Quy hoạch phát triển sản xuất chè dây huyện Bát Xát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 66)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất chè dây huyện Bát Xát, Lào Cai

4.1.2. Quy hoạch phát triển sản xuất chè dây huyện Bát Xát

Theo quyết định số 15/QĐ-BYT ban hành ngày 04/01/2012 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục 40 cây dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển thị

trường. Huyện Bát Xát là nơi có điều kiện tự nhiên, khí hậu thích hợp với việc phát triển dược liệu. Nên việc trồng và chế biến các sản phẩm dược liệu góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân, đồng thời phát huy thế mạnh của tỉnh và bảo tồn được những loài dược liệu quý. Đây là hướng đi đúng, có tính khả thi trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhằm đem lại lợi nhuận cao, tăng tính ổn định bền vững hệ sinh thái rừng, lại không ảnh hưởng đến qũy đất của cây trồng khác. Trong đó, cây Chè dây có diện tích mọc tự nhiên tương đối lớn tại huyện Bát Xát, bên cạnh đó người dân được giao đất, giao rừng, vẫn còn tiềm năng về diện tích trồng sản xuất, do đó trong đề án có đặt ra mục tiêu cây Chè dây có vùng trồng sản xuất lên tới 40 ha (Bộ Y tế, 2012).

Chúng tôi căn cứ vào các các văn bản pháp luật về việc thúc đẩy phát triển cây chè dây như nghị quyết số 200-CP ngày 21/8/1978 của Hội đồng Chính phủ về việc phát triển dược liệu trong nước; Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 – 2015, Quyết định số 15/QĐ-BYT ngày 4/1/2012 của Bộ y tế về việc ban hành danh mục 40 dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển thị trường; Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp &PTNT ban hành các định mức tạm thời áp dụng cho các chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư. Bên cạnh đó, tập trung các văn bản chính sách của chính quyền địa phương về phát triển cây chè dây thì có đề án Bảo tồn và phát triển một số loài cây dược liệu huyện Bát Xát giai đoạn 2013 - 2015. Quy hoạch tổng hợp vùng trồng sản xuất của nhóm các chủng loại cây dược liệu được thể hiện trong Quy hoạch sử dụng đất của phòng Tài nguyên và môi trường huyện Bát Xát và đề án phát triển dược liệu của huyện.

Chúng tôi căn cứ vào nhu cầu của các doanh nghiệp công nghiệp dược trong chế biến dược phẩm từ chè dây nguyên liệu. Trong giai đoạn từ 2006 – nay, dược liệu Chè dây khô có nhu cầu thu mua lớn, hai nguồn thu mua chính là các thương lái và doanh nghiệp. Qua tìm hiểu, thương lái thu mua rồi bán về các tỉnh như Hải Dương, Hải Phòng, các tỉnh miền trong có Lâm Đồng, Tây Nguyên, Sài Gòn. Doanh nghiệp thu mua Chè dây hiện nay mới có công ty dược Traphacosapa, xuất phát từ nhu cầu ổn định vùng trồng, ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào mà thấy rằng cần có quy hoạch vùng sản xuất chè dây hợp lý, kết hợp trồng sản xuất để chủ động thu hái và chế biến. Tình hình quy hoạch sản xuất của huyện Bát Xát được thể hiện trong bảng 4.4 như dưới đây:

Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu quy hoạch sản xuất chè dây đến 2020 của huyện Bát Xát đến 2020 của huyện Bát Xát

Diễn giải ĐVT Sản lượng So sánh (%)

2015 2018 2020 18/15 20/18

1. Diện tích chè dây ha 18.050,5 30.000 40.000 166,20 133,33

- Trồng thâm canh ha 10,5 30 50 285,71 166,67

- Khai thác tự nhiên ha 18.040 29.970 39.950 166,13 133,30 2. Năng suất chè khô

trồng thâm canh Tấn/ha 0,65 1,2 1,4 184,62 116,67

3. Sản lương chè tươi Tấn 181,51 248 434 136,64 175,00

4. Sản lượng chè khô Tấn 29,28 40 70 136,64 175,00

5. Nhà máy chế biến Cơ sở 2 5 10 250,00 200,00

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bát Xát (2015) 4.1.3. Các hình thức tổ chức sản xuất chè dây huyện Bát Xát năm 2015

