Chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 42)

3.2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Huyện Tiên Du là huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Bắc. Diện tích tự nhiên của huyện khi chưa điều chỉnh địa giới là 10.838,94 ha, với 14 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn (thị trấn Lim) và 13 xã (Xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm).

Hình 3.1. Bản đồ huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tiên Du (2016)

Tình hình kinh tế

Kinh tế của huyện liên tục tăng trưởng cao, bình quân trong 15 năm đạt 15,36%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, với tỷ trọng công nghiệp - xây dựng 41,64%, dịch vụ 38,75%, nông nghiệp 19,62%; thu ngân sách

đạt trên 565 tỷ đồng (năm 2016), gấp 30,5 lần so với năm 1999; thu nhập bình quân đầu người đạt 3.476 USD/năm.

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2015 - 2018

Đơn vị tính: % Năm Ngành Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nông nghiệp - thủy sản 29,33 27,55 25,78 19,62 Công nghiệp - xây dựng 39,05 40,00 38,44 41,64 Thương mại - dịch vụ 31,62 32,46 35,78 38,75 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tiên Du (2018)

Tình hình dân cư - lao động

Huyện Tiên Du hiện có 14 đơn vị hành chính trong đó có 13 xã và 1 thị trấn với diện tích 9.620,71 ha.

Dân số huyện Tiên Du trước năm 1945 khoảng 4 vạn người, hầu hết là người Kinh. Mật độ dân số khoảng 500 người/1 km2. Nhân dân Tiên Du từ lâu đời phần lớn vẫn là dân nông nghiệp với phẩm chất cần cù, chịu khó. Qua nhiều thế hệ, người dân nơi đây đã sáng tạo ra nhiều giá trị văn hoá vật chất và tinh thần để xây dựng quê hương. Là cư dân nông nghiệp nhưng người dân Tiên Du sớm có sự năng động, nhạy bén với cái mới, hơn nữa lại là địa bàn dân cư có trình độ dân trí cao. Do vậy, đây chính là một nguồn lực to lớn, vững chắc cho sự phát triển của Tiên Du, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá hiện nay

Lao động là lực lượng sản xuất quan trọng nhất trong mọi quá trình sản xuất. Dù máy móc có tự động hóa bao nhiêu cũng không thể thiếu sự quản lý, chỉ huy của người lao động. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, lao động vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn so với các ngành khác. Những năm gần đây, số nhân khẩu và lao động gia tăng rõ rệt, thể hiện ở bảng 3.2.

Tổng số nhân khẩu của huyện Tiên Du năm 2016 là 104.806 người. Năm 2017 dân số tăng 1,61% so với năm 2016 và năm 2017 dân số tăng 1,91% so với năm 2017. Năm 2017 Dân số tăng nhanh nguyên nhân là do huyện đã triển khai cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch song vẫn còn một bộ phận người dân thực hiện chưa tốt cuộc vận động này, dẫn tới việc sinh con thứ 3, 4.

Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Tiên Du giai đoạn 2016 – 2018

Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 So sánh (%)

2017/2016 2018/2017 BQ

1. Tổng số nhân khẩu Người 104.806 106.492 108.524 101,61 101,91 101,76

+ Nam Người 51.819 52.107 53.205 100,56 102,11 101,34

+ Nữ Người 52.987 54.385 55.319 102,64 101,71 102,18

2. Tổng số hộ (hộ) Hộ 23.471 25.496 27.927 108,63 109,53 109,08

+ Hộ nông nghiệp Hộ 17.665 18.312 19.012 103,66 103,82 103,74

+ Hộ phi nông nghiệp Hộ 5.806 7.184 8.915 123,73 124,09 123,91

3. Tổng số lao động Người 46.231 48.635 51.643 105,2 106,18 105,69

+ Nông nghiệp Người 33.342 35.194 37.442 105,55 106,39 105,97

+ Phi nông nghiệp Người 12.889 13.441 14.201 104,28 105,65 104,97

4. Số lao động NN/ Hộ NN Người/hộ 1,9 1,91 1,92 - - -

5. Số hộ NN/ Số hộ phi NN Lần 3,04 2,55 2,31 - - -

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tiên Du (2018)

