Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về sử dụng lao động trong các doanh
4.1.7. Quản lý giám sát kiểm tra thực hiện pháp luật của doanh nghiệp
Đây là công tác quan trọng đã được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến các cơ sở quan tâm chỉ đạo sát sao, bằng văn bản cụ thể nhằm phát hiện những thiếu sót trong quản lý nhà nước về hộ tịch, hộ khẩu, tiền lương, BHXH, ATVSLĐ và giải quyết tranh chấp, bất đồng đối với lao động trong các doanh nghiệp tại xã mình.
Nội dung các cuộc kiểm tra tập trung vào tình hình đóng BHXH; số lao động; tiền lương. Qua kiểm tra đã kịp thời hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định pháp luật cho người lao động. Các đoàn kiểm tra chủ yếu tập trung kiểm tra tại các doanh nghiệp đang cố tình trốn đóng, nợ đọng BHXH, chưa tham gia đầy đủ cho số lao động thuộc diện phải tham gia, doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về việc giải quyết chế độ cho người lao động.
Công tác thanh tra, kiểm tra được coi là nhiệm vụ thường xuyên có tích chất quyết định, do vậy hàng năm phòng Tư pháp, BHXH huyện, Phòng LĐ & TBXH huyện, Công đoàn huyện với chức năng, nhiệm vụ được quy định đã tiến hành xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong đăng ký và quản lý tạm vắng, tạm trú, chế độ chi trả lương cho người lao động, chế độ đóng và hưởng BHXH, điều kiện, môi trường làm việc, giải quyết tranh chấp, bất đồng ở các doanh nghiệp kết quả những năm qua việc quản lý nhà nước về các nội dung đó trên địa bàn huyện được thực hiện nghiêm túc, qua đó để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh thiếu sót góp phần đưa công tác thực hiện pháp luật của doanh nghiệp về sử dụng lao động cho đúng pháp luật.
kế hoạch 51 doanh nghiệp; kiểm tra đột xuất 10 doanh nghiệp và phối hợp tiến hành thanh tra liên ngành tiến hành kiểm tra 50 doanh nghiệp (xem bảng 4.15),
Bảng 4.15. Số doanh nghiệp đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại Tiên Du
Đơn vị tính: doanh nghiệp
TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
So sánh (%)
BQ (%) 2017/
2016 2018/ 2017
1 Kiểm tra theo kế hoạch 13 17 21 130,77 123,53 127,10 - DN nhà nước 2 3 3 150,00 100,00 122,47 - DN NQD 9 11 13 122,22 118,18 120,19 - DN có VĐTNN 2 3 5 150,00 166,67 158,11 2 Kiểm tra đột xuất 3 4 3 119,42 80,83 98,25 - DN nhà nước 1 1 1 93,00 72,04 81,85 - DN NQD 1 2 2 167,59 87,24 120,92 - DN có VĐTNN 1 1 1 76,00 71,05 73,48 3 Thanh tra liên ngành 16 16 18 100,00 112,50 106,07 - DN nhà nước 2 3 1 150,00 33,33 70,71 - DN NQD 12 11 16 91,67 149,64 117,12 - DN có VĐTNN 2 2 1 100,00 27,00 51,96 Nguồn: BHXH huyện Tiên Du (2016,2017,2018) Rà soát các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm, tiến hành thanh tra, xử phạt đối với các doanh nghiệp vi phạm; thường xuyên đẩy mạnh công tác thanh tra chuyên ngành tại các đơn vị sử dụng lao động có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tham mưu với lãnh đạo ngành ra quyết định xử lý vi phạm hành chính theo đúng quy định (xử phạt, xuất toán, thu hồi, truy thu...); công tác phối hợp với các đơn vị liên quan trên địa bàn kiểm tra, thanh tra, tuyên truyền, vận động các đơn vị thực hiện chính sách, pháp luật và đặc biệt là chú trọng đến công tác phúc tra các đơn vị sau khi kết luâ ̣n kiểm tra nhằm đảm bảo các nô ̣i dung của kết luận được thực hiện nghiêm túc; từ đó bảo đảm các điều kiê ̣n để giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động