Thực trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 51 - 54)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm cơ bản của huyện bát xát

3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế

Theo Chi cục thống kê huyện Bát Xát (2015), tổng giá trị sản xuất năm 2015 của huyện Bát Xát là 3.257,46 tỷ đồng. Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2013 – 2015 là 121,13%. Giá trị sản xuất huyện Bát Xát (tính theo giá so

dựng; Thương mại - dịch vụ và Nông lâm thủy sản.

Công nghiệp, xây dựng: Giá trị sản xuất từ công nghiệp, xây dựng chiếm cơ cấu cao nhất giữa 3 ngành trong cả 3 năm làm ra đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì, mở rộng sản xuất các dự án mỏ, thủy điện, chợ, đường giao thông. Đáng kể đến là trong năm 2014 đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng chợ Quang Kim, đang thực hiện xây dựng chợ Cốc San, thành lập HTX quản lý chợ Bản Vược; chuẩn bị đầu tư nâng cấp chợ thị trấn Bát Xát thành chợ đầu mối biên giới.

Thương mại- dịch vụ: Hoạt động thương mại dịch vụ tại 8 chợ và các cơ sở bán lẻ thương nghiệp trong huyện phát triển tốt đảm bảo đủ các mặt hàng phục vụ nhân dân. Công tác bình ổn giá, quản lý thị trường phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại được duy trì. Các hoạt động đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn được duy trì liên tục. Các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm trong tỉnh vẫn được tổ chức thường niên. Luôn đảm bảo thông tin đến các đại lý thương nghiệp, cửa hàng xăng dầu chuẩn bị đủ các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân và các doanh nghiệp. Thương mại – dịch vụ phát triển một phần vì Bát Xát đang đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá các danh lam thắng cảnh của huyện gắn với việc tổ chức các lễ hội bản sắc dân tộc địa phương để thu hút du khách, thu hút đầu tư. Trong năm 2014, huyện đã phối hợp với các sở, ngành của tỉnh và 2 đoàn chuyên gia nước ngoài tổ chức khảo sát và quy hoạch các điểm du lịch trên địa bàn huyện gắn liền với quy hoạch Du lịch của tỉnh Lào Cai. Đề nghị công nhận Ruộng bậc thang Ngải Thầu, Y Tý thành di sản danh thắng cấp Quốc gia. Công tác đào tạo kỹ năng Du lịch cộng đồng tiếp tục được quan tâm, đến nay toàn huyện có 30 hộ đăng ký kinh doanh du lịch, 19 cơ sở kinh doanh lưu trú với 120 phòng nghỉ.

Nông nghiệp, lâm, thủy sản: Giá trị canh tác tương đối lớn, giá trị sản xuất mang của ngành mang lại lớn thứ hai trong 3 ngành. Trong đó gồm có canh tác cây lương thực, cây rau, củ quả và các cây dược liệu; Chăn nuôi đại gia súc và gia cầm có bước phát triển và ổn định, đặc biệt là một số mô hình mới như nuôi Lợn rừng ở Quang Kim, nuôi cá hồi, cá tầm ở Y Tý, Dền Sáng, nuôi rắn hổ mang ở thị trấn Bát Xát …, bước đầu cho thu nhập cao.

Bảng 3.4. Giá trị sản xuất huyện Bát Xát giai đoạn 2013 – 2015 (Tính theo giá so sánh) (Tính theo giá so sánh) Chỉ tiêu ĐVT GTSX TĐPTBQ (%/năm) 2013 2014 2015 I. Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 2.220,29 2.995,96 3.257,46 121,13

1.1 Công nghiệp, xây dựng Tỷ đồng 1.260,17 1.871,73 2.251,23 133,66 1.2 Thương mại - dịch vụ Tỷ đồng 217,08 255,27 300,84 117,72 1.3 Nông, lâm, thủy sản Tỷ đồng 743,04 868,96 975,39 114,57 - Nông nghiệp Tỷ đồng 636,33 745,28 846,32 115,33 + Trồng trọt Tỷ đồng 471,92 567,32 609,98 113,69 + Chăn nuôi Tỷ đồng 164,41 177,97 236,34 119,90 - Lâm nghiệp Tỷ đồng 74,60 81,12 79,92 103,50 - Thủy sản Tỷ đồng 32,11 42,56 49,15 123,72

II. Cơ cấu

I. Tổng giá trị sản xuất % 100,00 100,00 100,00 - 1.1 Công nghiệp, xây dựng % 56,76 62,48 69,11 - 1.2 Thương mại dịch vụ % 9,78 8,52 9,24 - 1.3 Nông, lâm, thủy sản % 33,47 29,00 29,94 - - Nông nghiệp % 85,64 85,77 86,77 - + Trồng trọt % 74,16 76,12 72,07 - + Chăn nuôi % 25,84 23,88 27,93 - - Lâm nghiệp % 10,04 9,34 8,19 - - Thủy sản % 4,32 4,90 5,04 - Nguồn: Chi cục thống kê huyện Bát Xát (2015)

Về cơ bản, kinh tế thương mại của huyện Bát Xát có nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa. Trong đó có ngành thương mại – dịch vụ có thể khai thác thị trường buôn bán hàng hóa cho khách du lịch, đặc biệt là bán các loại dược liệu của địa phương đang phù hợp trồng hái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 51 - 54)