Các giải pháp phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện Bát Xát trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 98 - 104)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh

4.3.3. Các giải pháp phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện Bát Xát trong

trong những năm tới

4.3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất chè dây a.Lý do

Quy hoạch hiện nay chưa toàn diện ở việc điều tra khả năng đáp ứng của hộ dân địa phương và xác định tiềm năng của thị trường, trong quy hoạch không hoạch định rõ thời gian và giới hạn quy hoạch đó sẽ tiêu thụ tại thị trường nào, mỗi thị trường là sản lượng bao nhiêu, trong quy hoạch không nhắc đến việc

dây không được kiểm soát chặt chẽ, người dân sản xuất không có định hướng để sản xuất, rất dễ dẫn đến hiện tượng được mùa mất giá mà nông nghiệp đang gặp phải. Từ đó ảnh hưởng tới kết quả sản xuất của của chè dây, định hướng không rõ ràng, dẫn đến các tiêu chuẩn về chất lượng trong quy hoạch không rõ ràng, do đó người dân sẽ sản xuất tràn lan, không theo định hướng của thị trường, khi đó, giá trị sản xuất và giá trị gia tăng thấp hơn so với chi phí phải bỏ ra, dễ dẫn đến hiện tượng người dân giảm niềm tin vào các quy hoạch trồng cây mới.

b.Mục đích

Để mở rộng diện tích chè dây trồng và hình thành vùng trồng tập trung có khối lượng hàng hóa lớn thì cần căn cứ vào định hướng phát triển vùng dược liệu, vùng nguyên liệu của nhà nước và địa phương, trong đó cần có quy hoạch để các cơ quan chức năng cùng phối hợp thực hiện theo bản quy hoạch, do đó cần điều tra và hoạch định quy hoạch tổng thể cho sản xuất chè dây nói riêng.

c.Biện pháp thực hiện như sau

 Rà soát diện tích đất, diện tích Chè dây hiện có

Diện tích đất, diện tích Chè dây mọc tự nhiên được thống kê cho tới thời điểm hiện tại vẫn chỉ mang tính chất tương đối, còn diện tích trồng sản xuất lên tới 10,5 ha. Ngoài ra, thực hiện khảo sát với các hộ trong vùng, qua các buổi tập huấn GACP – WHO “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc, tổ chức Y tế thế giới” tại Mường Hum, được biết các hộ gia đình cũng có quỹ đất còn chưa canh tác hết, hoặc diện tích đất rừng có thể tận dụng trồng Chè dây, vì Chè dây sống dưới tán rừng, tận dụng quấn vào các thân cây lớn. Rà soát diện tích đất rừng còn trống, diện tích chè dây là một việc quan trọng trong việc quy hoạch diện tích phát triển sản xuất vùng trồng chè dây của Bát Xát.

 Tuyên truyền vận động tham gia trồng, sản xuất

Các khuyến nông viên huyện, hoặc xã đều cho biết, tuyên truyền vận động đến người dân là phương pháp phổ biến nhất. Đối với đa số đồng bào là dân tộc ít người thì cần vận động, cần làm mẫu thì họ dễ dàng làm theo. Để vận động họ chuyển đổi từ cây trồng này sang cây trồng khác, cụ thể chuyển đổi sang cây Chè dây thì không nhiều khả thi, biện pháp nên làm là vận động họ trồng trên diện tích đất họ có, nhưng là đất rừng, hiện nay chưa có sự khai thác, đầu tư nào cả. Chỉ cần trồng dưới tán rừng, cây sinh trưởng tự nhiên, không mất nhiều công chăm sóc, thấy được cái lợi đó, họ mới dễ tin, dễ làm.

 Giao chỉ tiêu cho các xã

Với mỗi huyện, mỗi xã đều có những định hướng cho huyện, cho xã mình có kết quả kinh tế - xã hội tốt. Việc phát triển sản xuất dược liệu Chè dây sẽ góp phần vào công tác đó, là loại sản phẩm đang có thị trường, giá cao hơn giá lúa gạo, có các định hướng đầu tư và hướng dẫn sản xuất, điều đó sẽ mang lại giá trị cao về kinh tế, đời sống người dân tăng lên, thu nhập ổn định, giảm tệ nạn xã hội. Vì thế, để phát triển tốt sản xuất dược liệu Chè dây, huyện cần giao chỉ tiêu tới các xã, mỗi xã có trách nhiệm với mục tiêu đã đặt ra. Trong quá trình điều tra, chúng tôi được biết, mỗi xã đều có khuyến nông viên nằm vùng tại xã đó, mọi thông tin, tình hình trồng trọt, thu hái của xã họ đều nắm được tổng thể. Do đó, biện pháp cần làm là giao chỉ tiêu cho các xã, nhưng đồng thời phối hợp với khuyến nông viên để nắm bắt thông tin đầy đủ.

