Đánh giá điểm mạnh, yếu và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè dây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 82)

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ DÂY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÁT XÁT 4.2.1. Đánh giá diện tích, sản lượng chè dây qua các năm

a.Diện tích

Bảng 4.12. Diện tích chè dây các xã huyện Bát Xát giai đoạn 2013-2015 Tên xã Diện tích (ha) So sánh (%) Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014 /2013 2015 /2014 BQ A Mú Sung 381,0 400,0 450,0 104,99 112,50 108,68 Nậm Trạc 85,0 93,0 100,5 109,41 108,06 108,74 A Lù 1.035,0 1.071,0 1.100,0 103,48 102,71 103,09 Trịnh Tường 1.788,0 1.822,0 1.850,0 101,90 101,54 101,72 Ngải Thầu 373,5 400,5 422,0 107,23 105,37 106,29 Y Tý 250,0 275,0 301,0 110,00 109,45 109,73 Cốc Mỳ 414,0 464,0 505,0 112,08 108,84 110,44 Dền Sáng 1.458,0 1.481,0 1.500,0 101,58 101,28 101,43 Bản Vược 441,0 473,0 500,5 107,26 105,81 106,53 Sảng Ma Sáo 1.485,0 1.510,5 1.530,0 101,72 101,29 101,50 Bản Qua 160,0 176,0 200,0 110,00 113,64 111,80 Mường Vi 348,0 376,0 400,0 108,05 106,38 107,21 Dền Thàng 1.245,0 1.307,0 1.463,0 104,98 111,94 108,40 Bản Xèo 350,5 377,0 400,0 107,56 106,10 106,83 Mường Hum 2.331,0 2.404,5 2.908,0 103,15 120,94 111,69 Trung Lèng Hồ 2.062,0 2.131,0 2.262,5 103,35 106,17 104,75 Quang Kim 221,5 237,0 250,0 107,00 105,49 106,24 Pa Cheo 322,0 337,0 350,0 104,66 103,86 104,26 Nậm Pung 1.034,0 1.063,0 1.087,0 102,80 102,26 102,53 Phìn Ngan 244,0 259,0 288,0 106,15 111,20 108,64 Tòng Sành 175,0 181,0 187,0 103,43 103,31 103,37 Cộng 16.203,5 16.838,5 18.054,5

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bát Xát (2015)

Trong những năm gần đây, giai đoạn 2013-2015, cây chè dây đã được người dân địa phương khai thác nhiều hơn ở các xã Trịnh Tường, A Lù, Dền Sáng, Sảng Ma Sáo, Dền Thàng, Mường Hum, Trung Lèng Hồ, Nậm Pung thể hiện trong bảng 4.12.

Diện tích chè dây trên địa bàn huyện giai đoạn 2013-2015 có xu hướng tăng, do đó làm sản lượng chè dây chung của toàn huyện tăng dần qua các năm, nguyên nhân là vì thị trường chè dây khô những năm gần đây tăng, nhiều người biết đến và ưa dùng sản phẩm chè dây khô để hãm trà uống, doanh nghiệp dược chế biến thì sử dụng chè dây làm nguyên liệu đóng trà hoặc chế biến cao dược liệu. Đứng trên thực tiễn đó, ngoài khai thác chè dây tự nhiên, một số hộ dân tại xã Mường Hum và Trung Lèng Hồ đã tiếp cận quy trình kỹ thuật của các dự án từ doanh nghiệp chế biến dược, từ tổ chức xã hội để trồng chè dây bằng hom trên diện tích đất rừng của gia đình.

b. Sản lượng

Bảng 4.13. Sản lượng chè dây các xã huyện Bát Xát giai đoạn 2013-2015

Tên xã Sản lượng (kg) So sánh (%) 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 BQ A Mú Sung 58 62 71 106,90 114,52 110,64 Nậm Trạc 100 110 118 110,00 107,27 108,63 A Lù 600 640 658 106,67 102,81 104,72 Trịnh Tường 1.480 1.520 1.552 102,70 102,11 102,40 Ngải Thầu 120 130 141 108,33 108,46 108,40 Y Tý 25 28 30 112,00 107,14 109,54 Cốc Mỳ 80 105 112 131,25 106,67 118,32 Dền Sáng 1.150 1.190 1.209 103,48 101,60 102,53 Bản Vược 130 145 154 111,54 106,21 108,84 Sảng Ma Sáo 1.100 1.140 1.159 103,64 101,67 102,65 Bản Qua 90 100 112 111,11 112,00 111,55 Mường Vi 100 116 124 116,00 106,90 111,36 Dền Thàng 840 903 1.015 107,50 112,40 109,92 Bản Xèo 130 150 157 115,38 104,67 109,90 Mường Hum 8.900 10.000 15.524 112,36 155,24 132,07 Trung Lèng Hồ 3.800 4.100 5.066 107,89 123,56 115,46 Quang Kim 168 185 196 110,12 105,95 108,01 Pa Cheo 433 460 479 106,24 104,13 105,18 Nậm Pung 808 842 864 104,21 102,61 103,41 Phìn Ngan 30 33 37 110,00 112,12 111,06 Tòng Sành 443 468 485 105,64 103,63 104,63 Cộng 20.585 22.427 29.263

Sản lượng chè dây giai đoạn 2013-2015 có nhiều biến động, nhưng xu hướng đều tăng lên trong giai đoạn này, thể hiện qua bảng 4.13.

