Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về sử dụng lao động của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 83)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về sử dụng lao động của

DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU

4.2.1. Hệ thống chính sách quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp doanh nghiệp

Hệ thống văn bản chính sách tạo hành lang pháp lý cho Bộ phận Tư Pháp, Phòng LĐ & TBXH, Phòng BHXH, Công đoàn, … , các doanh nghiệp và người lao động nghiêm túc thực hiện các quy định thông qua luật Hộ tịch, Luật lao động, Luật BHXH, Luật ATVSLĐ, các nghị định, thông tư hướng dẫn. Tuy nhiên, có nhiều văn bản, chính sách quy định khiến cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn trong việc thực thi pháp luật.

Nhiều doanh nghiệp không hiểu hết các chính sách về sử dụng lao động đã dẫn tới vi phạm pháp luật, chỉ đến khi kiểm tra mới biết sai. Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp lại cố tình lợi dụng các chính sách về sử dụng lao động để trục lợi, để né tránh việc thực thi pháp luật.

Hệ thống pháp luật về về quản lý lao động trong các doanh nghiệp còn chồng chéo, phân tán; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm gây khó khăn cho việc thực hiện các quy định về sử dụng lao động trong các doanh nghiệp.

4.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp

Trên địa bàn huyện Tiên Du có 790 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm hơn 81,27%, những doanh nghiệp này thường là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, có nhiều sự biến động về lao động, hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau; các chính sách sử dụng lao động của doanh nghiệp không có. Điều này dẫn tới việc quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn.

18,10% 0,63%

81,27%

DN nhà nước DN ngoài quốc doanh DN có vốn đầu tư nước ngoài

Hình 4.5. Cơ cấu loại hình doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du năm 2018

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tiên Du (2018) Thực tế cho thấy các vụ vi phạm quy định pháp luật thường xảy ra tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây cũng là đối tượng khó kiểm soát do có sự thay đổi địa bàn hoạt động, số lượng lao động và bản thân các doanh nghiệp không ý thức trong việc khai báo các vấn đề liên quan đến sử dụng lao động tại doanh nghiệp mình

Trình độ và nhận thức của các chủ doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách áp dụng tại doanh nghiệp mình. Theo kết quả khảo sát đại diện 90 doanh nghiệp, có 68 người là chủ doanh nghiệp có trình độ xem hình 4.6: Có 30,43% lãnh đạo có trình độ đại học và trên đại học; còn lại có trình độ Cao đẳng và khác. Con số này cho thấy số lượng lãnh đạo danh nghiệp có trình độ còn chưa cao, số lượng này tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh.

Hình 4.6. Kết quả điều tra về trình độ của các chủ doanh nghiệp thuộc diện điều tra (n=68)

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2018) Tiến hành khảo sát 90 người đại diện doanh nghiệp về các luật liên quan đến sử dụng lao động tại doanh nghiệp mình cho kết quả tại bảng 4.16:

Bảng 4.16. Kết quả khảo sát đại diện doanh nghiệp về các luật liên quan đến sử dụng lao động tại doanh nghiệp (n=90)

Đơn vị tính: %

STT Tiêu chí Nắm rõ Hiểu Biết Không rõ

1 Luật lao động 16,67 6,67 68,89 7,78 2 Luật hộ tịch 0,00 5,56 72,22 22,22 3 Luật ATVSLĐ 7,78 23,33 52,22 16,67 4 Luật BHXH 37,78 47,78 14,44 0,00

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2018) Tỷ lệ số người không nắm rõ các quy định về hộ tịch, hộ khẩu là cao nhất (chiếm 22,22%). Nguyên nhân xuất phát từ việc doanh nghiệp không phải là cơ

quan kiểm soát về hộ tịch, hộ khẩu nên bản thân các nhà quản lý trong doanh nghiệp không quan tâm đến vấn đề này. Có 16,67% người không nắm rõ về an toàn vệ sinh lao động và 7,78% không nắm rõ về luật lao động. Việc không hiểu hết và không cập nhật những thay đổi trong các luật về sử dụng lao động ảnh hưởng đến việc thi hành luật trong các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.

