Quá trình phát triển sản xuất chè dây huyện Bát Xát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 61 - 66)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất chè dây huyện Bát Xát, Lào Cai

4.1.1. Quá trình phát triển sản xuất chè dây huyện Bát Xát

4.1.1.1. Các giai đoạn sản xuất chè dây

Khi tìm hiểu quá trình sản xuất chè dây tại huyện Bát Xát, chúng tôi nhận thấy quá trình sản xuất và khai thác chè dây của huyện chia thành 3 giai đoạn như trong bảng 4.1. Trước những năm 1975, chè dây khai thác chỉ nhằm mục đích tự tiêu dùng. Giai đoạn 1986-2005, một số ít thương lái buôn bán chè dây khô cho các điểm du lịch, cụ thể cho các hàng thuốc bắc ở chợ Cốc Lếu, chợ Sa Pa, chợ Bắc Hà – tỉnh Lào Cai đã thúc đẩy các hộ sản xuất, khai thác để bán. (Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bát Xát, 2015).

Bảng 4.1. Các thời kì sản xuất Chè dây

Diễn giải Trước

1975 1976 - 1985 1986 - 2005 2006 - nay 1. Mục đích sản xuất Tự tiêu dùng Tự tiêu dùng Bán cho thương lái Bán cho thương lái và doanh nghiệp 2. Diện tích có sản phẩm (ha) - 20.000 40.000 50.000 3. Sản phẩm/ năm (tấn) - 8.000 15.600 25.000

4. Đầu tư/ năm (đồng) - 8.000.000 18.000.000 40.000.000 5. Phương hướng phát triển Chưa có Chưa có Chưa có

Đưa vào đề án phát triển dược

liệu của huyện Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bát Xát (2015)

Theo các thương lái cho biết, khi họ nhận thấy thị trường tại các điểm du lịch, họ vào tận các thôn bản để đặt các hộ gia đình làm Chè dây khô bán để thu mua, rất ít người dân tự làm đem bán vì họ không tìm được người cần mua, đo đó người dân địa phương không mất nhiều chi phí đầu tư, không mất chi phí dịch vụ, người dân chỉ đi rừng gặp bụi Chè dây, thu hái đem về chế biến trên chảo, phơi trong chính sân nhà mình rồi ra sản phẩm. Sang giai đoạn 2006-nay, khi có sự tham gia của doanh nghiệp dược vào thị trường, nguồn nguyên liệu Chè dây

tăng lên đột biến. Ngoài các hàng thuốc bắc, các lái buôn thu mua Chè dây khô ra còn có doanh nghiệp Traphacosapa, đóng tại thị trấn Sapa thu mua nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thuốc Ampelop, chữa bệnh đau dạ dày (Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bát Xát, 2015).

Hộp 4.1. Thu mua Chè dây

Theo Traphaco (2015) cho biết từ năm 2013, Traphaco đã liên kết với Viện dược liệu, cùng hợp tác trong dự án Biotrade, và công ty Traphacosapa nghiên cứu và xây dựng thành công quy trình thu hái, chế biến và bảo quản dược liệu chè dây theo GACP-WHO tại xã Mường Hum, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Hướng đến việc thay vì chặt cây thì chỉ tỉa cành ngắn, vừa đảm bảo nguyên liệu sử dụng là bộ phận lá, và đảm bảo việc khai thác được thực hiện một cách bền vừng – khai thác có bảo tồn. Người dân đã được nâng cao nhận thức thông qua các buổi tập huấn của cán bộ Traphao, hướng dẫn cụ thể thông qua hình ảnh minh họa trên thực tế, đưa ra tiêu chuẩn về việc chỉ ngắt cành ngắn, thành phẩm chè khô không quá nhiều cuộng…, bà con nắm bắt quy trình rất nhanh và tuân thủ một cách đầy đủ. Chè dây là một loại cây dây leo trong rừng, nếu chỉ khai thác mà không bảo tồn sẽ nhanh chóng mất đi một dược liệu quý của Việt Nam. Các cán bộ nghiên cứu của Traphao không ngừng tìm tòi và đưa ra quy trình trồng chè dây. Bên cạnh việc thu hái theo GACP-WHO cho cây chè dây, công ty Traphaco cũng đã chủ động phát triển các vùng trồng dưới tán rừng để đảm bảo chất lượng, vừa giúp bà con chủ động trong khâu thu hái, vừa góp phần bảo tồn bền vững dược liệu chè dây. Nhờ việc trồng chè dây, giúp cho người dân thu hái gần nhà, có thể chế biến tươi, tận dụng thời gian, bớt thời gian phải đi xa. Qua đánh giá của các tổ chức đánh giá độc lập cho thấy, đời sống của người dân trồng và thu hái chè dây đều nâng cao, thu nhập tăng lên.