Sản lượng chè dây của tất cả các xã có xu hướng tăng, bình quân cả giai đoạn 2013 – 2015 đều tăng, trong đó có xã Mường Hum và xã Trung Lèng Hồ có tốc độ tăng lớn nhất là 132,07% và 115,46%. Tại hai xã này có lợi thế về tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, hình thành các liên kết về sản xuất và tiêu thụ chè dây từ rất sớm, các hộ dân chủ yếu là người dân tộc Dao, có kinh nghiệm và cũng chăm chỉ hơn so với các dân tộc ít người khác trong vùng, năm 2015 tổng sản lượng xã Mường Hum thu được là 15.524 kg chè dây khô trong khi xã Trung Lèng Hồ thu được 5.066 kg. 4.2.2. Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường

a.Hiệu quả kinh tế

Bảng 4.14. So sánh HQKT sản xuất chè dây, quế, tam thất trên địa bàn huyện Bát Xát năm 2015

Diễn giải ĐVT Chè dây Quế Tam thất

1. Hiệu quả sử dụng đất

- Giá trị gia tăng bình quân 1 ha 1000đ 22.432 17.945,81 25.797,10 - Thu nhập hỗn hợp bình quân 1 ha 1000đ 18.407 14.920,56 21.448,30 2. Hiệu quả sử dụng chi phí

- VA/IC Lần 15,31 12,25 17,60

- MI/IC Lần 14,29 11,43 16,44

3. Hiệu quả sử dụng lao động

- VA/ngày LĐ 1000đ 382,77 306,22 440,18

- MI/ngày LĐ 1000đ 332,84 266,27 382,77

4. MI bình quân 1 hộ 1000đ 17.945,81 14.356,65 20.637,68 Nguồn: Tổng hợp điều tra (2015)

Theo phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bát Xát, tại địa phương cũng trồng một số chủng loại cây dược liệu như: actiso, đương quy, xuyên khung, y dĩ, nghệ, gừng, tam thất, sa nhân tím, quế, thảo quả. Trong số đó chè dây cùng nhóm

khai thác và sản xuất chè dây chúng tôi đã so sánh một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè dây với quế và tam thất thể hiện ở bảng sau:

Qua bảng 4.14 cho thấy giá trị gia tăng bình quân 1 ha của của chè dây có vị trí trung bình so trong nhóm. Về hiệu quả sử dụng chi phí, 1 đồng chi phí bỏ ra thì chè dây tạo ra 15,31 đồng giá trị gia tăng trong khi quế chỉ mang lại 12,25 đồng còn tam thất tạo ra 17,60 đồng. Với 1 đồng chi phí bỏ ra thì chè dây mang lại 14,29 đồng thu nhập hỗn hợp, quế mang lại 11,43 đồng và tam thất mang lại 16,44 đồng.

Về hiệu quả sử dụng lao động, 1 ngày công lao động thì Chè dây mang lại 382,77 nghìn đồng cho giá trị gia tăng trong khi quế chỉ mang lại 306,22 nghìn đồng và tam thất mang lại 440,18 nghìn đồng. Cũng 1 ngày công lao động thì chè dây thu về 332,84 đồng thu nhập hỗn hợp cao hơn so với quế chỉ thu được 266,27 nghìn đồng và tam thất thu được 382,77 nghìn đồng.

