Số lượng các vụ đình công được công đoàn hòa giải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 72 - 76)

2016 - 2018 Đơn vị tính: vụ STT Nội dung Số vụ đình công Số vụ hòa giải của CĐCS 1 Lương, BHXH và thu nhập khác 6 6

2 Điều kiện an toàn lao động 5 3

3 Vệ sinh lao động 3 2

4 Thời gian lao động 4 4

Tổng 18 15

Nguồn: Công đoàn các KCN huyện Tiên Du (2018) Trong giai đoạn 2016 – 2018, tổng số lượng các vụ đình công được hòa giải được thể hiện qua bảng 4.14 cho thấy: Công đoàn tại cơ sở đã tham gia hòa giải được 15/18 cuộc đình công. Trong đó có 6/6 vụ đình công liên quan đến

lương, BHXH và các chế độ khác. Điển hình, năm 2016 lao động tại Công ty TNHH Elegant Team Maufacturer đình công vì lương của người lao động tại Công ty quá thấp so với mặt bằng chung (lương và các thu nhập trung bình khoảng 4.300 nghìn đồng), công đoàn đã vào cuộc tham gia hòa giải và đã đạt được kết quả (sau hòa giải mức lương và thu nhập khác của 1 lao động đã tăng lên khoảng 4.500 nghìn động).

4/4 vụ đình công về thời gian lao động được công đoàn tham gia hòa giải và đạt kết quả. Tuy nhiên, về điều kiện an toàn lao động công đoàn chỉ tham gia hòa giải được 3/5 vụ, 2/5 vụ đó tự người lao động rút lui. Tương vụ như vậy với 1 vụ đình công về vệ sinh lao động.

Trong báo cáo khảo sát 520 lao động về giải quyết hòa giải của 18 vụ đình công trên của Công đoàn các KCN huyện Tiên Du năm 2017 tại hình 4.3 cho thấy:

Hình 4.3. Mức độ hài lòng của NLĐ về giải quyết đình công của tổ chức công đoàn

Nguồn: Công đoàn các KCN huyện Tiên Du (2017) Dù đã tiến hành hòa giải nhưng có 47,12% người lao động tham gia đình công chỉ cảm thấy bình thường; vẫn còn 21,54% người lao động cảm thấy không thỏa mãn; 3,27% người lao động cảm thấy rất không thỏa mãn còn lại 28,07% người lao động cảm thấy thỏa mãn và rất thỏa mãn. Điều này, cho thấy hiệu quả của các cuộc hòa giải chưa cao, người lao động vẫn chưa hài lòng khi được hòa giải, bởi vì các cuộc hòa giải chủ yếu kết thúc không phải là người lao động được đáp ứng mà do NLĐ chịu nhượng bộ hoặc rút lui

Trong thời gian gần đây diễn biến lại càng phức tạp hơn khi NLĐ ở các DN khác nhau liên kết, bàn bạc để cùng tổ chức đình công, dẫn đến tình trạng bùng nổ

đình công theo dây chuyền, có những ngày trong một KCN xảy ra 2 cuộc đình công liên tiếp. Phản ứng trước các cuộc đình công một số DN quyết định sa thải hàng loạt lao động tham gia đình công, một số DN điều động công nhân ở nhà máy khác trong cùng DN đến làm việc. Những phản ứng này của DN càng làm phức tạp thêm tình hình. (Trường hợp của Công ty TNHH Sumitomo Electric, Giám đốc Công ty đã cho quay phim, chụp ảnh những công nhân tham gia đình công sau đó quyết định sa thải 28 công nhân được cho là cầm đầu cuộc đình công).

Liên đoàn lao động huyện Tiên Du luôn chú trọng việc đình công của các doanh nghiệp bởi đình công là phản ứng cao nhất trong các quan hệ lao động. Những năm vừa qua công đoàn các khu công nghiệp đã lỗ lực trong việc đứng ra hòa giải giảm thiểu tối đa những cuộc đình công đặt biệt là đình công tự phát trong khu cụ thể.