4.3.3.2. Phát triển các hình thức liên kết a. Lý do

Các hình thức liên kết chưa đa dạng, nhưng hình thức liên kết nào được hình thành cũng đều nhận được sự tham gia sâu sát của các bên liên quan, và cũng đều chứng minh hiệu quả mang lại như năng suất tăng, tiếp cận thông tin thuận lợi, trao đổi kỹ thuật mới, thay đổi phương thức sản xuất. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nhận thấy để hiệu quả hơn thì cần có biện pháp thúc đẩy những bên tham gia liên kết tự chủ động mở rộng liên kết đến các cá nhân khác, các tác nhân khác nữa.

b. Mục đích

Tạo ra mạng lưới liên kết trong cả trồng trọt, sản xuất và chế biến. Có sự hợp tác sẽ nâng cao chất lượng và phong phú về hình thức hợp tác, sản xuất chế biến. Đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, đặc biệt sẽ tích hợp được các tiến bộ kĩ thuật và công nghệ..

c. Biện pháp thực hiện

Huy động sự tham gia của cả người dân và các Doanh nghiệp chế biến, để có định hướng phát triển liên kết trong trồng, thu hái, chế biến và tiêu thụ. Biện pháp cần làm từng bước một, do người dân là đồng bào dân tộc ít người, có lối sống truyền thống của riêng họ, vì thế muốn thay đổi cần thời gian. Trong phần này, nhất thiết quan tâm đến liên kết theo chiều dọc giữa hộ sản xuất và Doanh nghiệp, vì trong đó Doanh nghiệp có nhu cầu ổn định, có sự tham gia và cam kết

về bao tiêu sản phẩm nếu đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và truy xuất nguồn gốc. Một thực tại nữa là hiện nay các hộ đang sản xuất quy mô nhỏ, do vậy để tiết kiệm chi phí hơn, các hộ nên tìm cách tạo ra liên kết như cùng thành lập xưởng sản xuất chế biến chung, vừa mang tính tập thể, thuận lợi cho việc kiểm soát chất lượng và dễ dàng trong việc tìm đối tác tiêu thụ.

4.3.3.3. Áp dụng công nghệ bảo quản chế biến a.Lý do

Qua nghiên cứu cũng như qua thực tiễn, chất lượng Chè dây thể hiện ở hoạt chất là các phấn trắng kết tinh trên bề mặt lá, muốn có được kết quả đó quan trọng nhất là trong giai đoạn chế biến, cần qua quá trình nghiên cứu học thuật và quan sát, theo dõi thực tiễn để đưa ra sáng kiến hoặc đề xuất mới.

b.Mục đích

Công nghệ là bí quyết để tạo nên những thay đổi trong giá trị của sản phẩm, cần phổ biến công nghệ chế biến, bảo quản đến người dân để nâng cao hiệu quả sản xuất.

c.Biện pháp thực hiện

Với các khuyến cáo, cây Chè dây sau khi thu hái cần chế biến tươi trong vòng 24h sau đó, lá chè được băm nhỏ, sao kĩ và ủ trong bao tải hoặc túi kín rồi đem phơi, phơi được nhiều nắng, lá chè sẽ càng xanh, càng đẹp, sao kĩ và ủ kĩ sẽ lên nhiều phấn trắng. Để phổ biến cho người dân, có thể thông qua biện pháp tập huấn hoặc đưa vào thỏa thuận trong hợp đồng. Ngoài hướng dẫn về thu hái, chế biến nên hướng dẫn thêm người dân phương pháp bảo quản, do chè dây cần đảm bảo khô để không bị ẩm, mốc, biến chất do đó với điều kiện hộ sản xuất nhỏ lẻ thường dồn nhiều lần mới bán dễ gặp rủi ro. Các biện pháp như chọn khu vực cao, khô ráo làm kho, sử dụng lớp túi PE lồng trong bao tải dứa trước khi đóng gói, khâu bao để tránh gặp không khí, gặp ẩm.

