Hệ thống chính sách quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 79)

tối thiểu. Vẫn còn tình trạng doanh nghiệp cố tình né tránh đóng BHXH và còn không tham gia BHXH cho người lao động; quá trình trả lương và các khoản BHXH vẫn còn chậm tại một số doanh nghiệp.

Về quản lý nhà nước về BHXH: Số lượng cán bộ đang làm việc tại Bộ phận thu BHXH bắt buộc là 2 người, só với số lượng các doanh nghiệp cần quản lý là không phù hợp, do đó khối lượng công việc đang rất lớn, gây áp lực công việc cho cán bộ làm việc tại đây.

Về vệ sinh an toán lao động: Các cơ quan quản lý nhà nước chỉ dùng lại cho việc tuyên truyền, tập huấn về điều kiện làm việc cho người lao động, nhằm nâng cao ý thức tự bảo vệ minh. Tuy nhiên, Công đoàn cơ sở và công đoàn khu công nghiệp chưa có biện pháp khi phát hiện phía người sử dụng lao động vi phạm điều kiện làm việc cho người lao động.

Về giải quyết mâu thuẩn, tranh chấp:Các đơn thư khiếu nại của người lao động giải đáp chọn chậm và chưa đủ sức thuyết phục; công tác ký kết thỏa ước đạt kết quả chưa cao do năng lực của cán bộ công đoàn các cấp còn thiếu kinh nghiệm, chưa đủ mạnh và đều là người hưởng lương nên chưa mạnh dạn bảo vệ người lao động; việc thu thập thông tin, lấy ý kiến NLĐ về các vấn đề có liên quan đến việc làm, tiền lương, phúc lợi, điều kiện LĐ để đàm phán, thương lượng với những điều khoản có lợi hơn cho NLĐ còn hạn chế; chưa có kỹ năng đối thoại, thương lượng với người sử dụng LĐ. Sự thay đổi cán bộ CĐCS thường xuyên ở các DN cũng ảnh hưởng tới đối thoại, thương lượng, ký kết TƯLĐTT,…

4.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU

4.2.1. Hệ thống chính sách quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp doanh nghiệp

Hệ thống văn bản chính sách tạo hành lang pháp lý cho Bộ phận Tư Pháp, Phòng LĐ & TBXH, Phòng BHXH, Công đoàn, … , các doanh nghiệp và người lao động nghiêm túc thực hiện các quy định thông qua luật Hộ tịch, Luật lao động, Luật BHXH, Luật ATVSLĐ, các nghị định, thông tư hướng dẫn. Tuy nhiên, có nhiều văn bản, chính sách quy định khiến cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn trong việc thực thi pháp luật.

Nhiều doanh nghiệp không hiểu hết các chính sách về sử dụng lao động đã dẫn tới vi phạm pháp luật, chỉ đến khi kiểm tra mới biết sai. Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp lại cố tình lợi dụng các chính sách về sử dụng lao động để trục lợi, để né tránh việc thực thi pháp luật.

Hệ thống pháp luật về về quản lý lao động trong các doanh nghiệp còn chồng chéo, phân tán; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm gây khó khăn cho việc thực hiện các quy định về sử dụng lao động trong các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 79)