31

Số nhân khẩu tăng kéo theo số hộ gia đình cũng tăng. Cụ thể: năm 2016 tổng số hộ là 23.471 (hộ); số hộ nông nghiệp gấp 3,04 lần số hộ phi nông nghiệp. Số hộ năm 2017, 2018 có sự gia tăng đột biến so với các năm trước đó nguyên nhân là do các gia đình có xu hướng tách hộ để hưởng giá điện thấp theo quy định giá bậc thang của Chính phủ. Ngoài ra các hộ gia đình có 2,3 hộ sống chung cũng dần tách ra. Số hộ nông nghiệp không những tăng qua các năm mà còn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số hộ của huyện. Điều này chứng tỏ Tiên Du vẫn là huyện sản xuất nông nghiệp là chính.

Tổng số lao động tăng song số lao động nông nghiệp/số lao động phi nông nghiệp lại giảm qua 3 năm (2016 - 2018). Xu hướng giảm tỷ trọng này phù hợp với quá trình phát triển công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn huyện, đã dẫn tới diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm qua các năm. Mặt khác khoa học kỹ thuật được đưa vào sản xuất nông nghiệp ở các khâu cũng góp phần làm giảm lao động nông nghiệp.

3.2.2. Đặc điểm doanh nghiệp và lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du

Trên địa bàn huyện Tiên Du đã quy hoạch gồm 3 Khu công nghiệp tập trung đó là: Khu Công nghiệp Tiên Sơn, Đại Đồng – Hoàn Sơn và Khu công nghiệp và Đô thị VSIP Huyện Tiên Du thu hút trên 321 doanh nghiệp; 2 Cụm công nghiệp gồm: Cụm công nghiệp Phú Lâm và Cụm công nghiệp Tân thu hút gần 27 doanh nghiệp chuyên sản xuất về giấy, các vật liệu xây dựng…

Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du tăng qua các năm, cụ thể tại bảng 3.3

Bảng 3.3. Số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 BQ

(người) (%) (người) (%) (người) (%) (%)

1 Tổng số DN 622 100,00 713 100,00 790 100,00 112,70 2 Theo loại hình - DNNN 4 0,64 5 0,70 5 0,63 111,80 - DNQD 497 79,90 574 80,50 642 81,27 113,66 - DNCVĐTNN 121 19,45 134 18,79 143 18,10 108,71 3 Theo khu - Trong KCN 312 50,16 325 45,58 348 44,05 105,61 - Ngoài KCN 310 49,84 388 54,42 442 55,95 119,41 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tiên Du, 2018

Năm 2016 có 312 doanh nghiệp hoạt động trong các KCN chiếm tỷ lệ 50,16% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn, năm 2018 tăng lên là 348 doanh nghiệp nhưng cơ cấu lại giảm còn 44,05% tổng số doanh nghiệp. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 442 doanh nghiệp đang hoạt động được phân bố tại 14/14 xã, thị trấn. Số lượng doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp có xu hướng tăng trưởng bình quân nhanh hơn (tốc độ tăng bình quân là 119,41%), cơ cấu cũng tăng lên, năm 2016 chiếm 49,84%, năm 2018 chiếm 55,95%.

Những năm qua lĩnh vực CN - TTCN của huyện phát triển tương đối toàn diện, giá trị sản xuất không ngừng tăng cao, năm 2018 khối Doanh nghiệp đạt 1.731,40 tỷ đồng, tăng 22,36 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2017. Số lượng các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân là 112,70% trong 3 năm qua. Trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (năm 2018 chiếm 81,27% tổng số doanh nghiệp) và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các loại hình doanh nghiệp.

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ, lao động tại huyện Tiên Du có nhiều chuyển biến tích cực. Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp năm 2016 là 34.380 người, năm 2018 tăng lên là 43.386 người, tốc độ phát triển bình quân là 112,34%.