4.3.3.4. Nâng cao năng lực hộ sản xuất Chè dây a.Lý do

Năng lực hộ sản xuất đóng góp quan trọng trong việc phát triển sản xuất Chè dây, vì hộ sản xuất đóng góp các nguồn lực như đất đai, công lao động, đầu tư cơ bản. Nhưng hiện nay năng lực sản xuất của hộ còn hạn chế, do đó hạn chế khả năng làm giàu từ cây Chè dây.

b.Mục đích

Giúp các hộ tại địa phương nâng cao năng lực sản xuất của hộ đồng thời đáp ứng việc tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo chất lượng của sản phẩm Chè dây khô.

c.Biện pháp thực hiện

Giúp hộ nâng cao năng lực sản xuất bằng việc chỉ cho họ các nguồn lực có tiềm năng như đất đai, các công cụ dụng cụ có trong gia đình, tuyên truyền hộ tham gia tập huấn để tiếp cận kĩ thuật canh tác mới, phương thức chế biến mới, từ đó mang lại kết quả và hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể như, tập huấn với tần suất nhiều hơn, nội dung tập huấn tuân thủ theo quy trình trồng trọt, thu hái và sơ chế chè dây đã được nghiên cứu, trong đó lưu ý nhất đến việc hướng dẫn hộ nông dân tự làm hom giống, cách sử dụng thuốc kích thích ra rễ, vừa tiếp tục nhân rộng trên diện tích của gia đình, vừa có thể bán hom giống, là một hình thức tạo ra giá trị sản phẩm nữa. Ngoài các trang báo và các kênh thông tin của dự án về triển khai trồng chè dây tại huyện Bát Xát, thì bên cạnh đó còn nên phổ biến, tuyên truyền về tiềm năng và lợi thế của cây chè dây trên các phương tiện thông tin đại chúng, như vậy sẽ giúp cho sản phẩm mà người dân làm ra được nhiều người hơn nữa biết đến và tin dùng. Lồng ghép các hoạt động của đoàn thanh niên, các tổ chức phi chính phủ về bảo tồn nguồn giống, bảo tồn hệ sinh thái đa dạng sinh học vào các hoạt động phát triển sản xuất chè dây tại hộ. Như vậy sẽ mang đến những tác động nhiều chiều, tiếp tục đánh giá các tác động đó để thúc đẩy các tác nhân có ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của hộ, giúp cho kết quả sản xuất của hộ được nâng cao.

4.3.3.5. Cơ chế, chính sách a.Lý do

Cơ chế chính sách là căn cứ để các cơ quan chức năng, doanh nghiệp triển khai các hoạt động quy hoạch, phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng trong thực tiễn hiện nay hầu hết các quy hoạch, kế hoạch đều chưa được chặt chẽ, còn xa rời thực tiễn hoặc chưa có tính tổng thể. Phát triển dược liệu chè dây cũng đang gặp phải hiện trạng có ít chính sách quan tâm sát sao các chi tiết cụ thể, định hướng còn chung chung.

b.Mục đích

Đề xuất các kiến nghị để có các cơ chế, chính sách phù hợp với phát triển dược liệu nói chung và phát triển Chè dây nói riêng trên địa bàn huyện Bát Xát.

c.Biện pháp thực hiện

Doanh nghiệp là đơn vị thể hiện rõ nhất nhu cầu hàng hóa theo hướng ổn định hoặc rõ ràng, vì thế Doanh nghiệp nên cùng đưa ra các định hướng của mình, cơ quan nhà nước căn cứ vào đó để xác định nhu cầu sản phẩm để có các chính sách khuyến khích phát triển dược liệu, hoặc có các đầu tư thích đáng cho cơ sở hạ tầng như đường giao thông, khu chợ. Với kết quả dự án đã triển khai, doanh nghiệp cần đề xuất tới huyện về quy hoạch tổng thể diện tích phát triển sản xuất chè dây trồng bằng hom trên diện rộng, qua đó đề nghị đến trạm khuyến nông huyện chú ý đến phát triển cây chè dây ở mỗi xã, truyền tải đến người dân các thông điệp về việc trồng bằng hom trên diện tích đất rừng là một cách khai thác bền vững, bảo toàn hệ sinh thái. Hiện nay kết quả điều tra chưa làm rõ được thực trạng tiếp cận quỹ tín dụng của các hộ dân, tuy nhiên đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, do đó huyện Bát Xát sẽ cần lưu ý việc tạo điều kiện cho các hộ sản xuất chè dây tiếp cận quỹ tín dụng để vay vốn phục vụ mở rộng sản xuất. Bên cạnh các kết quả từ chương trình nông thôn mới, hệ thống đường, điện, .v.v đã đáp ứng được nhu cầu đi lại và dễ dàng hơn cho các tổ chức muốn khảo sát và triển khai dự án tại các xã, tuy nhiên về cơ sở hạ tầng như chợ trung tâm huyện Bát Xát, chợ Mường Hum như trong quy hoạch cũng cần triển khai sớm để tạo điều kiện thông thương, buôn bán số lượng lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 98 - 104)