Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 46 - 51)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm cơ bản của huyện bát xát

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

a. Thành phần dân tộc, dân số và lao động

Theo chi cục Thống kê huyện Bát Xát (2015) trong bảng 3.1, dân số toàn huyện là 75.145 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2012 – 2015 là 101,32%. Tổng số hộ gia đình là 16.092 hộ. Dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn (xã, bản) chiếm tới 94,02% so với toàn huyện. Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống như Dáy, H’Mông, Dao, Hà Nhì và một số dân tộc khác. Trong đó có dân tộc Dao chiếm cơ cấu nhiều nhất với 27,91%.

Bảng 3.1. Tình hình dân số huyện Bát Xát giai đoạn 2013 – 2015

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%)

SL (người) CC(%) SL (người) CC(%) SL (người) CC(%) 2014/2013 2015/2014 BQ

1. Tổng số hộ 15.311 - 15.677 - 16.092 - 102,39 102,65 102,52

2. Tổng số dân cư 73.202 - 74.283 - 75.145 - 101,48 101,16 101,32

2.1. Phân theo khu vực 73.202 100,00 74.283 100,00 75.145 100,00 101,48 101,16 101,32

- Thành thị 4.288 5,86 4.435 5,97 4.491 5,98 103,43 101,26 102,34

- Nông thôn 68.914 94,14 69.848 94,03 70.654 94,02 101,36 101,15 101,25

2.2. Phân theo giới tính 73.202 100,00 74.283 100,00 75.145 100,00 101,48 101,16 101,32

- Nam 36.831 50,31 37.632 50,66 38.137 50,75 102,17 101,34 101,76

- Nữ 36.371 98,75 36.651 97,39 37.008 49,25 100,77 100,97 100,87

2.3. Phân theo dân tộc 73.202 100,00 74.283 100,00 75.145 100,00 101,48 101,16 101,32

- Dân tộc Kinh 12.953 17,69 12.984 17,48 13.280 17,67 100,24 102,28 101,25 - Dân tộc Dáy 15.367 20,99 15.548 20,93 15.867 21,12 101,18 102,05 101,61 - Dân tộc H'Mông 18.990 25,94 19.209 25,86 19.575 26,05 101,15 101,91 101,53 - Dân tộc Dao 20.240 27,65 20.522 27,63 20.973 27,91 101,39 102,20 101,79 - Dân tộc Hà Nhì 4.179 5,71 4.361 5,87 4.440 5,91 104,36 101,81 103,08 - Dân tộc khác 1.473 2,01 1.659 2,23 1.010 1,34 112,63 60,88 82,81 33

Bảng 3.2. Tình hình lao động huyện Bát Xát giai đoạn 2013 – 2015

Chỉ tiêu

2013 2014 2015 So sánh (%)

SL

(người) CC(%) (người) SL CC(%) (người) SL CC(%) 2014/2013 2015/2014 BQ

I. Nguồn lao động 50.215 100,00 51.734 100,00 53.302 100,00 103,02 103,03 103,03

1.1. Số người trong độ tuổi lao động 46.736 93,07 48.210 93,19 49.715 93,27 103,15 103,12 103,14 - Có khả năng lao động 46.571 99,65 48.041 99,65 49.543 99,65 103,16 103,13 103,14 - Mất khả năng lao động 165 0,35 169 0,35 172 0,35 102,42 101,78 102,10 1.2. Số người ngoài độ tuổi lao động

nhưng vẫn tham gia lao động 3.479 6,93 3.524 6,81 3.587 6,73 101,29 101,79 101,54

II. Phân phối nguồn lao động 50.215 100,00 51.734 100,00 53.302 100,00 103,02 103,03 103,03

2.1. Tham gia LĐ trong các ngành KT 42.597 84,83 49.522 95,72 50.097 93,99 116,26 101,16 108,45 - Nông nghiệp 19.227 45,14 21.747 43,91 23.503 47,46 113,11 108,07 110,56 - Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 10.300 24,18 11.166 22,55 11.410 23,04 108,40 102,18 105,25 - Thương mại dịch vụ 12.484 29,31 15.753 31,81 14.580 29,44 126,19 92,56 108,07