a.Các hình thức tổ chức

Hộ sản xuất: Tại huyện Bát Xát có các hình thức sản xuất Chè dây chủ yếu là theo hộ gia đình. Đây là loại hình tổ chức sản xuất Chè dây chủ yếu từ trước những năm 1975 đến khoảng 2013. Đặc điểm nổi bật của các hộ sản xuất trong các xã là có quy mô nhỏ, manh mún, ngoài canh tác các loại rau màu như lúa nước, đỗ, lạc, vừng cùng với chăn nuôi làm thu nhập chính thì trong quá trình đi rừng thì người dân còn thu hái thêm cây Chè dây mọc hoang đem về chế biến, lâu lâu gom vào thành số lượng lớn để bán tạo ra thu nhập thêm. Do quy mô nhỏ lẻ, manh mún đã gây nhiều khó khăn cho công tác đầu tư, chăm sóc, thu hoạch, ký kết hợp đồng với số lượng lớn. Do không có sự tiếp cận với thị trường nên nguồn tiêu thụ không ổn định, chất lượng chênh lệch.

 Bắt đầu hình thành các tổ hợp tác vào năm 2013, dựa trên “Báo cáo đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội của các hộ cung ứng sản phẩm tự nhiên được lựa chọn tại Việt Nam” của tổ chức Helvetas về mục tiêu canh tác tự nhiên một cách bền vững và tăng cường năng lực sản xuất và xuất khẩu hiệu quả của một số công ty liên quan đến thương mại và sản xuất các sản phẩm canh tác tự nhiên. Trong danh mục được Helvetas đầu tư triển khai có Cây Chè dây, khi đó, tổ chức

trên mời Traphacosapa tham gia Pha 1 dự án trong bối cảnh công ty dược cũng đang tìm vùng trồng cho chính mình. Vào lúc đó, ngoài cung cấp giống cho bà con địa phương, còn thành lập thêm 1 tổ hợp tác gồm 15 hộ ký hợp đồng hợp tác với 1 cá nhân là ông Chảo Láo Tả (Díu Siểu) đứng ra làm đại diện. Khi này, hình thức tổ hợp tác mới xuất hiện. Hiện nay, về chế biến, chưa có doanh nghiệp thành lập và chế biến ngay tại địa bàn, chỉ có tổ hợp tác như đã nhắc đến ở trên là xưởng sản xuất của toàn vùng (Helvetas, 2015).

b.Mục đích sản xuất và chất lượng chè dây

Như đã đề cập, mục đích sản xuất Chè dây khô trước đây là tự tiêu dùng, do bài thuốc trong dân gian của người dân bản địa, qua thời gian, qua các công trình nghiên cứu được nhiều người biết đến công dụng, khi đó thương lái tìm mua Chè dây khô để bán làm quà cho khách du lịch. Bắt đầu từ dây, Chè dây khô trở thành hàng hóa. Những năm gần đây, với nhu cầu thu mua Chè dây khô của Doanh nghiệp dược, Chè dây khô được sản xuất trên quy mô lớn hơn, đặc biệt có chiều hướng nâng cao chất lượng hơn trước. Khác với sự buôn bán của các thương lái, họ chủ yếu thu mua để đáp ứng được nguồn cầu của thị trường, của các chợ đầu mối và người tiêu dùng, thì doanh nghiệp đặt ra nhiều tiêu chuẩn hơn cho nguyên liệu đầu vào là chè dây khô. Điển hình doanh nghiệp Traphacosapa có các tiêu chuẩn về tỉ lệ, về hình thái, về cách bảo quản của người dân. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn tăng cường tổ chức các buổi tập huấn hướng dẫn bà con địa phương các thao tác trồng cho đúng quy trình, chuyển giao công nghệ chế biến chè dây khô đảm bảo hoạt chất cần có từ chè dây.

Hộp 4.2. Tiêu chuẩn với Chè dây

Sản phẩm cuối cùng bán ra thị trường đều là sản phẩm Chè dây khô, người dân đi rừng thu hái lá tươi đem về băm nhỏ thành các đoạn khoảng 1cm, sao trên chảo gang, ủ trong bao tải, rồi đem phơi trên sân, hoặc phơi trên các sàn phơi ngô.

Chè dây khô đạt yêu cầu, là tỷ lệ cuộng không quá 15%, lá chét khô thường nhàu nát, khi dàn phẳng có hình trái xoan hoặc hình mũi mác, màu lục xám, có các vảy trắng trên bề mặt lá. Thể nhẹ, chất giòn, dễ gãy nát, mùi thơm, vị đắng sau hơi ngọt nhẹ. Chè dây không vón cục, tơi, khô.

