Phân tích lý thuyết SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 59 - 61)

SWOT S: Điểm mạnh nhất W: Điểm yếu nhất

O: Cơ hội lớn nhất

SO: Kết hợp điểm mạnh với cơ hội nhằm tìm giải pháp phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội

WO: Kết hợp cơ hội với điểm yếu nhất nhằm tìm giải pháp, tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu

T: Thách thức lớn nhất

ST: Kết hợp điểm mạnh nhất với thách thức lớn nhất nhằm tìm giải pháp phát huy điểm mạnh để vượt qua thách thức

WT: Kết hợp thách thức lớn nhất với điểm yếu nhất nhằm tìm giải pháp khắc phục điểm yêu, đối phó với các thách thức

 Phương pháp thống kê mô tả.

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào của nông hộ sản xuất chè, kết quả và hiệu quả sản xuất của nông hộ sản xuất Chè dây qua các năm.

 Phương pháp so sánh.

Phương pháp so sánh dùng để so sánh giữa thực tế với lý luận. So sánh giữa chi phí và lợi ích. So sánh trước khi phát triển và sau khi phát triển Cây Chè dây. So sánh các ý kiến đánh giá của nhiều bên liên quan. So sánh các đối tượng khác nhau, các điều kiện khác nhau, từ đó rút ra nhận xét về sự khác biệt, sự tìm hiểu nguyên nhân của sự khác biệt đó.

3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a. Nhóm chỉ tiêu thể hiện điều kiện sản xuất

- Diện tích đất bình quân/ hộ - Số lao động bình quân/ hộ - Số vốn bình quân/ hộ

- Tỷ lệ chủ hộ tham gia tập huấn kỹ thuật

b. Nhóm chỉ số thể hiện phát triển sản xuất Chè dây theo chiều sâu

- Số hộ trồng Chè dây qua các năm.

- Năng suất chè, sản lượng chè dây khô. (Trong đó, hệ số quy đổi: 6,2kg chè dây tươi chế biến được 1kg chè dây khô)

- Sản lượng, tốc độ tăng (giảm) sản lượng Chè dây qua các năm

- Giá trị sản xuất, tốc độ tăng (giảm) giá trị sản xuất Chè dây qua các năm.

c. Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển sản xuất Chè dây theo chiều rộng

- Hiệu quả sử dụng đất: + GO/ha + VA/ha

- Hiệu quả sử dụng lao động + GO/V + VA/V

- Hiệu quả sử dụng chi phí + GO/TC + VA/TC

- Hiệu quả xã hội

+ Số lượng lao động được thu hút thêm

+ Thu nhập bình quân lao động 1 hộ tăng thêm + An ninh quốc phòng

- Hiệu quả môi trường + Độ che phủ

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ DÂY HUYỆN BÁT 4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ DÂY HUYỆN BÁT XÁT, LÀO CAI

4.1.1. Quá trình phát triển sản xuất chè dây huyện Bát Xát 4.1.1.1. Các giai đoạn sản xuất chè dây 4.1.1.1. Các giai đoạn sản xuất chè dây

Khi tìm hiểu quá trình sản xuất chè dây tại huyện Bát Xát, chúng tôi nhận thấy quá trình sản xuất và khai thác chè dây của huyện chia thành 3 giai đoạn như trong bảng 4.1. Trước những năm 1975, chè dây khai thác chỉ nhằm mục đích tự tiêu dùng. Giai đoạn 1986-2005, một số ít thương lái buôn bán chè dây khô cho các điểm du lịch, cụ thể cho các hàng thuốc bắc ở chợ Cốc Lếu, chợ Sa Pa, chợ Bắc Hà – tỉnh Lào Cai đã thúc đẩy các hộ sản xuất, khai thác để bán. (Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bát Xát, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 59 - 61)