b.Hiệu quả xã hội

Sản xuất Chè dây có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm ổn định cho bà con địa phương, trở thành cách làm giàu chính đánh cho người dân. Chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao, Hà Nhì, H’mông, Giáy sinh sống, do đó họ chưa có sự tiếp cận với các nguồn thông tin hay thị trường bên ngoài. Vì vậy, khi việc sản xuất Chè dây không chỉ đơn thuần cho việc tự tiêu dùng, không chỉ bán cho tổ hợp tác nào đó theo mùa vụ, mà cung cấp ổn định theo nhu cầu của doanh nghiệp thì lúc này người dân có thêm 1 sinh kế ổn định, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân. Báo cáo kết quả sản xuất chè dây cho thấy đã tạo ra 166 việc làm, số lao động chưa có việc làm đã giảm đi, có nhiều lý do mang lại kết quả tích cực này, trong đó sản xuất Chè dây là một phần yếu tố tạo nên. Qua các buổi tập huấn tổ chức quy mô rộng, thành phần tham gia đông, với tất cả các hộ các xã Dền Thàng, Mường Hum, Trung Lèng Hồ, các hộ có đại diện tham gia tập huấn về áp dụng tại gia đình, từ kết quả và hiệu quả kinh tế từ cây Chè dây mà hộ đạt được dẫn đến hộ khác cũng học và làm theo (Traphacosapa, 2015). Như vậy sản xuất Chè dây còn góp phần vào xóa đói giảm nghèo của huyện Bát Xát. Nhờ có các tổ chức tham gia vào tập huấn, tiếp cận với người dân, người dân địa phương đã cải tiến hình thức liên kết, nâng cao kỹ năng làm việc, thích nghi với việc thỏa thuận thông qua hợp đồng. Không chỉ dừng lại ở ý nghĩa bảo vệ nguồn gen dược liệu quý, phát triển sản xuất còn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và hộ nông dân theo chương trình “Giàu doanh nghiệp – Lợi

luận: Traphacosapa đã tạo ra nhiều việc làm cho đồng bào dân tộc ít người, người dân có sinh kế ổn định, sản phẩm chè dây khô được công ty bao tiêu, đặc biệt hơn nữa, từ làm nhỏ lẻ manh mún, giờ họ đã biết cùng hợp tác theo tổ, nhóm, được làm quen với việc cam kết thực hiện thông qua hợp đồng. Khảo sát sau khi triển khai dự án cho thấy, công tác sản xuất dược liệu tăng thu nhập cho mỗi hộ dân trung bình 19 triệu đồng mỗi năm. Người dân rất phấn khởi và tích cực tham gia dự án. Họ khẳng định việc hợp tác trồng dược liệu cùng Traphacosapa không những cho họ có cơ hội tiếp cận các dịch vụ khuyến nông cơ bản, mà còn giúp họ có cuộng sống khởi sắc hơn rất nhiều. Từ đó, người dân tin tưởng và chắc chắn sẽ tiếp tục gắn bó với cây chè dây trong những năm tới (Traphaco, 2015).

c.Hiệu quả môi trường

Sản xuất Chè dây trên địa bàn huyện Bát Xát đã đem lại những hiệu quả tích cực về môi trường. Thứ nhất, về việc chủ động trồng thêm Chè dây bằng các hom giống là cách phát triển Chè dây một hiệu quả, vừa đạt được mục tiêu tăng sản lượng sản xuất, dễ thu hái, vừa đạt được mục tiêu cân bằng hệ sinh thái. Thứ hai, có hướng dẫn tập huấn về thu hái Chè dây, người dân thay đổi thói quen, thay vì gặp bụi nào, cắt trụi cả cây đó thì nay đã biết cắt đoạn khoảng 40 -60cm để bảo tồn cây cũ. Thứ ba, vì khi sản xuất Chè dây trở thành sinh kế của người dân, họ chú trọng việc bảo vệ rừng, bảo vệ khu đất mà họ đang khai thác Chè dây, do đó hạn chế hoặc là một cách phòng tránh việc chặt phá rừng bừa bãi. Bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển dân sinh ổn định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.3. Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu giải quyết trong phát triển sản xuất chè dây huyện Bát Xát xuất chè dây huyện Bát Xát

Trong nghiên cứu sản xuất Chè dây, chúng tôi nhận thấy có những vấn đề cần được chú ý nghiên cứu thêm như sau:

Thứ nhất, cần mở rộng diện tích chè dây trồng thâm canh, diện tích trồng bằng hom chủ yếu do các tổ chức, doanh nghiệp, cán bộ dược liệu triển khai trồng. Người dân chưa tự chủ động làm giàu bằng việc tự nhân giống để trồng Chè dây. Như vậy cần có biện pháp tuyên truyền, chỉ rõ những ưu điểm của việc phát triển sản xuất Chè dây tác động đến đời sống, kinh tế của người dân.

Thứ hai, về thị trường tiêu thụ và giá bán: Thị trường tiêu thụ chè dây chưa ổn định, còn phụ thuộc nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến dược liệu,

khác nhau như chè dây khô loại 1, tỷ lệ cuộng thấp giá cao và chè dây khô loại 3, tỷ lệ cuộng cao giá thấp, do đó cho thấy người dân đã chưa biết tận dụng lợi thế cạnh tranh sản phẩm, chưa biết lợi thế về chất lượng và giá, nên chưa khai thác hiệu quả giá trị của sản phẩm. Vậy cần nghiên cứu cách tuyên truyền, hướng dẫn người dẫn thực hiện việc khống chế tỷ lệ cuộng, nâng cao giá trị của sản phẩm.