4.2.3. Trình độ và nhận thức của người lao động trong các doanh nghiệp

- Nhận thức của người lao động về vai trò của các cơ quan Nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi cho mình. Thực tế cho thấy, khi có khúc mắc, tranh chấp với doanh nghiệp, người lao động thường không biết đến đâu, làm gì để giải quyết; hầu hết NLĐ không tin công đoàn có thể bảo vệ được lợi ích của họ; nhiều lao động cho rằng công đoàn là của doanh nghiệp không đại diện cho lợi ích của họ.

Hình 4.7. Kết quả điều tra về trình độ của lao động thuộc diện điều tra (n=100)

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2018) - Trình độ hiểu biết của người lao động: trong 100 người được điều tra, đa số người lao động đều có trình độ chưa qua đào tạo (chiếm tỷ lệ 53%); lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 37%; Đại học trở lên chiếm 10% (lực lượng này chủ yếu tập trung vào những lao động gián tiếp) (xem bangr4.6). Với trình độ không cao, người lao động không hiểu hết được quyền lợi của mình khi tham gia lao động tại các doanh nghiệp do đó các khi các doanh nghiệp thực hiện sai quy định, bản thâm người lao động không biết để bảo vệ mình. Tiếp đó, với trình độ nhận thức thấp, người lao động dễ bị lôi kéo, kích động sinh ra những cuộc đình công tự phát. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc quản lý nhà nước về

sử dụng lao động trong các doanh nghiệp.

4.2.4. Năng lực của cơ quan quản lý

Cơ quan quản lý nhà nước về sử dụng lao động trong các doanh nghiệp gồm: Phòng LĐ&TBXH, bộ phận hộ tịch, Phòng BHXH huyện, Công đoàn, Ban quản lý KCN,… Được phân cấp chức năng, nhiệm vụ theo quy định của nhà nước, thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo chuyên môn của cơ quan cấp trên vừa chịu sự quản lý của UBND huyện.

Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về sử dụng lao động: thể hiện ở trình độ chuyên môn và thái độ của cán bộ quản lý trong quá trình thực thi công vụ về quản lý sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Với trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý hiện nay đã đạt chuẩn theo quy định của công chức, thái độ đã được nâng lên do đó công tác quản lý sử dụng lao động trong các doanh nghiệp đã được cải thiện. Tuy nhiên, với lại hình doanh nghiệp khác nhau, hoạt động đa dạng trong các ngành nghề, lĩnh vực đã làm cho cán bộ quản lý về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp gặp nhiều khó khắn. Các công việc muốn đạt kết quả tốt, bên cạnh chủ động kế hoạch, tổ chức thực hiện còn phải chú ý làm tốt công tác kiểm tra. Ban kiểm tra liên ngành có số lượng cán bộ ít (từ 6 người), là những cán bộ được triệu tập từ các Phòng LĐ &TBXH, Phòng BHXH, Công đoàn huyện; Bộ phận Tư pháp – hộ tịch mang tính kiêm nhiệm nên công việc không tập trung, chuyên môn chưa cao dẫn tới chất lượng các cuộc kiểm tra thấp nên không chỉ ra được các thiếu sót của hoạt động sử dụng lao động tại các doanh nghiệp

Năng lực phối kết hợp giữa các cơ quan khi quản lý nhà nước về sử dụng lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế. Các bộ phần dù có mối quan hệ với nhau nhưng chưa có được sự kết hợp trong thực thi công vụ. Điển hình như việc thông tin về số doanh nghiệp phá sản, giải thể, chuyển đi, số lao động thôi việc, bỏ việc chưa được các cơ quan BHXH, Phòng LĐ & TBXH cập nhật trong năm.

Mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về sử dụng lao động và doanh doanh hiện nay trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế. Để các doanh nghiệp phát triển, để địa phương thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp thì các cơ quan quản lý nhà nước cần tạo hành lang thông thoát, thuận lợi cho doanh nghiệp. Đó là chủ trương, thực tế doanh nghiệp rất e ngại khi phải tiếp xúc với các cơ quan

nhà nước, thường có tâm lý né tránh, một số có tâm lý chống đối. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)