến quản lý lao động trong và ngoài nước. Báo cáo của các cơ quan Trung ương và địa phương có liên quan đến quản lý lao động (Sở Kế hoạch và đầu tư, sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Phòng Thống kê huyện; Hiệp hội các doanh nghiệp, chi cục thuế của huyện; phòng đăng ký kinh doanh...) được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các trang web và các công trình nghiên cứu đã được công bố.

3.3.2. Thu thập số liệu và dữ liệu sơ cấp

Nội dung điều tra

- Tình hình trả lương cho người lao động tại các doanh nghiệp

- Tình hình tham gia BHXH của người lao động trong các doanh nghiệp - Tình hình vệ sinh an toàn lao động trong các doanh nghiệp

- Tình hình đăng ký hộ tịch, hộ khẩu của lao động trong các doanh nghiệp - Tình hình giải quyết mâu thuẩn, tranh chấp, xung đột trong các doanh nghiệp - Tình hình giám sát thực hiện pháp luật của các doanh nghiệp về sử dụng lao động

Đối tượng điều tra

Để thu thập được các nội dung trên, tác giả tiến hành lựa chọn 2 nhóm đối tượng là:

- Nhóm 1: người quản lý doanh nghiệp – đại diện cho người sử dụng doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du.

- Nhóm 2: Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du.

Xác định cỡ mẫu

- Nhóm 1. Với tổng thể mẫu nghiên cứu là 790 doanh nghiệp, sai số cho phép là 10%)

Áp dụng phương pháp xác định kích cỡ mẫu của Slovin, theo công thức: N 790

n = --- = --- = 89 1+ N (e2) 1 + 790 (0,1)2

Kích thước mẫu tối thiểu theo công thức Slovin là 89 mẫu, trong nghiên cứu này, tác giả chọn 90 mẫu đại diện. Trong 90 mẫu này, tác giả lấy theo cơ cấu doanh nghiệp trong KCN và ngoài KCN trên địa bàn huyện Tiên Du. Trong 90 doanh nghiệp: (40 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và 50 doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp) tiến hành khảo sát đại diện doanh nghiệp như: lãnh đạo doanh nghiệp; phòng nhân sự; công đoàn của doanh nghiệp. Đồng thời tác giả cũng lựa chọn trong 90 doanh nghiệp có 1 doanh nghiệp nhà nước; 73 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 16 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (dựa vào cơ cấu loại hình doanh nghiệp trên địa bàn) (xem bảng 3.5).

Bảng 3.5. Đối tượng và số lượng mẫu điều tra

STT Đối tượng điều tra Đơn vị tính Số mẫu

1 Doanh nghiệp Dn 90

- Trong KCN Dn 40

- Ngoài KCN DN 50

2 Người lao động tại DN Người 100

- Trong KCN Người 70

- Ngoài KCN Người 30

- Nhóm 2. Với tổng thể mẫu nghiên cứu là 43.386 lao động, sai số cho phép là 10%)

Áp dụng phương pháp xác định kích cỡ mẫu của Slovin, theo công thức: N 43.386

n = --- = --- = 100 1+ N (e2) 1 + 43.386 (0,1)2

Kích thước mẫu tối thiểu theo công thức Slovin là 100 mẫu, trong nghiên cứu này, tác giả chọn 100 mẫu đại diện. Trong 100 mẫu này, tác giả lấy theo cơ cấu doanh nghiệp trong KCN và ngoài KCN trên địa bàn huyện Tiên Du. Tính đến năm 2018, số lao động trong khu công nghiệp lại chiếm tỷ lệ cao hơn với 68,77% và 31,23% lao động ngoài khu công nghiệp. Căn cứ vào đây, tác giả lựa chọn 70 lao động trong khu công nghiệp và 30 lao động ngoài khu công nghiệp (xem bảng 3.5).

3.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống kê

số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. Các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm kinh tế, xã hội, số lượng nhân lực, trình độ và năng lực của nhân viên và cán bộ quản lý tại các phòng để phân tích mức độ và biến động nhân sự. Đây là phương pháp sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này.

- Phương pháp so sánh: đây là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân

tích, tính toán để xác định mức độ, xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích, xem xét mức độ biến động của các năm theo thời gian, không gian nghiên cứu khác nhau. Cùng một số chỉ tiêu nhưng nó sẽ có ý nghĩa khác nhau ở các thời gian và không gian khác nhau. Áp dụng phương pháp này, tác giả sử dụng các hàm cơ bản trong phần mềm excel để tính toán các mức độ biến động như xác định tỷ trọng của chỉ tiêu nghiên cứu, dùng chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối xem xét tốc độ phát triển bình quân, tốc độ tăng, giảm của năm sau so với năm trước… Từ đó, lập bảng phân tích so sánh qua các năm xem mức độ tăng, giảm và phân tích nguyên nhân của sự tăng, giảm đó. Qua đó cũng dự báo được những biến động của chi tiêu nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo.