Theo loại hình doanh nghiệp: lao động đang làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 60%), có xu hướng tăng qua các năm, với tốc độ tăng bình quân là 115,30%. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng thứ hai (trên 30%); và lao động làm việc các các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên tại đây lực lượng lao động đang có xu hướng giảm qua các năm

Theo giới tính: Lực lượng lao động nữ trong các doanh nghiệp có tỷ trọng tăng qua các năm và năm 2018 tỷ trọng lao động nữ là 50,97%, cao hơn lực lượng lao động nam. Điều này cho thấy, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang có xu hướng tuyển dụng lực lượng lao động nữ, bởi vị đây là lực lượng có đặc điểm cần cù, cẩn thận, tỉ mĩ… phù hợp làm việc tại các dây chuyền sản xuất.

Theo trình độ: lực lượng lao động tại các doanh nghiệp chưa qua đào tạo chiếm tỷ trong cao (trên 50%), tuy nhiên lực lượng này cơ cấu đang có xu hướng giảm xuống, trong khi đó lực lượng lao động có trình độ trung cấp, trung cấp

nghề, sơ cấp nghề chiếm tỷ trọng đứng thứ hai và có xu hướng tăng (tốc độ tăng bình quân là 135,72%). Tỷ trọng đúng thứ ba là lao động có trình độ đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, tỷ trọng này đang có xu hướng tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân là 121,40%. Lực lượng lao động có trình độ trên đại học chiếm tỷ trọng nhỏ, tuy nhiên lại đang có tốc độ tăng nhanh nhất.

Qua sự biến động của lực lượng lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du cho thấy Lực lượng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã có sự chuyển dịch phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội trên toàn huyện. (xem bảng 3.4)

Bảng 3.4. Số lượng và cơ cấu lao động tại huyện Tiên Du năm 2016 - 2018

TT Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Bình quân (%)

(người) (%) (người) (%) (người) (%)

1 Tổng số LĐ 34380 100,00 38980 100,00 43386 100,00 112,34 2 Theo loại hình - DNNN 1031 3,00 1013 2,60 998 2,30 98,36 - DNBQD 12136 35,30 13292 34,10 14187 32,70 108,12 - DNCVĐTNN 21212 61,70 24674 63,30 28201 65,00 115,30 3 Theo giới tính - Nữ 16443 47,83 19518 50,07 22112 50,97 115,96 - Nam 17937 52,17 19462 49,93 21274 49,03 108,91 4 Theo vùng - LĐ địa phương 25269 73,50 28845 74,00 32323 74,50 113,10 - LĐ nơi khác 9111 26,50 10135 26,00 11063 25,50 110,20 5 Theo trình độ - Trên đại học 206 0,6 546 1,4 781 1,8 194,57 - ĐH, CĐ, CĐN 4916 14,3 6159 15,8 7245 16,7 121,40 - TCN, SCN 6807 19,8 9160 23,5 12539 28,9 135,72 - Chưa qua ĐT 22450 65,3 23115 59,3 22821 52,6 100,82 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tiên Du, 2018 Bên cạnh đó, huyện phối hợp với các Sở, ban, ngành của tỉnh tiếp tục điều

chỉnh, mở rộng, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Hỗ trợ các doanh nghiệp, tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; tích cực mở rộng các ngành, nghề có lợi thế cạnh tranh; phát triển các ngành nghề truyền thống có tiềm năng, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Cùng với đó, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về các hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên khoáng sản, đảm bảo tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, thúc đẩy sản xuất CN-TTCN trên địa bàn, góp phần từng bước xây dựng huyện nông thôn mới đô thị, văn minh.

3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 3.3.1. Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp 3.3.1. Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp

Thông tin chung về các doanh nghiệp, số lượng lao động, đặc điểm lao động, thực trạng quản lý lao động trong các doanh nghiệp những năm gần đây. Số liệu được thu thập từ các tài liệu, thông tin liên quan đến quản lý lao động trong và ngoài nước. Báo cáo của các cơ quan Trung ương và địa phương có liên quan đến quản lý lao động (Sở Kế hoạch và đầu tư, sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Phòng Thống kê huyện; Hiệp hội các doanh nghiệp, chi cục thuế của huyện; phòng đăng ký kinh doanh...) được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các trang web và các công trình nghiên cứu đã được công bố.