Hiện nay, các chủ hàng đang phải khống chế cuộng với các hộ dân, để sản phẩm đạt chất lượng cao, đảm bảo yêu cầu thu mua nguyên liệu đầu vào của Doanh nghiệp.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Nguyễn Phú Trí – Phó P. NC-CL, Công ty Traphacosapa (2016)

yếu trong lá Chè dây, nên với sản phẩm nhiều cuộng hoặc cuộng dài thường có giá thấp hơn. Lá Chè dây khô sau khi phơi, đặc biệt cần phải có các vảy trắng bám trên bề mặt lá (không phải là mốc), như vậy mới đạt yêu cầu tạo ra hoạt chất.

c.Quy mô sản xuất

Sản xuất và khai thác chè dây ở Bát Xát chủ yếu là hộ gia đình, với quy mô nhỏ. Theo số liệu điều tra 92 hộ thuộc 3 xã Dền Thàng, Mường Hum, Trung Lèng Hồ, trong đó chủ yếu là hộ thuộc nhóm quy mô nhỏ (69 hộ) với diện tích khoảng 7,67 ha/ hộ, phân bố đều trong các xã, điều này cho thấy các hộ vẫn còn manh mún, sản xuất nhỏ. Sở dĩ như vậy bởi vì từ trước tới nay người dân chưa được tiếp cận nhiều với việc chia sẻ, liên kết, chủ yếu là hộ dân nào sản xuất của gia đình đó, số lượng nhỏ lẻ, sau đó gom lại để trên gác nhà của mỗi gia đình, khi có người đến thu gom mới mang ra bán. Nhóm hộ quy mô lớn cũng có số lượng ít, có 8 hộ khai thác trên diện tích rộng khoảng 71,24 ha/ hộ, chủ yếu họ vẫn thu hái trong tự nhiên là chính trên diện tích đất rừng được giao. Một số thông tin điều tra được thể hiện trong bảng 4.5 như sau:

Bảng 4.5. Diện tích chè dây của các hộ thu hái tự nhiên ở các xã điều tra

Diễn giải ĐVT Chung

Chia ra QM lớn QM TB QM nhỏ 1. Số hộ điều tra hộ 92 8 15 69 - Xã Dền Thàng hộ 27 3 0 24 - Xã Mường Hum hộ 40 5 11 24 - Xã Trung Lèng Hồ hộ 25 0 4 21

2. Diện tích chè dây bình quân 1 hộ

- Khai thác tự nhiên ha/ hộ 18,39

71,24 39,52 7,67 3. Sản lượng chè khô bình quân 1 hộ tạ/hộ

- Khai thác tự nhiên tạ/hộ 126,32

480,81 272,53 53,44 Nguồn: Tổng hợp điều tra (2015)

Diện tích chè khai thác trên đất rừng được giao bình quân 1 hộ là 18, 39 ha. Đối với sản xuất chè dây, diện tích đất là điều kiện để phát triển trồng các hom giống sao cho chủ động về việc thu hái, khi đó, chọn diện tích đất cần có điều kiện về độ cao khoảng từ 800 – 1500m so với mực nước biển, thuận tiện để che nắng trong thời kì giâm hom ban đầu. Về điều kiện đất đai, qua điều tra cho thấy đảm bảo đáp ứng phát triển sản xuất chè dây.

d.Liên kết sản xuất và tiêu thụ chè dây

Liên kết chỉ mới được hình thành khi xuất hiện hình thức trồng sản xuất chè dây tại huyện Bát Xát, hiện nay đã xuất hiện liên kết dọc và liên kết ngang. Liên kết ngang diễn ra giữa các hộ sản xuất Chè dây trong vùng, trong xã, nhà này hướng dẫn nhà kia, hoặc các hộ gia đình rủ nhau đi thu hái và chế biến, nhưng khi thu mua sản phẩm tính riêng. Hoặc có 3 thế hệ trong một gia đình thì đời ông bà cũng sản xuất, đời bố mẹ cũng sản xuất Chè dây, chưa kể những thành viên khác như chú thím, cậu dì cũng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với nhau. Các liên kết chủ yếu trong sản xuất và tiêu thụ chè dây ở huyện Bát Xát gồm:

 Liên kết với các dự án

Green Plan: Dự án Green Plan là Dự án Nghiên cứu, phát triển bền vững nguồn dược liệu Traphaco, trong đó đưa ra mục tiêu phát triển một số dược liệu chủ lực theo Hướng dẫn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO). Việc triển khai dự án Green Plan là tổ chức hoạt động bài bản từ nghiên cứu đến triển khai trong thực tiễn, trong đó có hoạt động liên quan đến hướng dẫn trồng trọt và thu hái cây Chè dây theo tiêu chuẩn GACP-WHO tại địa bàn huyện Bát Xát và huyện Sa Pa. Trong khi, người dân địa phương vẫn mang hình thái sản xuất nông nghiệp lạc hậu, thiếu kinh nghiệm trồng dược liệu, đặc biệt là việc trồng dược liệu ở quy mô lớn. Việc tổ các hoạt động tập huấn, hướng dẫn của dự án Green Plan đã có những tác động tới việc thay đổi tập quán canh tác đối với người nông dân, thay đổi nhận thức về trồng trọt có kiểm soát chất lượng. Qua đó, những cá nhân trước đây hoạt động riêng lẻ thì càng ngày càng có sự liên kết với nhau, đặc biệt là liên kết trong cam kết chất lượng đồng đều, để đảm bảo Doanh nghiệp bao tiêu.