Cô thu mua Chè dây hơn 10 năm nay rồi, ngày xưa cô buôn thảo quả là chính, Chè dây ít thôi vì người ta chưa có nhu cầu nhiều, nhưng từ năm 2005, Traphaco mua Chè dây cô mới tìm các đầu mối, cả ở Bát Xát. Có Doanh nghiệp thu mua mới có nhiều Chè dây, ở Bát Xát những năm gần đây trung bình cũng phải đến gần 30 tấn.

Mình phải mang mẫu vào nhà dân, để họ học làm theo, khống chế cuộng ngay từ đầu.

Trong công tác xây dựng và phát triển vùng trồng, Traphaco dần nâng cấp các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng. Sự điều chỉnh này nhằm thắt chặt dần việc quản lý và kiểm soát vùng trồng để đảm bảo ổn định, nâng cao số lượng và chất lượng dược liệu phục vụ sản xuất. Công ty đồng thời xây dựng mô hình hợp tác, phối hợp các bên để phát triển vùng trồng dược liệu. Đó là mô hình hợp tác 4 nhà: Nhà nước – Nhà nông – Nhà khoa học – Doanh nghiệp. Do vậy, việc quy hoạch và mở rộng vùng trồng dược liệu theo GACP – WHO của Traphaco không những được kiểm soát chặt chè mà còn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ nhiều đơn vị ban ngành. Các đề tài, dự án trồng và thu hái dược liệu đã góp phần giáo dục ý thức bảo tồn, phát triển tài nguyên cây thuốc Việt Nam đang bị tàn phá, gìn giữ di sản tri thức y dược học cổ truyền, khuyến khích nông dân trồng dược liệu, khong những góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn có thể giúp bà con làm giàu từ dược liệu. Đây cũng là chiến lược phát triển phù hợp với định hướng chính sách quốc gia về dược liệu giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030, trong đó ưu tiên phát triển thuốc từ dược liệu Việt, giảm dần tỷ lệ nhập khẩu dược liệu, tăng tỷ trọng xuất khẩu dược liệu và thuốc từ dược liệu. Việc trồng và thu hái chè dây theo tiêu chuẩn GACP-WHO đã góp phần đảm bảo nguồn dược liệu đầu vào ổn định, chất lượng tốt để sản xuất ra các sản phẩm “Quà tặng của núi rừng Sa Pa” như trà Dây leo sapa, trà Sapamour – Giúp thanh nhiệt, giải độc, an thần, bảo vệ dạ dày.

Theo Sở khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai (2015), từ nguồn vốn của chương trình khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ của tỉnh Lào Cai, năm 2014 công ty TNHH MTV Traphacosapa đã triển khai thực hiện dự án tại xã Mường Hum – huyện Bát Xát. Với quy mô 3 ha cây chè dây (30.000 hom giống). Dự án được Nhà nước hỗ trợ 100% tiền mua hom giống và 50% vật tư phân bón, sau gần 01 năm triển khai dự án đã đạt được một số kết quả như sau: Đã mở được 01 lớp tập huấn cho các hộ dân về quy trình trồng, chăm sóc, thu hái và bảo quản chè dây tại thôn Ki Quan San, xã Mường Hum, huyện Bát Xát, hiện tại cây chè dây phát triển tốt, cây đạt chiều cao khoảng 50 cm – 100 cm, cơ quan chủ trì hiện đang đôn đốc các hộ tham gia dự án thu hoạch lứa đầu tiên. Ngoài ra đơn vị chủ trì dự án là công ty TNHH MTV Traphacosapa cũng đã trồng thêm được 0,7ha chè dây tại Mường Hum. Đã thu hoạch được 1,5 tấn lá khô và cũng đang vào vụ thu hoạch tiếp, sản lượng dự kiến khoảng 2 tấn lá khô. Từ những kết

