Đơn vị tính : nghìn đồng
Doanh nghiệp Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 2017/2016 2018/2017
1. DNĐTNN 6.125 6.532 6.734 106,64 103,09 2. DNNQD 5.050 5.350 5.800 105,94 108,41
(Nguồn: Phòng Lao động – TBXH huyện Tiên Du) Xét về lương trả cho lao động trực tiếp và gián tiếp: Đối với những lao động có chuyên môn cao, các doanh nghiệp thường phải đàm phán, thương lượng để xác định tiền lương. Những lao động phổ thông doanh nghiệp thường ấn định một mức lương nhất định áp dụng chung cho số lao động này.
Trong cơ cấu lương của các DNĐTNN, ngoài lương cơ bản thì các khoản phụ cấp khác thường chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng thu nhập của NLĐ, bình quân khoảng 30% (phụ cấp bao gồm: chuyên cần, thâm niên, xăng xe, hỗ trợ tiền nhà,...). Còn ở các DNNQD thì hầu như không có các khoản phụ cấp này. Qua trao đổi, thảo luận với các doanh nghiệp, NLĐ và cán bộ cơ quan quản lý Nhà nước cho thấy có những ý kiến khác nhau về cách trả lương hiện nay của các doanh nghiệp.
Theo kết quả khảo sát tại bảng 4.4 về công tác tiền lương của doanh nghiệp cho thấy:
Về hình thức trả lương: các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đang trả lương cho người lao động theo 4 hình thức: cố định, theo sản phẩm, theo ngày công và hỗn hợp. Trong đó chủ yếu sử dụng hình thức trả theo sản phẩm và sự kết hợp sản phẩm và ngày công.
Bảng 4.4. Kết quả khảo sát người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du về công tác tiền lương của doanh nghiệp (n=100)
TT Chỉ tiêu Trong KCN Ngoài KCN Tính chung
(người) (%) (người) (%) (người) (%)
1 Tổng số lao động điều tra 70 100 30 100 100 100 2 Trả lương cho người lao động
Cố định 12 17,14 3 10,00 15 15,00 Theo sản phẩm 42 60,00 13 43,33 55 55,00 Theo ngày 2 2,86 5 16,67 7 7,00 Hỗn hợp 14 20,00 9 30,00 23 23,00 3 Thưởng Vượt KH định mức 56 80,00 18 60,00 74 74,00 Các ngày lễ, tết 67 95,71 28 93,33 95 95,00 Không được thưởng 3 4,29 2 6,67 5 5,00 4 Phụ cấp
Phụ cấp trách nhiệm 12 17,14 8 26,67 20 20,00 Phụ cấp độc hại 39 55,71 9 30,00 48 48,00 Phụ cấp tăng ca 58 82,86 16 53,33 74 74,00 5 Các hoạt động khác
Thăm hỏi ốm đau 63 90,00 14 46,67 77 77,00 Thăm quan nghỉ mát 42 60,00 8 26,67 50 50,00
Không được tham gia 8 11,43 19 63,33 27 27,00 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, (2018) Về tiền thưởng: các doanh nghiệp đều có các loại thưởng trong các ngày lễ, tết và thưởng vượt kế hoạch định mức, trong đó: 95,71% doanh nghiệp trong khu công nghiệp có thưởng trong các ngày lễ, tết – cao hơn so với các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp (93,33%).
phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại và phụ cấp tăng ca. Trong đó: có 82,86% các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp có trả phụ cấp tăng ca, trong khi đó các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp tỷ lệ này chỉ đạt 53,33%. Tiếp đó là phụ cấp độc hại có 55,71% doanh nghiệp trong khu công nghiệp chi trả, 30% doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp chi trả. Kết quả trên cho thấy các chế độ chi trả phụ cấp được các doanh nghiệp trong khu công nghiệp quan tâm hơn. Các hoạt động khác như: tham hỏi ốm đau, tham quan nghỉ mát ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm.
Kết quả điều tra lao động trong các doanh nghiệp về sự hài lòng về tiền lương và thu nhập hiện cho ta kết quả tại bảng 4.5: phần lớn NLĐ không hài lòng và rất không hài lòng với mức lương mà các DN trả hiện nay. Có 55% người lao động không hài lòng và rất không hài lòng về tiền lương; 16% lao động không hài lòng và rất không hài lòng về tiền thưởng và 48% người lao động không hài lòng và rất không hài lòng về các khoản phụ cấp, tỷ lệ không hài lòng cao như vậy đặc biệt là do lao động trực tiếp. Nguyên nhân của tình trạng vẫn còn rất nhiều người lao động chưa hài lòng với mức lương hiện nay là do: Các khoản phụ cấp trong lương hay bị cắt xén nếu không đi làm đều hoặc vi phạm nội quy, kể cả trường hợp không đi làmthêm giờ (theo quy định NLĐ có quyền từ chối làm thêm giờ). Đối với đa số NLĐ đều mong muốn gộp phụ cấp vào lương cơ bản.
