Đánh giá chung về địa bàn huyện Bát Xát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 54)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm cơ bản của huyện bát xát

3.1.4. Đánh giá chung về địa bàn huyện Bát Xát

3.1.4.1. Thuận lợi

Theo số liệu điều tra, thu thập được cho thấy Bát Xát có những thuận lợi để phát triển như:

- Vị trí địa lý: Huyện Bát Xát có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu thương mại, có sự quan tâm và thu hút nguồn đầu tư.

- Điều kiện tự nhiên: Lập địa, thổ nhưỡng, khí hậu, lượng mưa… của huyện Bát Xát phù hợp cho sự phát triển một số loại cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp và cây dược liệu.

- Chính sách: Tỉnh Lào Cai chọn cây dược liệu làm cây mũi nhọn xóa đói giảm nghèo nên huyện Bát Xát cũng rất tích cực trong việc triển khai sản xuất cây dược liệu Chè dây. Đã có đề án phát triển cây dược liệu được biết đến trong giai đoạn 2013 – 2015.

- Tiềm năng về thị trường hàng hóa và dịch vụ: Do du lịch phát triển, cùng với nhu cầu hàng hóa ngày càng tăng, các loại dược liệu như Xuyên khung, thảo quả, Chè dây được sản xuất nhiều hơn, không chỉ xuất bán cho các thương lái quanh khu vực chợ Lào Cai mà còn xuất về các tỉnh khác như Hải Dương, Hà Nội.

- Nhu cầu về dược liệu: Gần đây ngoài việc khách du lịch, người tiêu dùng biết đến tác dụng của các loại dược liệu trong nước thì các doanh nghiệp dược cũng có những nghiên cứu và kế hoạch sản xuất quy mô lớn. Nguồn dược liệu phong phú phù hợp với khí hậu của huyện Bát Xát trở thành sự quan tâm đầu tư trong thu mua nguyên liệu.

- Cơ sở hạ tầng: Hệ thống đường liên xã, liên thôn được đầu tư là điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, thuận tiện cho việc thu hút các nguồn đầu tư, các doanh nghiệp xã hội đến gần với đời sống của đồng bào dân tộc ít người, nhờ thế mà nhiều dự án phát triển đời sống cộng đồng được triển khai.

- Nguồn lao động: Nguồn lao động phổ thông đa số là người dân tộc ít người, chăm chỉ, cần cù, đã có kinh nghiệm lao động lâu năm. Nhờ có nhiều chương trình chuyển giao kỹ thuật mà người dân tăng cường hơn kỹ năng sản xuất, phương thức sản xuất, mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn.

3.1.4.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, huyện cũng còn tồn tại những khó khăn, như:

- Trình độ văn hóa: Tuy nguồn lao động dồi dào, nhưng dân trí chưa cao, đồng bào chủ yếu là dân tộc ít người, nhiều người dân chưa thạo tiếng phổ thông, kỹ năng canh tác truyền thống còn lạc hậu, chưa phổ biến nhiều kỹ năng canh tác mới mang lại hiệu quả cao.

- Khả năng sản xuất: Còn thiếu vốn, đất đai ít được cải tạo, chi phí thời gian và chi phí tiếp cận với người dân để triển khai trồng trọt, sản xuất còn tốn kém. Mỗi hộ đều sản xuất nhỏ lẻ nên các nguồn lực có sẵn như công cụ dụng cụ cũng đầu tư thô sơ, chưa chuyên nghiệp hóa trong sản xuất.

- Thị trường: Người dân còn thụ động trong việc tiếp cận thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm. Trong xu thế hội nhập, cạnh tranh bằng chất lượng thay vì cạnh tranh bằng giá, thì mỗi hộ sản xuất phải ý thức được việc sản phẩm do mình làm ra phải đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn chất lượng như thế nào. Có như vậy mới bền vững.

- Cơ sở hạ tầng: Dù đã được đầu tư xây dựng, nhưng để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân thì vẫn cần đẩy nhanh tiến độ. Đặc biệt cần xây dựng khu điểm chợ trung tâm, sao cho các điểm thôn bản, xung quanh tiện lợi buôn bán.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp tiếp cận 3.2.1. Phương pháp tiếp cận

 Tiếp cận hệ thống

Để phát triển sản xuất Chè dây trên địa bàn huyện Bát Xát, có sự tương tác giữa nhiều bên như chính quyền địa phương, các tổ chức chương trình dự án, các doanh nghiệp, các hộ dân trực tiếp tham gia sản xuất.