quả bước đầu đã đạt được có thể nhận thấy dự án sẽ là cơ sở để nhân rộng với quy mô lớn hơn trong những năm tiếp theo, khi hộ triển khai thành công sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, đồng thời tạo việc làm cho đoàn viên thanh niên và nhân dân trong vùng dự án.

Để khắc phục thực trạng khai thác chè dây theo thói quen chặt cành dài của người dân dẫn đến hủy hoại và thu hẹp diện tích cây thuốc, Traphacosapa cùng tổ chức Helvetas hướng dẫn người dân thu hái chè dây hợp lý, có khả năng tái sinh, nhằm bảo tồn tầng sinh thái tự nhiên. Traphacosapa chính thức tham gia UEBT “Liên minh Thương mại sinh học có đạo đức”. Có thể nói “cơ hội mở ra cơ hội”, với hỗ trợ của Sở Khoa học công nghệ tỉnh Lào Cai, công ty Traphacosapa thực hiện đề tài cấp tỉnh “Khảo nghiệm mô hình trồng chè dây (Ampelopsis cantoniensis) tại xã Mường Hum- huyện Bát Xát – tỉnh Lào Cai” với mục tiêu “Nhân giống và trồng cây chè dây trên chính mảnh đất đang bỏ hoang, trồng dưới tán rừng hoặc trồng tại vườn nhà”. Nhờ vậy dược liệu được chủ động thu hái ngay, chế biến kịp thời đảm bảo hoạt chất, mùi vị thơm ngon, chất lượng nâng cao, giá tiêu thụ cạnh tranh hơn (Traphacosapa, 2015).

Tháng 5/2015, được sự hỗ trợ giống và kỹ thuật của công ty TNHH MTV Traphacosapa, thêm 15 hộ dân ở hai thôn Ki Quan San và Tả Pờ Hồ, xã Mường Hum đã trồng thêm 8 ha chè dây trên đất đồi và dưới tán rừng tái sinh (Tuấn Ngọc, 2015).

4.1.1.2. Diện tích, sản lượng, năng suất chè dây a. Diện tích

Diện tích chè dây thể hiện trên 2 hình thức là khai thác tự nhiên và diện tích trồng, trong đó diện tích trồng sản xuất còn ít, không đáng kể so với diện tích khai thác tự nhiên. Cây chè dây thích hợp để phát triển ở độ cao khoảng 800- 1500m, như trong bảng 4.2 cho thấy các xã Trịnh Tường, Dền Sáng, Dền Thàng, Mường Hum, Trung Lèng Hồ, Pa Cheo, Nậm Pung, Tòng Sành có diện tích chè dây khai thác tự nhiên nhiều hơn các xã khác do sự phù hợp về độ cao. Việc khai thác chè dây tự nhiên của người dân kéo dài suốt những năm 1975 cho đến tận năm 2013.

Theo số liệu của tổ chức Helvetas, diện tích chè dây trên địa bàn huyện Bát Xát thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.2. Diện tích Chè dây trên địa bàn huyện Bát Xát năm 2015

Diễn giải Độ cao

(m)

