Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các giải pháp công tác quản lý sử dụng lao động trong doanh nghiệp ở
TRONG DOANH NGHIỆP Ở HUYỆN TIÊN DU
4.3.1. Đổi mới quản lý nhà nước về hộ tịch, hộ khẩu của lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du
Tăng cường sự phối hợp của các các cơ quan nhà nước
Nghị định 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chı́nh phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú và Thông tư 35/2014/TT- BCA-CLL ngày 09/9/2014 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP. Mục đı́ch của tuyên truyền nhằm: đảm bảo mọi cán bộ, công nhân viên và nhân dân trên địa bàn phường nắm cơ bản các quy định về cư trú (thường trú hoặc tạm trú) được quy định trong Luật Cư trú; tất cả các ban ngành của lực lượng Cảnh sát khu vực, Công an phường, ban điều hành khu phố, lực lượng an ninh cơ sở nắm các quy định của Luật Cư trú, Nghị định 31/CP, thông tư 35/BCA để tuyên truyền, hướng dẫn Luật Cư trú đến từng hộ gia đ́nh, cơ sở cho thuê nghı̉ trọ (hộ ngăn phòng cho thuê, nhà nghı̉, khách sạn...) trên địa bàn phường; giữa các ngành, các đoàn thể có sự thống nhất với nhau về nội dung tuyên truyền và có sự phối kết hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng, thông báo lưu trú. UBND huyện chı̉ đạo các ngành tham gia tuyên truyền Luật Cư trú.
Thông qua các đợt tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đưa nội dung Luật Cư trú vào để tuyên truyền rộng răi cho nhân dân, các ngành, đoàn thể của xã nắm và thực hiện. Tổ chức thi t́m hiểu pháp luật th́ đưa nội dung về đăng ký thường trú, khai báo tạm trú, tạm vắng, thông báo lưu trú vào nội dung thi về Luật Cư trú tác động, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.
Đối với văn hóa thông tin của UBND huyện và UBND xã: đẩy mạnh việc tuyên truyền Luật Cư trú cho nhân dân nắm. Trong đó, chú ý khi tuyên truyền nêu rơ thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng.
Đối với Mặt trận, các ngành, đoàn thể của UNND huyện và UBND xã: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân thông qua sinh hoạt của tổ chức ḿnh tuyên truyền Luật Cư trú cho các thành
viên trong tổ chức, gia đ́nh và nhân dân gần nơi thành viên của tổ chức cư trú nắm, biết Luật Cư trú để thực hiện nghiêm quy định của Luật. Đồng thời, qua đó từng thành viên trong tổ chức ḿnh gương mẫu thực hiện Luật Cư trú, từ đó tạo điều kiện để Luật Cư trú đi sâu vào từng thành viên, hộ gia đình hiện đang cư trú trên đia bàn phường.
Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về cư trú
Bố trı́ lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xă hội, Cảnh sát khu vực đủ về số lượng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho lực lượng cảnh sát khu vực, đổi mới phương pháp quản lý cư trú.
Hiện nay, trên địa bàn huyện còn thiếu 15 Cảnh sát khu vực, thực tế này đòi hỏi bố trı́ đủ lực lượng Cảnh sát khu vục để quản lý địa bàn, quản lý cư trú của công dân, từ đó mới đảm bảo thực hiện được chức năng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự ở cơ sở. Việc bố trı́ Cảnh sát khu vục phụ trách địa bàn phải căn cứ vào tı́nh chất phức tạp của đia bàn, tình hình dân cư để tı́nh toán, bố trı́ Cảnh sát khu vực cho phù bợp. Cần khắc phục ngay tồn tại hiện nay có Cảnh sát khu vực quản lý địa bàn có số hộ dân cư vượt quá quy định trong Điều lệnh Cảnh sát khu vực. Cảnh sát khu vực quản lý hộ dân cư quá đông, không có điều kiện đề quản lý cư trú của công dân, nắm tình hình nhân, hộ khẩu tình hình tạm trú, tạm vắng; từ đó dễ tạo ra sơ hở để tội phạm, những phần tử xấu lợi dụng vấn đề cư trú, tạm trú, tạm vắng để hoạt động. Vì vậy, Công an huyện cần phải rà soát, bố trı́ lực lượng Cảnh sát khu vực để đảm bảo mỗi Cảnh sát khu vực phụ trách từ 400 đến 500 hộ gia đình 1.500 đến 2.000 nhân khẩu theo quy định của Điều lệnh Cảnh sát khu vực mới .