- Ngành khác 586 1,38 856 1,73 604 1,22 146,05 70,54 101,50

2.2. Đi học 7.181 14,30 7.254 14,02 7.557 14,18 101,02 104,18 102,58 - THPT 6.758 94,11 6.795 93,67 7.071 97,48 100,55 104,06 102,29 - Chuyên môn nghiệp vụ, học nghề 423 5,89 459 6,33 486 6,70 108,51 105,88 107,19 2.3. Không làm việc 341 0,68 352 0,68 364 0,70 103,23 103,41 103,32 2.4. Không có việc làm 96 0,19 85 0,16 50 0,10 88,54 58,82 72,17

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bát Xát (2015)

Qua bảng 3.2 cho thấy được nguồn lao động của huyện Bát Xát dồi dào, tổng số nguồn lao động năm 2015 là 53.302 người, trong đó gồm cả số người trong độ tuổi lao động (49.715 người) và cả người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn tham gia lao động (3.587 người).

Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trong ngành thương mại dịch vụ, tăng theo ngành nông nghiệp. Lao động trong độ tuổi lao động tăng lên, cụ thể năm 2015 tăng 16% so với năm trước, số lao động không có việc làm tăng 2 % và lao động không có việc làm giảm 0,06 %.

Lao động chủ yếu thông qua thói quen sản xuất truyền thống, trong những năm gần đây, thông thương với Trung Quốc do vị trí gần biên giới đã có thêm những kinh nghiệm mua bán, giao dịch. Bên cạnh đó nguồn lao động sản xuất được tiếp cận với chuyên môn kỹ thuật từ các cán bộ khuyến nông huyện, cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn. Đặc biệt, có sự xuất hiện của các Doanh nghiệp, sự định hướng về chất lượng được nâng cao, do đó chú trọng nhiều đến hướng dẫn lao động làm đúng kỹ thuật (Ban dự án chè huyện Bát Xát, 2015).

Số lao động hàng năm của huyện tăng lên đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, song huyện vẫn cần phải có kế hoạch phát triển sản xuất đồng đều giữa các ngành.

b.Diện tích đất

Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai có tổng diện tích đất tự nhiên là 106.189,69 ha, bình quân diện tích tự nhiên trên một hộ khoảng 1,41 ha/ nhân khẩu. Trong tổng diện tích tự nhiên của huyện Bát Xát thì đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất với 69.538,69 ha (chiếm 65,49%), đất phi nông nghiệp có 6.502,33 ha (chiếm 6,12 %). Diện tích đất chưa sử dụng còn 30.148,68 ha (chiếm 28,39%) được thể hiện trong bảng 3.3

Trong đó diện tích đất nông nghiệp được sử dụng vào các mục đích sau: Đất trồng lúa nước; Đất trồng cây hàng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản và quỹ đất nông nghiệp khác.

Bảng 3.3. Tình hình sử dụng đất huyện Bát Xát giai đoạn 2013 – 2015

Diễn giải ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (%)

Diện tích CC(%) Diện tích CC(%) Diện tích CC(%) 2014/2013 2015/2014 BQ

I. Tổng diện tích đất tự

nhiên ha 106.189,69 100,00 106.189,69 100,00 106.189,69 100,00 100,00 100,00 100,00

1.1. Đất nông nghiệp ha 66.100,33 62,25 67.107,13 63,20 69.538,69 65,49 101,52 103,62 102,57