Theo kết quả khảo sát NLĐ về vai trò của công đoàn cơ sở khi xuất hiện tranh chấp và đình công của tác giả cho kết quả tại hình 4.4.

Hình 4.4. Mức độ hài lòng của người lao động về vai trò của công đoàn cơ sở trong giải quyết tranh chấp và đình công (n=100)

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2018) Có 48,00% NLĐ hài lòng và rất hài lòng với vài trò của công đoàn cơ sở khi xảy ra tranh chấp và đình công. Điều này cho thấy, công đoàn cơ sở đã hoạt động có hiệu quả. Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nắm bắt những tâm tư nguyện vọng, khó khăn vướng mắc của CĐCS. Nếu khó khăn vướng mắc nào mà Ban chấp hành CĐCS không thể giải quyết được thì Công đoàn các khu công nghiệp sẽ phối hợp cùng giải quyết để tránh xảy ra những hiềm khích lâu

ngày trong CNLĐ. Nếu đình công xảy ra Công đoàn các Khu công nghiệp có mặt kịp thời để làm trung gian hòa giải tránh để đình công lan rộng trong khu công nghiệp. Đứng về phía NLĐ để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ. Mở các lớp tập huấn đào tạo về việc thành lập Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở để kiểm tra hoạt động của công đoàn đồng thời giải quyết những đơn thư khiếu nại khó khăn vướng mắc xảy ra trong công nhân lao động tránh để bức xúc trong CNLĐ. Vẫn còn 12,00% NLĐ chưa hài lòng với vai trò của công đoàn cơ sở, tỷ lệ này chủ yếu là do NLĐ được hỏi nằm ở những doanh nghiệp không có công đoàn hoặc công đoàn không hoạt động.

4.1.7. Quản lý giám sát kiểm tra thực hiện pháp luật của doanh nghiệp

Đây là công tác quan trọng đã được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến các cơ sở quan tâm chỉ đạo sát sao, bằng văn bản cụ thể nhằm phát hiện những thiếu sót trong quản lý nhà nước về hộ tịch, hộ khẩu, tiền lương, BHXH, ATVSLĐ và giải quyết tranh chấp, bất đồng đối với lao động trong các doanh nghiệp tại xã mình.

Nội dung các cuộc kiểm tra tập trung vào tình hình đóng BHXH; số lao động; tiền lương. Qua kiểm tra đã kịp thời hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định pháp luật cho người lao động. Các đoàn kiểm tra chủ yếu tập trung kiểm tra tại các doanh nghiệp đang cố tình trốn đóng, nợ đọng BHXH, chưa tham gia đầy đủ cho số lao động thuộc diện phải tham gia, doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về việc giải quyết chế độ cho người lao động.

Công tác thanh tra, kiểm tra được coi là nhiệm vụ thường xuyên có tích chất quyết định, do vậy hàng năm phòng Tư pháp, BHXH huyện, Phòng LĐ & TBXH huyện, Công đoàn huyện với chức năng, nhiệm vụ được quy định đã tiến hành xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong đăng ký và quản lý tạm vắng, tạm trú, chế độ chi trả lương cho người lao động, chế độ đóng và hưởng BHXH, điều kiện, môi trường làm việc, giải quyết tranh chấp, bất đồng ở các doanh nghiệp kết quả những năm qua việc quản lý nhà nước về các nội dung đó trên địa bàn huyện được thực hiện nghiêm túc, qua đó để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh thiếu sót góp phần đưa công tác thực hiện pháp luật của doanh nghiệp về sử dụng lao động cho đúng pháp luật.

kế hoạch 51 doanh nghiệp; kiểm tra đột xuất 10 doanh nghiệp và phối hợp tiến hành thanh tra liên ngành tiến hành kiểm tra 50 doanh nghiệp (xem bảng 4.15),

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 72 - 76)