Một số chỉ tiêu quy hoạch sản xuất chè dây đến 2020 của huyện Bát Xát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 68 - 70)

đến 2020 của huyện Bát Xát

Diễn giải ĐVT Sản lượng So sánh (%)

2015 2018 2020 18/15 20/18

1. Diện tích chè dây ha 18.050,5 30.000 40.000 166,20 133,33

- Trồng thâm canh ha 10,5 30 50 285,71 166,67

- Khai thác tự nhiên ha 18.040 29.970 39.950 166,13 133,30 2. Năng suất chè khô

trồng thâm canh Tấn/ha 0,65 1,2 1,4 184,62 116,67

3. Sản lương chè tươi Tấn 181,51 248 434 136,64 175,00

4. Sản lượng chè khô Tấn 29,28 40 70 136,64 175,00

5. Nhà máy chế biến Cơ sở 2 5 10 250,00 200,00

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bát Xát (2015) 4.1.3. Các hình thức tổ chức sản xuất chè dây huyện Bát Xát năm 2015

a.Các hình thức tổ chức

Hộ sản xuất: Tại huyện Bát Xát có các hình thức sản xuất Chè dây chủ yếu là theo hộ gia đình. Đây là loại hình tổ chức sản xuất Chè dây chủ yếu từ trước những năm 1975 đến khoảng 2013. Đặc điểm nổi bật của các hộ sản xuất trong các xã là có quy mô nhỏ, manh mún, ngoài canh tác các loại rau màu như lúa nước, đỗ, lạc, vừng cùng với chăn nuôi làm thu nhập chính thì trong quá trình đi rừng thì người dân còn thu hái thêm cây Chè dây mọc hoang đem về chế biến, lâu lâu gom vào thành số lượng lớn để bán tạo ra thu nhập thêm. Do quy mô nhỏ lẻ, manh mún đã gây nhiều khó khăn cho công tác đầu tư, chăm sóc, thu hoạch, ký kết hợp đồng với số lượng lớn. Do không có sự tiếp cận với thị trường nên nguồn tiêu thụ không ổn định, chất lượng chênh lệch.

 Bắt đầu hình thành các tổ hợp tác vào năm 2013, dựa trên “Báo cáo đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội của các hộ cung ứng sản phẩm tự nhiên được lựa chọn tại Việt Nam” của tổ chức Helvetas về mục tiêu canh tác tự nhiên một cách bền vững và tăng cường năng lực sản xuất và xuất khẩu hiệu quả của một số công ty liên quan đến thương mại và sản xuất các sản phẩm canh tác tự nhiên. Trong danh mục được Helvetas đầu tư triển khai có Cây Chè dây, khi đó, tổ chức

trên mời Traphacosapa tham gia Pha 1 dự án trong bối cảnh công ty dược cũng đang tìm vùng trồng cho chính mình. Vào lúc đó, ngoài cung cấp giống cho bà con địa phương, còn thành lập thêm 1 tổ hợp tác gồm 15 hộ ký hợp đồng hợp tác với 1 cá nhân là ông Chảo Láo Tả (Díu Siểu) đứng ra làm đại diện. Khi này, hình thức tổ hợp tác mới xuất hiện. Hiện nay, về chế biến, chưa có doanh nghiệp thành lập và chế biến ngay tại địa bàn, chỉ có tổ hợp tác như đã nhắc đến ở trên là xưởng sản xuất của toàn vùng (Helvetas, 2015).

b.Mục đích sản xuất và chất lượng chè dây

Như đã đề cập, mục đích sản xuất Chè dây khô trước đây là tự tiêu dùng, do bài thuốc trong dân gian của người dân bản địa, qua thời gian, qua các công trình nghiên cứu được nhiều người biết đến công dụng, khi đó thương lái tìm mua Chè dây khô để bán làm quà cho khách du lịch. Bắt đầu từ dây, Chè dây khô trở thành hàng hóa. Những năm gần đây, với nhu cầu thu mua Chè dây khô của Doanh nghiệp dược, Chè dây khô được sản xuất trên quy mô lớn hơn, đặc biệt có chiều hướng nâng cao chất lượng hơn trước. Khác với sự buôn bán của các thương lái, họ chủ yếu thu mua để đáp ứng được nguồn cầu của thị trường, của các chợ đầu mối và người tiêu dùng, thì doanh nghiệp đặt ra nhiều tiêu chuẩn hơn cho nguyên liệu đầu vào là chè dây khô. Điển hình doanh nghiệp Traphacosapa có các tiêu chuẩn về tỉ lệ, về hình thái, về cách bảo quản của người dân. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn tăng cường tổ chức các buổi tập huấn hướng dẫn bà con địa phương các thao tác trồng cho đúng quy trình, chuyển giao công nghệ chế biến chè dây khô đảm bảo hoạt chất cần có từ chè dây.

Hộp 4.2. Tiêu chuẩn với Chè dây

Sản phẩm cuối cùng bán ra thị trường đều là sản phẩm Chè dây khô, người dân đi rừng thu hái lá tươi đem về băm nhỏ thành các đoạn khoảng 1cm, sao trên chảo gang, ủ trong bao tải, rồi đem phơi trên sân, hoặc phơi trên các sàn phơi ngô.

Chè dây khô đạt yêu cầu, là tỷ lệ cuộng không quá 15%, lá chét khô thường nhàu nát, khi dàn phẳng có hình trái xoan hoặc hình mũi mác, màu lục xám, có các vảy trắng trên bề mặt lá. Thể nhẹ, chất giòn, dễ gãy nát, mùi thơm, vị đắng sau hơi ngọt nhẹ. Chè dây không vón cục, tơi, khô.

Hiện nay, các chủ hàng đang phải khống chế cuộng với các hộ dân, để sản phẩm đạt chất lượng cao, đảm bảo yêu cầu thu mua nguyên liệu đầu vào của Doanh nghiệp.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Nguyễn Phú Trí – Phó P. NC-CL, Công ty Traphacosapa (2016)

yếu trong lá Chè dây, nên với sản phẩm nhiều cuộng hoặc cuộng dài thường có giá thấp hơn. Lá Chè dây khô sau khi phơi, đặc biệt cần phải có các vảy trắng bám trên bề mặt lá (không phải là mốc), như vậy mới đạt yêu cầu tạo ra hoạt chất.

c.Quy mô sản xuất

Sản xuất và khai thác chè dây ở Bát Xát chủ yếu là hộ gia đình, với quy mô nhỏ. Theo số liệu điều tra 92 hộ thuộc 3 xã Dền Thàng, Mường Hum, Trung Lèng Hồ, trong đó chủ yếu là hộ thuộc nhóm quy mô nhỏ (69 hộ) với diện tích khoảng 7,67 ha/ hộ, phân bố đều trong các xã, điều này cho thấy các hộ vẫn còn manh mún, sản xuất nhỏ. Sở dĩ như vậy bởi vì từ trước tới nay người dân chưa được tiếp cận nhiều với việc chia sẻ, liên kết, chủ yếu là hộ dân nào sản xuất của gia đình đó, số lượng nhỏ lẻ, sau đó gom lại để trên gác nhà của mỗi gia đình, khi có người đến thu gom mới mang ra bán. Nhóm hộ quy mô lớn cũng có số lượng ít, có 8 hộ khai thác trên diện tích rộng khoảng 71,24 ha/ hộ, chủ yếu họ vẫn thu hái trong tự nhiên là chính trên diện tích đất rừng được giao. Một số thông tin điều tra được thể hiện trong bảng 4.5 như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 68 - 70)