Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Đánh giá điểm mạnh, yếu và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè dây
4.2.3. Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu giải quyết trong phát triển sản xuất chè dây
xuất chè dây huyện Bát Xát
Trong nghiên cứu sản xuất Chè dây, chúng tôi nhận thấy có những vấn đề cần được chú ý nghiên cứu thêm như sau:
Thứ nhất, cần mở rộng diện tích chè dây trồng thâm canh, diện tích trồng bằng hom chủ yếu do các tổ chức, doanh nghiệp, cán bộ dược liệu triển khai trồng. Người dân chưa tự chủ động làm giàu bằng việc tự nhân giống để trồng Chè dây. Như vậy cần có biện pháp tuyên truyền, chỉ rõ những ưu điểm của việc phát triển sản xuất Chè dây tác động đến đời sống, kinh tế của người dân.
Thứ hai, về thị trường tiêu thụ và giá bán: Thị trường tiêu thụ chè dây chưa ổn định, còn phụ thuộc nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến dược liệu,
khác nhau như chè dây khô loại 1, tỷ lệ cuộng thấp giá cao và chè dây khô loại 3, tỷ lệ cuộng cao giá thấp, do đó cho thấy người dân đã chưa biết tận dụng lợi thế cạnh tranh sản phẩm, chưa biết lợi thế về chất lượng và giá, nên chưa khai thác hiệu quả giá trị của sản phẩm. Vậy cần nghiên cứu cách tuyên truyền, hướng dẫn người dẫn thực hiện việc khống chế tỷ lệ cuộng, nâng cao giá trị của sản phẩm.
Thứ ba, về năng lực của hộ nông dân có trình độ hiểu biết còn hạn chế, chưa nhanh nhạy trong áp dụng tiến bộ kĩ thuật, các hộ nông dân chưa tiếp cận được thị trường, còn manh mún nhỏ lẻ, các hộ dân chủ yếu là thu hái tự nhiên, năng lực hộ còn hạn chế nên chưa phát huy hết hiệu quả của các nguồn lực, do đó phải tìm hiểu giải pháp cải tiến để người nông dân áp dụng hiệu quả các nguồn lực có sẵn vào sản xuất.
Thứ tư, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rất cần sự liên kết giữa các tác nhân tham gia trong sản xuất như liên kết của Doanh nghiệp – Người sản xuất – Nhà khoa học – Nhà nông. Sự liên kết sẽ cần được nghiên cứu trên phương diện sự hình thành liên kết và chất lượng liên kết.