Tiếp cận hệ thống được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu. Qua tìm hiểu Bộ máy tổ chức, các cơ quan trực thuộc, chúng tôi thu thập dữ liệu thứ cấp tại các phòng ban thuộc huyện Bát Xát. Tìm cách tiếp cận với các Doanh nghiệp dược trên địa bàn và các tổ chức phi chính phủ tham gia vào hoạt động phát triển Chè dây tại huyện Bát Xát để thu thập các báo cáo thống kê bối cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội, kết quả hiệu quả của các chương trình đã thực hiện.

 Tiếp cận kỹ thuật

Tiếp cận kỹ thuật thông qua tài liệu, quy trình đã được công bố hoặc tiếp cận với cán bộ nông nghiệp, cán bộ của Viện dược liệu – Trạm cây thuốc Sa Pa.

Với mỗi kỹ thuật khác nhau thì dẫn tới hiệu quả, kết quả khác nhau. Cây Chè dây vốn mọc hoang, nhưng theo nghiên cứu về mặt quy trình, có thể trồng

bằng hạt hoặc bằng cách giâm hom. Trong nghiên cứu sẽ tìm hiểu thực trạng các hộ dân sử dụng biện pháp nào hiệu quả và có lợi thế hơn cả.

 Tiếp cận Xã hội học

Tiếp cận thông qua Phòng dân tộc huyện, qua cán bộ xã nằm vùng tại địa điểm đó để hiểu về phong tục, tập quán của người dân, hiểu tâm tư nguyện vọng, hiểu họ cần cái gì, thiếu cái gì, nên tác động vào việc gì.

Qua tìm hiểu ban đầu, ở các xã chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người sinh sống, do đó áp dụng phương pháp tiếp cận xã hội học để khai thác các thông tin một cách phù hợp, hiệu quả.

3.2.2. Chọn điểm khảo sát

Chọn xã khảo sát: Huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai có 1 thị trấn và 22 xã. Chè dây chủ yếu mọc tự nhiên, rải rác trên nhiều xã trong huyện, hiện nay mới chỉ được trồng tại 2 xã là Mường Hum và Trung Lèng Hồ, tuy nhiên căn cứ diện tích có khả năng phát triển sản xuất Chè dây của các xã, và khoảng cách giữa các xã sao cho phương án khảo sát được khả thi, cộng với đặc điểm sinh trưởng của cây chè dây, phù hợp phát triển ở độ cao từ 800 -1500m, do đó chúng tôi chọn 3 xã đại diện gồm Mường Hum, Trung Lèng Hồ, Dền Thàng vì có khoảng cách gần nhau, khả thi cho việc điều tra, hơn nữa 3 xã này đều thuận tiện cho việc thông thương, buôn bán tại chợ trung tâm Mường Hum.

Chọn hộ sản xuất Chè dây đại diện: Căn cứ tình hình thực tiễn trên địa bàn huyện Bát Xát hiện nay chủ yếu là các hộ dân thu hái tự nhiên và có 1 số hộ trên địa bàn 2 xã Mường Hum, Trung Lèng Hồ trồng hom chè dây tại vườn nhà. Kết hợp tìm hiểu , liên kết và xin gợi ý của cán bộ khuyến nông xã, cán bộ quản lý doanh nghiệp dược có sử dụng nguyên liệu tại vùng trồng huyện Bát Xát. Có sự tham khảo ý kiến của hộ dân tại địa phương, chúng tôi đã tiền hành chọn mẫu theo phương án trình bày trong bảng 3.5 như sau:

Bảng 3.5. Số hộ được chọn điều tra tại huyện Bát Xát

Xã Số hộ điều tra (hộ) Tổng số Trong đó hộ trồng Dền Thàng 27 0 Mường Hum 40 15 Trung Lèng Hồ 25 2 TỔNG MẪU 92 17

cán bộ khuyến nông, sự chỉ dẫn từ các phòng ban trực thuộc huyện cùng với liên hệ doanh nghiệp chế biến dược, chúng tôi tiến hành phỏng vấn với các cán bộ quản lý sau:

Bảng 3.6. Chọn cán bộ quản lý

Bộ phận/ Phòng ban ĐVT Số lượng

Văn phòng UBND huyện Cán bộ 2

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cán bộ 3

Phòng Kinh tế hạ tầng Cán bộ 3 Ban dự án phát triển NTM Cán bộ 2 Ban QL dự án Chè Cán bộ 2 Trạm kiểm lâm Cán bộ 1 Trạm khuyến nông Cán bộ 4 Cán bộ xã Cán bộ 3

Khuyến nông viên xã Cán bộ 3

Doanh nghiệp chế biến Cán bộ 10

TỔNG MẪU 33

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2015) 3.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

a.Thu thập dữ liệu thứ cấp

Trong phần tổng quan nghiên cứu tài liệu: Sử dụng từ điển để làm rõ các khái niệm liên quan. Qua internet tìm hiểu về thực trạng phát triển dược liệu trên thế giới và ở nước ta hiện nay. Sử dụng kết quả, nghiên cứu của các đề tài liên quan đã được công bố.

Các dữ liệu về diện tích, dân số, lao động tình hình kinh tế xã hội được thu thập từ các báo cáo, thống kê từ các đơn vị hành chính thuộc huyện Bát Xát như: Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn phòng UBND huyện, Ban quản lý dự án Chè, Phòng Tài nguyên – Môi trường, Trạm khuyến nông và Chi cục thống kê huyện.

Đặc điểm kỹ thuật – kinh tế của cây Chè dây nói riêng được thu thập từ quy trình trồng trọt của Viện dược liệu, Doanh nghiệp nghiên cứu và triển khai trồng. Tình hình trồng Chè dây được sử dụng thông tin từ các báo cáo đánh giá của các tổ chức, dự án tham gia phát triển Chè dây.

Các văn bản pháp lý được cập nhật qua kênh internet, qua sách, báo. Nguồn cung cấp:

- Văn phòng, cơ quan chức năng tại Huyện Bát Xát. - Các thư viện

- Các trang điện tử, website.

Cách thu thập: Tìm, đọc, phân tích, sử dụng và trích dẫn.

b.Thu thập dữ liệu sơ cấp

Sử dụng 2 mẫu phiếu khảo sát để lấy ý kiến từ: Cán bộ quản lý thuộc cơ quan chức năng địa phương và doanh nghiệp dược cùng với người dân địa phương. Sau khi tổng hợp dữ liệu từ các phiếu khảo sát, đối với những thông tin có giá trị lớn, là trọng tâm tiếp tục được sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại để tìm hiểu rõ hơn vấn đề. Thực hiện các cuộc phỏng vấn cán bộ quản lý huyện, cán bộ nằm vùng tại xã để có được những thông tin, những quan điểm mang tính khách quan và chủ quan, từ đó đề ra các biện pháp, giải pháp phù hợp.

Trong suốt quá trình thực tập, các phương pháp như: quan sát, mô tả được sử dụng linh hoạt để có được những hình dung chung về đặc điểm và địa bàn nghiên cứu, phương thức sản xuất, kỹ thuật canh tác, thái độ và quan điểm của các đối tượng trong việc phát triển sản xuất Chè dây.

Nguồn cung cấp: Các hộ dân, các cán bộ quản lý được chọn nghiên cứu điểm. Cách thu thập: Phỏng vấn theo bảng câu hỏi; Thảo luận nhóm; Quan sát. 3.2.4. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu

Các dữ liệu thu thập được, chúng tôi kiểm tra lại theo 3 yêu cầu: đầy đủ, chính xác, logic. Sau đó xem xét, kiểm tra các số liệu để hiệu chỉnh và nhập vào máy tính. Sử dụng công cụ Excel để tính toán để tạo ra các bảng, các biểu đồ thể hiện kết quả thống kê.

3.2.5. Phương pháp phân tích thông tin  Phương pháp phân tích SWOT.  Phương pháp phân tích SWOT.

Dựa trên cơ sở xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và phân tích kết hợp điểm mạnh, điểm yếu với cơ hội và thách thức trong sản xuất Chè dây của huyện mà xác định các giải pháp phù hợp để thúc đẩy phát triển sản xuất Chè dây của huyện trong các năm tiếp theo. Nội dung của phương pháp này thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.7. Phân tích lý thuyết SWOT

SWOT S: Điểm mạnh nhất W: Điểm yếu nhất

O: Cơ hội lớn nhất

SO: Kết hợp điểm mạnh với cơ hội nhằm tìm giải pháp phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội

WO: Kết hợp cơ hội với điểm yếu nhất nhằm tìm giải pháp, tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu

T: Thách thức lớn nhất

ST: Kết hợp điểm mạnh nhất với thách thức lớn nhất nhằm tìm giải pháp phát huy điểm mạnh để vượt qua thách thức

WT: Kết hợp thách thức lớn nhất với điểm yếu nhất nhằm tìm giải pháp khắc phục điểm yêu, đối phó với các thách thức

 Phương pháp thống kê mô tả.