Khai thác tự nhiên Trồng sản xuất

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Thị trấn Bát Xát 406 0 - - - A Mú Sung 483 450 2,49 - - Nậm Trạc 199 101 0,56 - - A Lù 1013 1.100 6,10 - - Trịnh Tường 932 1.850 10,25 - - Ngải Thầu 1614 422 2,34 - - Y Tý 1756 301 1,67 - - Cốc Mỳ 686 505 2,80 - - Dền Sáng 807 1.500 8,31 - - Bản Vược 437 501 2,77 - - Sảng Ma Sáo 1418 1.530 8,48 - - Bản Qua 195 200 1,11 - - Mường Vi 435 400 2,22 - - Dền Thàng 1306 1.463 8,11 - - Bản Xèo 646 400 2,22 - - Mường Hum 1456 2.900 16,07 8 76,19 Trung Lèng Hồ 1527 2.260 12,52 2,5 23,81 Quang Kim 415 250 1,39 - - Pa Cheo 1078 350 1,94 - - Nậm Pung 1139 1.087 6,02 - - Phìn Ngan 379 288 1,60 - - Cốc San 204 - - - - Tòng Sành 1091 187 1,04 - - Tổng số 18.044 100 10,5 100 Nguồn: Healvetas (2015)

Đến giữa năm 2013 đầu năm 2014 diện tích trồng chè dây bằng hom được phổ biến đến người dân thông qua dự án, đề tài được phối hợp giữa công ty cổ phần Traphaco, tổ chức Helvetas, quỹ VBCF. Với sự đầu tư về nhân sự, công nghệ, nguồn vốn, được tham gia tập huấn về các kĩ năng, kĩ thuật trồng và sơ chế, chế biến thì đến nay người dân đã trồng và duy trì được đến 10,5 ha chủ động trồng trên diện tích rừng hoặc trong vườn nhà được giao.

c. Sản lượng và năng suất

Chè dây là cây mọc tự nhiên trong rừng, bà con nông dân chỉ thu hái tự nhiên, rửa sạch, ủ, phơi khô để dành để uống. Do vậy, sản lượng chè dây tự nhiên

khai thác không nhiều và khó xác định. Theo số liệu báo cáo của phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bát Xát, sản lượng chè dây do người dân đi rừng gặp bụi nào sẽ thu hái, cắt bụi đó đem về chế biến thành sản phẩm. Đa số các hộ thu hái tự nhiên và một số ít hộ trồng bằng hom,thì nhận thấy sản lượng thu được từ trồng bằng hom có thể nhiều hơn. Sản lượng chè dây thu hái tự nhiên theo báo cáo của phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bát Xát ở bảng 4.3 cho thấy trung bình hàng năm sản lượng chè dây khô toàn huyện là 29,28 tấn, trong đó sản lượng chủ yếu khai thác tự nhiên, sản lượng chè dây trồng bằng hom chủ yếu là từ dự án của công ty dược như Traphaco.

Bảng 4.3. Diện tích, năng suất, sản lượng chè dây trên địa bàn huyện Bát Xát đến năm 2015

Diễn giải Diện tích (ha) Năng suất khô

(Tạ/ ha) Sản lượng khô (Tấn) 1) Toàn huyện 18054,5 29,28 - Khai thác tự nhiên 18044,0 22,45 - Trồng bằng hom 10,5 6,50 6,83 2) Xã Mường Hum 2908,0 15,52 - Khai thác tự nhiên 2900,0 10,32 - Trồng bằng hom 8,0 6,50 5,20 3) Xã Trung Lèng Hồ 2262,5 5,07 - Khai thác tự nhiên 2260,0 3,44 - Trồng bằng hom 2,5 6,50 1,63 4) Xã Dền Thàng 1463,0 1,02 - Khai thác tự nhiên 1463,0 1,02

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bát Xát (2015)

Thực tế hiện nay, tại Lào Cai đối với chính sách ứng dụng KHCN trên địa bàn tỉnh chưa hỗ trợ một sự án nào về áp dụng đưa cây chè dây vào sản xuất đại trà. Tại một số nơi như Sa Pa, Bát Xát.. có một số hộ đã trồng như còn nhỏ lẻ, chưa có tính chất khoa học đánh giá về năng suất, chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, chưa đem lại hiệu quả cũng như chất lượng sản phẩm chưa được cao, do vậy chưa có đủ nguồn nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất đại trà sản phẩm chè dây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)