- Phương pháp phân tổ thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này để chia

chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị, tình trạng sức khỏe của người lao động

3.5. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

Nhóm chỉ tiêu chung:

- Số doanh nghiệp, loại hình DN

- Cơ cấu doanh nghiệp; cơ cấu lao động theo trình độ lao động, giới tính, độ tuổi

Ý nghĩa: đánh giá được tình hình phát triển của các doanh nghiệp và lao động trên địa bàn đã đóng góp vào sự phát triển của kinh tế - xã hội tại Tiên Du

Chỉ tiêu đánh giá quản lý nhà nước về tiền lương và thu nhập của người lao động.

+ Tiền lương bình quân và thu nhập khác;

+ Số lượng các doanh nghiệp có các hoạt động chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho NLĐ;

+ Tỷ lệ số công đoàn cơ sở tham gia vào công tác tuyên truyền về chế độ, chính sách lương, BHXH; tham gia tập huấn; tham gia xây dựng định mức lao động; xây dựng thang lương; tham gia vào quyết định sử dụng lao động thời vụ;

Tỷ lệ = Số công đoàn cơ sở tham gia x 100% Tổng số công đoàn cơ sở tại địa bàn

+ Mức độ hài lòng của người lao động: về bảo vệ quyền lợi cho NLĐ; về công tác tuyên truyền.

+ Mức độ hài lòng của người lao động về tiền lương; chế độ BHXH; các khoản phụ cấp khác

Mức độ hài lòng = Số người lựa chọn x 100% Tổng số người điều tra

Ý nghĩa: các chỉ tiêu trên nhằm đánh giá kết quả công tác trả lương và hiệu quả công tác trả lương thông qua mức độ hài lòng về tiền lương của người lao động; đánh giá hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở thông qua mức độ hài lòng của người lao động về việc bảo vệ quyền lợi của công đoàn cơ sở.

- Chỉ tiêu đánh giá quản lý nhà nước về an toàn và vệ sinh lao động:

+ Số lượng các vụ tai nạn; số người chết; số người bị thương tại các doanh nghiệp;

+ Mức độ hài lòng của NLĐ về công tác VSATLĐ

Mức độ hài lòng = Số người lựa chọn x 100% Tổng số người điều tra

Ý nghĩa: các chỉ tiêu trên nhằm đánh giá kết quả hoạt động công tác đảm bảo an toàm cho người lao động trong các doanh nghiệp; đảm bảo môi trường điều kiện làm việc cho người lao động và hiệu quả công tác VSATLĐ

- Chỉ tiêu đánh giá quản lý nhà nước về mâu thuẩn, tranh chấp:

+ Số vụ đình công phân theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp;

+ Mức độ hài lòng của người lao động trong giải quyết tranh chấp và đình công.

Mức độ hài lòng = Số người lựa chọn x 100% Tổng số người điều tra

Ý nghĩa: các chỉ tiêu trên nhằm đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động công tác giải quyết mâu thuẩn, tranh chấp của cơ quan quản lý

- Chỉ tiêu đánh giá quản lý nhà nước về hộ tịch, hộ khẩu:

+ Số lao động trong và ngoài khu: có đăng ký tạm vắng và tạm trú; không đăng ký tạm vắng và tạm trú.

+ Số lao động địa phương và nơi khác:có đăng ký tạm vắng và tạm trú; không đăng ký tạm vắng và tạm trú.

Ý nghĩa: các chỉ tiêu trên nhằm đánh giá kết quả công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu của cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU 4.1.1. Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về sử dụng lao động trong các doanh nghiệp tại huyện Tiên Du

Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về sử dụng lao động trong các doanh nghiệp tại huyện Tiên Du theo hình 4.1. Cụ thể:

Hình 4.1. Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về sử dụng lao động trong các doanh nghiệp tại huyện Tiên Du

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2018) - UBND huyện Tiên Du là cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất về lao động trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân huyện Tiên Du và UBND tỉnh Bắc Ninh về mọi mặt trong công tác quản lý Nhà nước về lao động. Giúp việc cho UBND huyện Tiên Du thực hiện công tác quản lý trên địa bàn có các cơ quan chuyên môn sau: + UBND xã, thị trấn là cơ quan quản lý Nhà nước quản lý hộ tịch, hộ khẩu

của lao động trong các doanh nghiệp.

+ Phòng Lao động – TB và XH huyện Tiên Du có trách giúp UBND huyện Tiên Du thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lao động trên địa bàn và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Sở Lao động – TB và XH tỉnh Bắc Ninh.

+ Hoà giải viên huyện Tiên Du có trách nhiệm giúp UBND huyện Tiên Du giải quyết các tranh chấp lao động trên địa bàn.