3.3.2. Thu thập số liệu và dữ liệu sơ cấp

Nội dung điều tra

- Tình hình trả lương cho người lao động tại các doanh nghiệp

- Tình hình tham gia BHXH của người lao động trong các doanh nghiệp - Tình hình vệ sinh an toàn lao động trong các doanh nghiệp

- Tình hình đăng ký hộ tịch, hộ khẩu của lao động trong các doanh nghiệp - Tình hình giải quyết mâu thuẩn, tranh chấp, xung đột trong các doanh nghiệp - Tình hình giám sát thực hiện pháp luật của các doanh nghiệp về sử dụng lao động

Đối tượng điều tra

Để thu thập được các nội dung trên, tác giả tiến hành lựa chọn 2 nhóm đối tượng là:

- Nhóm 1: người quản lý doanh nghiệp – đại diện cho người sử dụng doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du.

- Nhóm 2: Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du.

Xác định cỡ mẫu

- Nhóm 1. Với tổng thể mẫu nghiên cứu là 790 doanh nghiệp, sai số cho phép là 10%)

Áp dụng phương pháp xác định kích cỡ mẫu của Slovin, theo công thức: N 790

n = --- = --- = 89 1+ N (e2) 1 + 790 (0,1)2

Kích thước mẫu tối thiểu theo công thức Slovin là 89 mẫu, trong nghiên cứu này, tác giả chọn 90 mẫu đại diện. Trong 90 mẫu này, tác giả lấy theo cơ cấu doanh nghiệp trong KCN và ngoài KCN trên địa bàn huyện Tiên Du. Trong 90 doanh nghiệp: (40 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và 50 doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp) tiến hành khảo sát đại diện doanh nghiệp như: lãnh đạo doanh nghiệp; phòng nhân sự; công đoàn của doanh nghiệp. Đồng thời tác giả cũng lựa chọn trong 90 doanh nghiệp có 1 doanh nghiệp nhà nước; 73 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 16 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (dựa vào cơ cấu loại hình doanh nghiệp trên địa bàn) (xem bảng 3.5).

Bảng 3.5. Đối tượng và số lượng mẫu điều tra

STT Đối tượng điều tra Đơn vị tính Số mẫu

1 Doanh nghiệp Dn 90

- Trong KCN Dn 40

- Ngoài KCN DN 50

2 Người lao động tại DN Người 100

- Trong KCN Người 70

- Ngoài KCN Người 30

- Nhóm 2. Với tổng thể mẫu nghiên cứu là 43.386 lao động, sai số cho phép là 10%)

Áp dụng phương pháp xác định kích cỡ mẫu của Slovin, theo công thức: N 43.386

n = --- = --- = 100 1+ N (e2) 1 + 43.386 (0,1)2

Kích thước mẫu tối thiểu theo công thức Slovin là 100 mẫu, trong nghiên cứu này, tác giả chọn 100 mẫu đại diện. Trong 100 mẫu này, tác giả lấy theo cơ cấu doanh nghiệp trong KCN và ngoài KCN trên địa bàn huyện Tiên Du. Tính đến năm 2018, số lao động trong khu công nghiệp lại chiếm tỷ lệ cao hơn với 68,77% và 31,23% lao động ngoài khu công nghiệp. Căn cứ vào đây, tác giả lựa chọn 70 lao động trong khu công nghiệp và 30 lao động ngoài khu công nghiệp (xem bảng 3.5).

3.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống kê

số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. Các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm kinh tế, xã hội, số lượng nhân lực, trình độ và năng lực của nhân viên và cán bộ quản lý tại các phòng để phân tích mức độ và biến động nhân sự. Đây là phương pháp sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 42)