Quỹ VBCF: Quỹ Thách thức Doanh nghiệp Việt Nam (VBCF) là một quỹ đặc biệt do Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) tài trợ. Quỹ VBCF được thiết kế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động tại Việt Nam xây dựng mô hình kinh doanh sáng tạo cùng người thu nhập thấp và có thể mang lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp cũng như tác động tích cực cho xã hội thông qua

mô hình « Kinh doanh cùng người thu nhập thấp ». Ở đây, sử dụng mô hình vận động Doanh nghiệp triển khai các hoạt động sao cho vừa phục vụ mục tiêu của doanh nghiệp, vừa giải quyết việc làm, giúp đỡ cho người dân. Phương châm « Giàu doanh nghiệp, lợi cộng đồng ». Phương thức làm việc là quỹ VBCF và công ty Traphaco tạo ra một quỹ xoay vòng, quỹ này được dành cho các hộ dân vay vốn để sản xuất, làm kinh tế, các hộ cần phải thích nghi với phương thức sản xuất mới đồng thời hoàn trả dần số tiền vay cho quỹ, để tiếp tục cho các hộ khác vay. Nhờ vậy, tạo ra mối liên kết giữa người dân với Doanh nghiệp, với quỹ, đưa nguồn vốn tiếp cận với người dân gần nhất và có tác động tích cực.

Helvetas: HELVETAS là một mạng lưới quốc tế bao gồm các tổ chức chi nhánh độc lập hoạt động trong lĩnh vực hợp tác phát triển và cứu trợ khẩn cấp. Helvetas hợp tác cùng Hiệp hội Dược liệu Việt Nam (VIMAMES) thành lập Trung tâm triển khai Thương mại Sinh học Việt Nam – BioTrade Implementation Group (BIG Việt Nam). Trong đó đã triển khai dự án Bio Trade – Thương mại Sinh học có sự tham gia của một số công ty dược, bao gồm Traphaco. Các hoạt động thương mại sinh học được vận hành theo 7 nguyên tắc :

1)Bảo tồn đa dạng sinh học

2)Sử dụng bền vững đa dạng sinh học

3)Chia sẻ công bằng các lợi ích từ khai thác và sự dụng đa dạng sinh học 4)Bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội

5)Sự tuân thủ các quy chế quốc gia và quốc tế

6)Tôn trọng quyền của các bên tham gia các hoạt động Bio Trade 7)Minh bạch trong quyền sử dụng đất, tiếp cận kiến thức và tài nguyên thiên nhiên

Dự án BioTrade phối hợp với doanh nghiệp Traphaco cùng tiếp cận với người dân địa phương, triển khai các hoạt động sản xuất Chè dây cung ứng nguyên liệu mà vẫn bảo tồn được nguồn tài nguyên. Cụ thể, trước đây, người dân đi rừng gặp bụi Chè dây nào, sẽ kéo cả dây, cắt tận gốc đem về chế biến, dẫn đến cây bị cắt đau, lâu bật mầm mới. Khi này, Biotrade tuyên truyền đến người dân chỉ thu hái từ 40 -60 cm để đảm bảo cây tiếp tục bật mầm, trong khi Traphaco truyền tải đến người dân yêu cầu thu hái ngắn để khống chế cuộng, sản phẩm chất lượng cao hơn, giá thu mua có lợi thế hơn. Qua sự liên kết giữa Tổ chức phi chính phủ, Doanh nghiệp, nhà khoa học, người dân thì việc sản xuất đã được cải thiện theo hướng tích cực.

Doanh nghiệp liên kết với các hộ trong tiêu thụ trên hai nội dung là Doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí và hướng dẫn kỹ thuật trồng và thu hái, hộ đảm bảo thu hái và chế biến theo đúng kĩ thuật, đạt tiêu chuẩn chất lượng và bán cho doanh nghiệp. Ở đây đã xuất hiện hình thức thỏa thuận thông qua hợp đồng, mọi cam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 66)