Đất lúa nước ha 3.391,02 5,13 3.543,88 5,28 3.667,89 5,27 104,51 103,50 104,00 Đất trồng cây hàng năm khác ha 3.392,07 5,13 3.219,08 4,80 3.283,46 4,72 94,90 102,00 98,39 Đất trồng cây lâu năm ha 1.980,10 3,00 2.068,96 3,08 2.174,21 3,13 104,49 105,09 104,79 Đất rừng sản xuất ha 14.500,18 21,94 14.722,75 21,94 16.408,31 23,60 101,53 111,45 106,38 Đất rừng phòng hộ ha 25.095,45 37,97 25,525,12 38,04 25,379,92 36,50 101,71 99,43 100,57 Đất rừng đặc dụng ha 17,520,74 26,51 17,786,00 26,50 17,786,00 25,58 101,51 100,00 100,75 Đất nuôi trồng thủy sản ha 212,42 0,32 234,93 0,35 232,49 0,33 110,60 98,96 104,62 Đất nông nghiệp khác ha 8,35 0,01 6,41 0,01 6,41 0,87 76,77 100,00 87,62

1.2. Đất phi nông nghiệp ha 5,726,85 5,39 5,803,54 5,47 6,502,33 6,12 101,34 112,04 106,56

1.3. Đất chưa sử dụng ha 34.362,51 32,36 33.279,03 31,34 30.148,68 28,39 96,85 90,59 93,67

II. Một số chỉ tiêu BQ

2.1. Đất bình quân/ đầu người ha 1,57 - 1,50 - 1,41 - - - -

2.2. Đất nông nghiệp/ hộ ha 3,77 - 3,52 - 3,41 - - - -

2.3. Đất phi nông nghiệp/ hộ ha 0,33 - 0,30 - 0,32 - - - -

Ngoại trừ thị xã Bát Xát có các công trình xây dựng mới, hiện đại, thì các xã còn lại trong huyện vẫn còn giữ sự hoang sơ của vùng nông thôn, người dân ít người tại đây vẫn giữ cách sản xuất truyền thống với việc trồng lúa nước và chăn nuôi, chủ yếu là nuôi bò và trâu. Song vì Bát Xát còn có những địa danh gắn với du lịch nên dẫn tới nhiều hộ dân biết kinh doanh, buôn bán các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng quà lưu niệm, các sản phẩm chè tuyết san, chè dây khô.

c.Cơ sở hạ tầng

Theo UBND huyện Bát Xát (2014) cho biết các công trình xây dựng cơ bản được triển khai đảm bảo tiến độ, chất lượng và phục vụ tốt cho phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tổng số công trình khởi công mới 135 danh mục (Ban QLDA.CT.XDCB quản lý dự án: 52 danh mục; Các cơ quan, UBND các xã: 83 danh mục; Các cơ quan, UBND các xã: 6 danh mục). Công trình quyết toán, hoàn thành: 83 danh mục). Công trình chuyển tiếp 15 danh mục). Công trình quyết toán, hoàn thành: 83 danh mục (Ban QLDA.CT.XDCB quản lý dự án: 28 danh mục; Các cơ quan, UBND các xã: 55 danh mục). Tổng kinh phí được giao năm 2014: 138.823 triệu đồng; Trong đó: Các công trình do Ban QLDA.CT.XDCB huyện làm quản lý dự án: 98.362 triệu đồng; Các công trình do các cơ quan, UBND các xã quản lý dự án: 39.771 triệu đồng. Các công trình do các cơ quan, UBND các xã quản lý dự án: 39.749 triệu đồng, đạt 100% KH. Các công trình xây dựng cơ bản do tỉnh làm chủ đầu tư (Kè sông biên giới, đường Kim Thành - Ngòi Phát, đường Bản Vược - Dền Sáng, đường tuần tra biên giới...) được đẩy nhanh tiến độ thi công. Đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Dự án WB: Tổng dự toán, quyết toán được duyệt: 26.444,4 triệu đồng. Trong đó: Hợp phần phát triển kinh tế huyện: 13.990 triệu đồng; Hợp phần ngân sách PTX: 9.204,4 triệu đồng; Chi khác: 3.250 triệu đồng. Ước khối lượng thực hiện đến 31/12/2014: 3.153 triệu đồng, đạt 11,92% so với tổng mức đầu tư được chấp thuận. Giá trị giải ngân ước đến 31/12/2014: 11.107,1 triệu đồng, đạt 42% so với giá trị tổng mức đầu tư được chấp thuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)