UBND huyện và các cơ quan có liên quan cần có kế hoạch để bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ quản lý hành chı́nh, quản lý địa bàn, quản lý dân cư, quản lý tạm trú, tạm vắng cho Cảnh sát khu vực chưa được đào tạo nghiệp vụ quản lý hành chı́nh. Cùng đó, lực lượng Cảnh sát khu vực cần phải được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ để đáp ứng được yêu cầu thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh trật tự ở địa bàn cơ sở và công tác quản lý cư trú, quản lý tạm trú, tạm vắng trong bối cảnh hội nhập kinh kế quốc tế, phát triển kinh tế, xă hội. Lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xă hội và lực lượng cảnh sát khu vực cần phải có phương pháp công tác gần dân, sát dân để tiến hành công tác quản lý cư trú, quản lý tạm trú, tạm vắng; phải gắn quản lý cư trú, quản lý tạm trú, tạm vắng với yêu cầu nghiệp vụ trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm để nắm chắc di biến động những đối tượng trong diện quản lý tại
địa bàn cơ sở đặc biệt là những đối tượng có điều kiện, khả năng phạm tội, có nghi vấn hoạt động phạm tội, những đối tượng ở nơi khác đến địa bàn ẩn náu, hoạt động. Kết hợp giữa quản lý cơ sở cho thuê lưu trú với quản lý tạm trú, tạm vắng, nâng cao vai trò của chủ cơ sở cho thuê lưu trú trong việc khai báo tạm trú, không để tội phạm, phần tử xấu lợi dụng ẩn náu, hoạt động.
4.3.2. Hoàn thiện quản lý nhà nước về tiền lương tại các doanh nghiệp
Tăng cường công tác tuyên truyền về các chính sách tiền lương
- UBND các huyện Tiên Du tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung cải cách, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cải cách chính sách tiền lương đến người lao động trong doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các cơ quan, đơn vị làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền nhằm tạo đồng thuận xã hội, các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người hưởng lương và toàn xã hội trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính sách tiền lương.
Triển khai thực hiện tốt cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với người lao động trong doanh nghiệp:
- Các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước công bố và trên cơ sở thỏa ước lao động tập thể phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp và công khai tại nơi làm việc.
- Doanh nghiệp và người lao động thương lượng, thỏa thuận tiền lương, ký hợp đồng lao động và trả lương gắn với năng suất và kết quả lao động. Doanh nghiệp và tổ chức đại diện người lao động thương lượng, thỏa thuận về tiền lương, tiền thưởng, các chế độ khuyến khích khác trong thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp. Tăng cường vai trò, năng lực của tổ chức công đoàn và công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước.
- Thực hiện giao khoán chi phí tiền lương, bao gồm cả tiền thưởng trong quỹ lương gắn với nhiệm vụ, điều kiện sản xuất kinh doanh, ngành nghề, tính chất hoạt động của doanh nghiệp; từng bước tiến tới thực hiện giao khoán, nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh gắn với kết quả, hiệu quả quản lý và sử dụng vốn nhà nước của doanh nghiệp.
Hoàn thiện cơ chế thỏa thuận về tiền lương trong doanh nghiệp
Thông qua việc thiết lập cơ chế đối thoại, thương lượng và thỏa thuận giữa các chủ thể trong quan hệ lao động theo hướng công khai, minh bạch, dân chủ, bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động. Phát triển tổ chức công đoàn cơ sở và nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách tiền lương theo quy định của pháp luật trong các doanh nghiệp. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình né tránh, thực hiện không nghiêm túc hoặc không thực hiện nhiệm vụ được giao trong thực hiện cải cách chính sách tiền lương.
4.3.3. Hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động
Đối với lĩnh vực thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ cho các DN: do các DN gặp khó khăn về kinh phí trong việc thực hiện các hoạt động liên quan đến thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ, nên cần có những quy định rõ ràng về việc thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ cho các DN trong lĩnh vực này. Cần có quy định cụ thể việc Nhà nước sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp như thế nào và loại hình doanh nghiệp nào sẽ được ưu tiên hỗ trợ. Đồng thời phải thông báo rộng rãi đến các doanh nghiệp để họ chủ động tham gia các dự án.
Đối với lĩnh vực xây dựng mô hình quản lý ATVSLĐ dành cho các DN: hiện nay có một số mô hình quản lý ATVSLĐ được sử dụng phổ biến trên thế giới như hệ thống quản lý ATVSLĐ ILO-OSH 2001; hệ thống quản lý ATVSLĐ OHSAS 18001:2007. Những mô hình này có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các DN. Trong quá trình xây dựng và áp dụng các mô hình này cần lưu ý tới đặc thù của các Dn tại huyện Tiên Du.
Đối với lĩnh vực khen thưởng và chế tài xử phạt ATVSLĐ: cần xây dựng, sửa đổi và ban hành các quy định cụ thể về khen thưởng và các chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luật ATVSLĐ. Nên có các hoạt động khen thưởng theo chuyên đề về ATVSLĐ, đặc biệt trong dịp tháng hành động về ATVSLĐ hằng năm. Đồng thời, cần cụ thể hóa các vi phạm và khung hình phạt đối với các vi phạm pháp luật về ATVSLĐ dành cho các DN. Tuy nhiên, đối với các DN cần mang tính khuyến khích thực hiện các quy định về ATVSLĐ và các mức phạt vi
phạm pháp luật về ATVSLĐ cũng không thể như các doanh nghiệp lớn.