- Liên đoàn lao động huyện Tiên Du và công đoàn các khu công nghiệp huyện Tiên Du. Chịu trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu như phát triển các tổ chức công đoàn cơ sở trong DN ở ngoài khu công nghiệp (đối với Công đoàn cấp huyện) và ở trong khu công nghiệp (đối với Công đoàn khu công nghiệp), hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động của các tổ chức công đoàn này; tuyên truyền pháp luật lao động cho NLĐ... Tổ chức công đoàn cơ sở được thành lập trong các DN, do NLĐ trong DN bầu ra và đại diện bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ; đại diện cho NLĐ tham gia đối thoại/thương lượng với NSDLĐ trong DN. Chịu sự chỉ đạo chuyên môn của Công đoàn cấp huyện hoặc Công đoàn các khu công nghiệp.

- Ban Quản lý các khu công nghiệp huyện Tiên Du có trách nhiệm quản lý Nhà nước về lao động ở các DN trong khu công nghiệp theo phân cấp uỷ quyền của UBND huyện Tiên Du và Phòng Lao động – TB và XH huyện Tiên Du. - BHXH huyện Tiên Du có trách nhiệm hướng dẫn, tuyên truyền về pháp luâ ̣t, chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho các doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn, đảm bảo các doanh nghiệp và người lao động thực hiện đúng, đủ và chính xác nghĩa vụ của mình; đảm bảo cho người lao động trong các doanh nghiệp được hưởng đầy đủ quyền lợi về bảo hiểm.

4.1.2. Quản lý nhà nước về hộ tịch, hộ khẩu của lao động trong các doanh nghiệp tại huyện Tiên Du nghiệp tại huyện Tiên Du

Các văn bản triển khai thực hiện quản lý hộ tịch, hộ khẩu

Đề triển khai Luật Hộ tịch, đến lực lượng lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du, trong 3 năm qua UBND huyện Tiên Du ban hành các văn bản quản lý như:

- Quyết định số 159/QĐ - UBND ngày 26 tháng 01 năm 2018 của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Du về việc ban hành các kế hoạch công tác tư pháp năm 2018

- Quyết định số 6215/QĐ – UBND ngày 19 tháng 11 năm 2018 của UBND huyện Tiên Du về việc phê duyệt danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả tại Trung tâm hành chính công huyện Tiên DU

- Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 19/01/2016 của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Du về trọng tâm công tác tư pháp trên địa bàn huyện năm 2016

- Kế hoạch số 4612/KH – UBND ngày 29 tháng 11 năm 2018 của UBND huyện Tiên Dutriển khai thực hiện “Đề án thực hiện liên thông các thủ tục hành chính: Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất/hỗ trợ chi phí mai táng/hưởng mai táng phí”

- Kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn, học tập cho cán bộ các xã trong huyện Tiên Du về những sửa đổi, bổ sung trong Luật Cư trú mới.

Hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn giải quyết các việc về đăng ký và quản lý hộ tịch, hộ khẩu kịp thời giải quyết các vướng mắc trong tổ chức thực hiện,

- Kế hoạch kiểm tra công tác hộ tịch, hộ khẩu các xã thị trấn.

Phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch, hộ khẩu cho lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện

Trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật UBND huyện Tiên Du đã chỉ đạo UBND các xã lấy ý kiến tham mữu của công chức Tư pháp xã xây dựng kế hoạch tuyên truyền pháp luật sát với tình hình thực tế của địa phương, luôn duy trì Hội đồng phối hợp tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật và đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật của Uỷ ban nhân dân xã từ 5 đến 7 thành viên, quan tâm đầu tư kinh phí chi cho công tác tuyên truyền pháp luật theo quy định, trung bình mỗi đợt tuyên truyền pháp luật phải chi khoảng 3-3,5 triệu đồng.

Tuy nhiên, việc triển khai tuyên truyền pháp luật tới người lao động trong các doanh nghiệp chưa có kế hoạch riêng. Hiện nay UBND các xã của huyện Tiên Du tiến hành tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh xã, qua các hội nghị tập huấn ngoài ra ở các thôn, cụm dân cư trong xã, lồng ghép đa dạng với các hình thức như: Họp sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, sinh hoạt các đoàn thể nhân dân, sinh hoạt chi bộ, chi hội...

thủ tục hành chính về hộ tịch tại bộ phận một cửa, bố trí công chức tư pháp hộ tịch làm tốt công tác đăng ký hộ tịch, ngoài ra trực tiếp làm công tác chứng thực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, có đầy đủ các mẫu dấu chứng thực, sổ chứng thực theo quy định.

Hoạt động đăng ký hộ khẩu của lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du

Trên địa bàn huyện Tiên Du hiện nay có 790 doanh nghiệp đang hoạt động, số lao động đang hoạt động tại khu vực này là 43.386 người. Trong đó, số lao động địa phương là 32.323 người (chiếm 74,50% tổng số lao động); số lao động nơi khác là 11.063 người (chiếm 24,50% tổng số lao động). Số lao động cấn phải khai báo tạm vắng, tạm trú tập trung vào số lao động nơi khác đến. Tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)