Bảng 4.5. Mức độ hài lòng của người lao động về tiền lương và thu thập của người lao động (n=100)
Đơn vị tính: % STT Chỉ tiêu Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng 1 Tiền lương 5,00 24,00 16,00 34,00 21,00 2 Thưởng 12,00 43,00 29,00 14,00 2,00 3 Các khoản phụ cấp 1,00 19,00 32,00 30,00 18,00
Nguồn: Kết quả khảo sát, (2018) Thực chất các khoản phụ cấp này mới nghe có vẻ là chính sách tốt của DN nhằm khuyến khích động viên và hỗ trợ NLĐ song thực chất là hình thức quản lý NLĐ bằng biện pháp kinh tế. Đây là thủ thuật của DN nhằm hạ thấp mức đóng bảo hiểm xã hội mà DN phải trích ra nộp cho Bảo hiểm xã hội, vì các khoản phụ cấp trên không tính vào mức lương đóng bảo hiểm xã hội.
Kết quả khảo sát 100 người lao động về hoạt động của phòng Lao động – TBXH trong vấn đề tiền lương và các thu nhập khác cho kết quả tại bảng 4.6:
Công tác tuyên truyền về chế độ, chính sách tiền lương của Phòng LĐ&TBXH huyện Tiên Du được 55,00% NLĐ cảm thấy hài lòng và rất hài lòng, còn 15,00% NLĐ không hài lòng và rất không hài lòng về công tác tuyên truyền. Hoạt động bảo vệ quyền lợi cho người lao động về thang lương, định mức lao động có 26,00% NLĐ cảm thấy hài lòng và rất hài lòng; có 43,00% NLĐ không hài lòng và rất không hài lòng..
Bảng 4.6. Mức độ hài lòng của người lao động về hoạt động của phòng Lao động – TBXH trong vấn đề tiền lương và thu nhập khác (n=100)
Đơn vị tính: % Tiêu chí Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng
1. Hoạt động bảo vệ quyền lợi cho người lao động về thang lương; định mức lao động
9,00 17,00 31,00 24,00 19,00
2. Công tác tuyên truyền về chế
độ chính sách về tiền lương 17,00 38,00 30,00 12,00 3,00 Nguồn: Kết quả khảo sát (2018) Nguyên nhân là do Phòng LĐ&TBXH huyện Tiên Du đã thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền như: phát tờ rơi, hội thảo, tọa đàm... nhưng hiệu quả của những hình thức này chưa cao do vậy, người lao động cảm thấy chưa nắm được hết các quy định chế độ chính sách về lượng khi có sự thay đổi.
4.1.4. Quản lý nhà nước về vệ sinh lao động và an toàn lao động
Bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động luôn luôn là một nội dung rất quan trọng của pháp luật lao động, là một biện pháp chủ yếu về cải thiện điều kiện lao động. Tiến hành nghiên cứu công tác tổ chức thực hiện an toàn – vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp tại huyện Tiên Du cho thấy:
Tuy ở các mức độ khác nhau nhưng nhìn chung các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động tốt hơn các
DNNQD. Một số nội dung các doanh nghiệp thực hiện khá tốt như: trang bị phương tiện bảo vệ các nhân cho NLĐ, chăm lo cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện lao động: máy móc thiết bị, không gian, độ thoáng, độ sáng, chống ồn,… nhà xưởng, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định; tổ chức khám sức khỏe định kỳ và lập hồ sơ y tế cho NLĐ; hầu hết các DN đều có tủ thuốc, trang bị phương tiện sơ cấp cứu tại chỗ và có nhân viên y tế trực theo ca sản xuất, một số DN có phòng y tế; các máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn đều được kiểm định và đăng ký; NLĐ được hướng dẫn về an toàn lao động.
Tỷ lệ tại nạn lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thấp hơn hẳn so với DNNQD. Theo báo cáo của Sở Lao động – TB và XH giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn Tiên Du có 35 vụ tai nạn lao động. Số vụ tai nạn lao động giảm qua các năm (từ 14 vụ năm 2016 xuống còn 9 vụ năm 2018). Số người chết do tai nạn lao động tại các doanh nghiệp còn ở mức cao (6 – 8 người/năm). Số người bị thương giảm qua các năm (từ 30 người xuống còn 22 người) (xem bảng 4.7)