Để nâng cao năng lực thực thi của các cán bộ quản lý về ATVSLĐ thì ngoài việc đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức hành chính phải chú trọng đào tạo về kỹ năng hành chính, đáp ứng yêu cầu kỹ năng công nghệ, kỹ năng xử lý thu thập thông tin, xây dựng chương trình, kỹ năng sử dụng các công cụ quản lý... Cần tiến hành rà soát, xác định trình độ của đội ngũ đang thực hiện công việc liên quan đến ATVSLĐ để từng bước xây dựng chương trình đào tạo phù hợp.
Nhà nước nên có chương trình đạo tạo đội ngũ chuyên gia tư vấn về ATVSLĐ cho các doanh nghiệp. Đội ngũ này có thể được tập hợp từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan như: Cục An toàn Lao động, các Ban An toàn của các Bộ, ngành, các Trung tâm kiểm định an toàn...Bên cạnh các cán bộ quản lý, đội ngũ chuyên gia nên được xây dựng từ các tổ chức liên quan như: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh Lao động, Ban Quan hệ Lao động, Hội KHKT An toàn và Vệ sinh Lao động Việt Nam, Hiệp hội DN Việt Nam... Ban đầu, việc xây dựng đội ngũ các chuyên gia này được thực hiện ở cấp Trung ương. Sau đó, có thể nhân rộng tới cấp Huyện để việc tư vấn công tác đảm bảo ATVSLĐ trong các Cần tăng cường bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và hoạt động của các cơ quan chuyên ngành ATVSLĐ. Áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thanh tra ATVSLĐ. Xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu liên quan trên hệ thống phần mềm quản lý để trao đổi thông tin về hoạt động và kết quả thanh tra của các cơ quan thanh tra chuyên ngành ATVSLĐ.
Nâng cao hoạt động tuyên truyền :Đây là một hoạt động có hiệu quả cao và không quá tốn kém, tác động trực tiếp đến người sử dụng lao động, NLĐ trong các DNNVV nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về ATVSLĐ, từ đó họ tự giác và chủ động phòng ngừa các mối nguy hiểm, có hại, bảo vệ sức khỏe của mình. Đổi mới theo hướng đa dạng và đan xen các nội dung, hình thức tuyên truyền; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về ATVSLĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuyên truyền trên các phương tiện truyền thanh ở các xã, phường... Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã và các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp khác như Hội KHKT ATVSLĐ Việt Nam, Hiệp hội các DNVVN Việt Nam...trong việc động viên, tổ chức phong trào hoạt động quần chúng về ATVSLĐ.
4.3.4. Hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
(1) Về công tác thu BHXH tại các doanh nghiệp Bổ sung cán bộ cho bộ phận BHXH huyện Tiên Du
Cần tiến hành tuyển mới hoặc điều động cán bộ sang bổ sung cho bộ phận BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp. Với tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Du, số lượng và quy mô các doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng. Với số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn hiện nay, cần thêm 2 cán bộ phục trách BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp. Tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về BHXH cho cán bộ. Các lớp nên tiến hành vào cuối quý IV hàng năm, tổ chức ngay tại BHXH huyện Tiên Du và chỉ kéo dài từ 1 – 2 ngày. Tổ chức cho cán bộ BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp đi học hỏi kinh nghiệm ở các tỉnh và thành phố khác nhằm trao đổi kinh nghiệm và tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ BHXH nói chung và công tác thu BHXH bắt buộc nói riêng. Các lớp này nên tổ chức vào quý II hàng năm và số ngày tổ chức khoảng 2 – 3 ngày.
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục thực hiê ̣n Luật bảo hiểm xã hội
NLĐ hiểu biết về BHXH còn rất hạn chế, đa số chỉ biết BHXH thông qua việc đóng 7% tiền lương tháng, chưa biết NSDLĐ của mình còn phải đóng 17% từ quỹ tiền lương để đảm bảo quyền lợi cho bản thân mình và cũng chưa biết rõ sẽ được hưởng các chế độ BHXH nào. Mặt khác nhiều NSDLĐ chưa ý thức được đầy đủ trách nhiệm đóng BHXH cho NLĐ, vì vậy kết quả tham gia BHXH trong các doanh nghiệp tại BHXH thành phố đạt thấp, không tương xứng với tiềm năng. Để chính sách BHXH đến được với NLĐ, có rất nhiều biện pháp, trong đó công tác tuyên truyền, giáo dục được coi là biện pháp quan trọng hàng đầu, cần được đẩy mạnh theo các hướng sau:
- Xây dựng kế hoạch phối hợp thường xuyên với các cơ quan thông tin, tuyên truyền ở địa phương và Ban Tuyên giáo Thành ủy, Liên đoàn lao động thành phố; Phòng Văn hoá-Thông tin; Phòng Lao động Thương binh & Xã hội để phổ biến các chế độ chính sách về BHXH, phối hợp với UBND các xã đặc biệt triển khai thực hiện Luật BHXH sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, trong các