Thứ ba, về năng lực của hộ nông dân có trình độ hiểu biết còn hạn chế, chưa nhanh nhạy trong áp dụng tiến bộ kĩ thuật, các hộ nông dân chưa tiếp cận được thị trường, còn manh mún nhỏ lẻ, các hộ dân chủ yếu là thu hái tự nhiên, năng lực hộ còn hạn chế nên chưa phát huy hết hiệu quả của các nguồn lực, do đó phải tìm hiểu giải pháp cải tiến để người nông dân áp dụng hiệu quả các nguồn lực có sẵn vào sản xuất.

Thứ tư, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rất cần sự liên kết giữa các tác nhân tham gia trong sản xuất như liên kết của Doanh nghiệp – Người sản xuất – Nhà khoa học – Nhà nông. Sự liên kết sẽ cần được nghiên cứu trên phương diện sự hình thành liên kết và chất lượng liên kết.

4.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè dây huyện Bát Xát Theo ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý của huyện Bát Xát, các xã đại Theo ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý của huyện Bát Xát, các xã đại diện và cán bộ của các công ty có dự án thu mua nguyên liệu cho chế biến dược liệu. Phát triển sản xuất chè dây ở huyện Bát Xát phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mỗi yếu tố mang đến những tác động khác nhau đối với hoạt động phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện Bát Xát. Nhằm đảm bảo tính khách quan và tính đại diện, chúng tôi đã tiến hành điều tra ý kiến đánh giá từ các cán bộ quản lý của các cơ quan ban ngành tại địa phương và cán bộ quản lý của doanh nghiệp dược có sự quan tâm, đầu tư đến vùng nguyên liệu chè dây tại huyện Bát Xát. Trong đó chúng tôi tổng kết thành 12 nhóm yếu tố chính tác động cần được đánh giá gốm: Điều kiện khí hậu, địa hình; Chất đất; Nhu cầu thị trường; Chất lượng quy hoạch đất đai; Tổ chức sản xuất – tiêu thụ; Biện pháp tiến bộ khoa học – Kỹ thuật; Đầu tư; Cơ sở hạ tầng kĩ thuật; Chính sách hỗ trợ; Trình độ chủ hộ; Điều kiện kinh tế của hộ; Thương hiệu sản phẩm. Các ý kiến đánh giá được tính tỷ lệ cơ cấu trên tổng số ý kiến đánh giá, để tìm ra các nhóm yếu tố tác động chính đến phát triển sản xuất chè dây, sau đó tiếp tục phân tích sâu. Điều này được thể hiện ở bảng tổng hợp các ý kiến của các bên sau đây:

Bảng 4.15. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý của huyện và các doanh nghiệp chế biến dược liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất

chè dây ở huyện Bát Xát Diễn giải Tổng số Trong đó Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) Cán bộ quản lý huyện Cán bộ DN chế biến

1. Điều kiện khí hậu, địa hình 33 100 23 10

2. Chất đất 20 60,61 15 5

3. Nhu cầu thị trường 32 96,97 22 10

4. Chất lượng quy hoạch đất đai 30 90,91 23 7

5. Tổ chức sản xuất - tiêu thụ 30 90,91 20 10

6. Biện pháp tiến bộ Khoa học -

Kĩ thuật 28 84,85 20 8

7. Đầu tư 22 66,67 17 5

8. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật 23 69,70 16 7

9.Chính sách hỗ trợ 26 78,79 18 8

10. Trình độ chủ hộ 23 69,70 15 8

11. Điều kiện kinh tế của hộ 29 87,88 20 9

12. Thương hiệu sản phẩm 18 54,55 10 8

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2015)

Từ kết quả thăm dò ý kiến của cán bộ và các doanh nghiệp chế biến dược liệu chè dây ở bảng trên, chúng tôi cho rằng các yếu tố sau có ảnh hưởng chủ yếu đến phát triển sản xuất chè dây huyện Bát Xát.

4.2.4.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất đặc biệt là sản xuất dược liệu. Dược liệu cũng là một loại cây nông nghiệp đặc biệt. Cũng như với nông nghiệp, thời tiết thuận lợi, mưa thuận gió hòa nên sản xuất Chè dây có điều kiện phát triển sinh trưởng tốt. Với diện tích đất rừng sản xuất chưa sử dụng vẫn còn tương đối lớn, do đó có thể trồng xen cây Chè dây dưới tán các cây bụi, có thể leo lên thân các cây gỗ, cây vầu trong rừng. Do dưới tán rừng nên có độ ẩm cao, phù hợp tạo điều kiện sống tốt cho cây Chè dây, không mất công tưới nước hoặc đầu tư hệ thống đường dẫn nước như các loại ngô, đậu rau màu khác. Bên cạnh những thuận lợi về phát triển còn có bất lợi là mùa mưa khoảng tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 82)