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào của nông hộ sản xuất chè, kết quả và hiệu quả sản xuất của nông hộ sản xuất Chè dây qua các năm.

 Phương pháp so sánh.

Phương pháp so sánh dùng để so sánh giữa thực tế với lý luận. So sánh giữa chi phí và lợi ích. So sánh trước khi phát triển và sau khi phát triển Cây Chè dây. So sánh các ý kiến đánh giá của nhiều bên liên quan. So sánh các đối tượng khác nhau, các điều kiện khác nhau, từ đó rút ra nhận xét về sự khác biệt, sự tìm hiểu nguyên nhân của sự khác biệt đó.

3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a. Nhóm chỉ tiêu thể hiện điều kiện sản xuất

- Diện tích đất bình quân/ hộ - Số lao động bình quân/ hộ - Số vốn bình quân/ hộ

- Tỷ lệ chủ hộ tham gia tập huấn kỹ thuật

b. Nhóm chỉ số thể hiện phát triển sản xuất Chè dây theo chiều sâu

- Số hộ trồng Chè dây qua các năm.

- Năng suất chè, sản lượng chè dây khô. (Trong đó, hệ số quy đổi: 6,2kg chè dây tươi chế biến được 1kg chè dây khô)

- Sản lượng, tốc độ tăng (giảm) sản lượng Chè dây qua các năm

- Giá trị sản xuất, tốc độ tăng (giảm) giá trị sản xuất Chè dây qua các năm.

c. Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển sản xuất Chè dây theo chiều rộng

- Hiệu quả sử dụng đất: + GO/ha + VA/ha

- Hiệu quả sử dụng lao động + GO/V + VA/V

- Hiệu quả sử dụng chi phí + GO/TC + VA/TC

- Hiệu quả xã hội

+ Số lượng lao động được thu hút thêm

+ Thu nhập bình quân lao động 1 hộ tăng thêm + An ninh quốc phòng

- Hiệu quả môi trường + Độ che phủ

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ DÂY HUYỆN BÁT 4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ DÂY HUYỆN BÁT XÁT, LÀO CAI

4.1.1. Quá trình phát triển sản xuất chè dây huyện Bát Xát 4.1.1.1. Các giai đoạn sản xuất chè dây 4.1.1.1. Các giai đoạn sản xuất chè dây

Khi tìm hiểu quá trình sản xuất chè dây tại huyện Bát Xát, chúng tôi nhận thấy quá trình sản xuất và khai thác chè dây của huyện chia thành 3 giai đoạn như trong bảng 4.1. Trước những năm 1975, chè dây khai thác chỉ nhằm mục đích tự tiêu dùng. Giai đoạn 1986-2005, một số ít thương lái buôn bán chè dây khô cho các điểm du lịch, cụ thể cho các hàng thuốc bắc ở chợ Cốc Lếu, chợ Sa Pa, chợ Bắc Hà – tỉnh Lào Cai đã thúc đẩy các hộ sản xuất, khai thác để bán. (Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bát Xát, 2015).

Bảng 4.1. Các thời kì sản xuất Chè dây

Diễn giải Trước

1975 1976 - 1985 1986 - 2005 2006 - nay 1. Mục đích sản xuất Tự tiêu dùng Tự tiêu dùng Bán cho thương lái Bán cho thương lái và doanh nghiệp 2. Diện tích có sản phẩm (ha) - 20.000 40.000 50.000 3. Sản phẩm/ năm (tấn) - 8.000 15.600 25.000

4. Đầu tư/ năm (đồng) - 8.000.000 18.000.000 40.000.000 5. Phương hướng phát triển Chưa có Chưa có Chưa có

Đưa vào đề án phát triển dược

liệu của huyện Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bát Xát (2015)

Theo các thương lái cho biết, khi họ nhận thấy thị trường tại các điểm du lịch, họ vào tận các thôn bản để đặt các hộ gia đình làm Chè dây khô bán để thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 54)