Tình hình phát triển sản xuất chè dây ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 39 - 44)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè dây

2.2. Thực tiễn về phát triển sản xuất chè dây

2.2.2. Tình hình phát triển sản xuất chè dây ở Việt Nam

2.2.2.1. Các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất cây dược liệu nói chung và cây Chè dây nói riêng

- Trong chỉ thị 25/1999/CT-TTg nhấn mạnh cần đẩy mạnh kế thừa và phổ biến rộng rãi các bài thuốc và phương pháp chữa bệnh cổ truyền; nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học, hiện đại hóa YHCT, kết hợp YHHĐ và YHCT; phát triển dược liệu, dược phẩm cổ truyền; tăng cường công tác quản lý hành nghề y dược học cổ truyền, làm tốt công tác kế thừa, đào tạo cán bộ YDHCT (Thủ tướng chính phủ, 1999).

- Củng cố và sắp xếp Hệ thống tổ chức y học cổ truyền (YHCT) phù hợp với cơ chế quản lý mới, hướng về y tế cộng đồng làm nhiệm vụ chăm sóc sức

khoẻ ban đầu, gắn với chương trình phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo trong việc chữa các chứng bệnh thông thường ở cộng đồng theo nghị quyết 37/CP ngày 20/6/1996 (Chính phủ, 1996).

- Năm 2001, Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định 35/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001- 2010. Trong đó về Phát triển Y dược học cổ truyền có nêu: Qui hoạch và tổ chức lại ngành Công nghiệp Dược theo hướng tập trung, chuyên môn hoá và đầu tư có trọng điểm, bảo đảm đầu tư có hiệu quả. Đến năm 2010 tất cả các cơ sở sản xuất dược phẩm phải đạt tiêu chuẩn GMP. Hiện đại hoá mạng lưới phân phối thuốc, chú trọng địa bàn nông thôn, miền núi và vùng sâu (Thủ tướng chính phủ, 2001).

- Trong Quyết định về phê duyệt chính sách quốc gia về Y dược học cổ truyền đến năm 2010 (222/2003/QĐ-TTg) có đưa ra mục tiêu: Kế thừa, bảo tồn và phát triển y dược học cổ truyền (YDHCT), kết hợp với y dược học hiện đại (YDHHĐ) trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân; xây dựng nền Y Dược Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng (Thủ tướng chính phủ, 2003).

- Năm 2006, trong Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 có nội dung: Quy hoạch và phát triển các vùng dược liệu, các cơ sở sản xuất nguyên liệu hoá dược. Năm 2007, nội dung này tiếp tục được nhắc lại trong Quyết định 43/2007/QĐ-TTg như sau: “Phát huy tiềm năng, thế mạnh về dược liệu và thuốc y học cổ truyền, đẩy mạnh công tác quy hoạch, nuôi trồng và chế biến dược liệu, xây dựng ngành công nghiệp bào chế thuốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền trở thành một phần quan trọng của ngành Dược Việt Nam; bảo đảm số lượng thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và thuốc Y học cổ truyền chiếm 30% số thuốc được sản xuất trong nước vào năm 2015 và 40% vào năm 2020” (Thủ tướng chính phủ, 2007).

- Trong những năm gần đây có Thông tư số 14/2009/TT-BYT ban hành ngày 01/11/2009 Hướng dẫn triển khai áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới ; Thông tư số 12/2010/TT-BYT ngày 15/06/2010 Ban hành Danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ; Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành kế hoạch hành động của chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020. Trong đó có đưa ra nội dung “Khai thác hợp lý dược liệu tự nhiên,

bảo đảm lưu giữ, tái sinh và phát triển nguồn gen dược liệu, quy hoạch, xây dựng các vùng nuôi trồng và chế biến dược liệu, đến năm 2015 các vùng trọng điểm phải đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái và sản xuất dược liệu của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO) để bảo đảm đủ nguồn nguyên liệu cho sản xuất thuốc. Đến năm 2020, xây dựng được các vùng công nghiệp nuôi, trồng dược liệu, bảo đảm cung cấp đủ nguyên liệu cho các cơ sở chế biến dược liệu trong nước và xuất khẩu” (Thủ tướng chính phủ, 2010).

- UBND huyện Bát Xát đã xây dựng Đề án phát triển các cây Dược liệu bao gồm các loại: Thảo quả, Actiso, Xuyên khung, Sa nhân và Chè dây. Tính tới thời điểm này có Quyết định 1384/QĐ-UBND về việc phân khai kế hoạch Hỗ trợ phát triên sản xuất thuộc Chương trình 135 huyện Bát Xát năm 2015. Trong đó có hỗ trợ về máy móc, công cụ sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng, vật tư sản xuất. Bên cạnh đó còn có các hoạt động hỗ trợ phát triển các cây Dược liệu cụ thể như sự ủng hộ về địa bàn, sự ủng hộ của chính quyền địa phương – là cầu nối cho các tổ chức, doanh nghiệp kết nối với người dân trồng và thu hái Chè dây tại địa phương (UBND huyện Bát Xát, 2015).

2.2.2.2. Tình hình phát triển sản xuất chè dây ở Việt Nam

Ở Việt Nam, từ một nước xuất khẩu đã trở thành một nước nhập khẩu dược liệu để phục vụ thị trường trong nước. Những năm qua, dược liệu Việt Nam lâm vào tình trạng suy thoái một cách trầm trọng. Dược liệu mọc hoang, khai thác bừa bãi dẫn đến cạn kiệt và nguy hại hơn là nguồn gen quí bị chảy máu không ngừng do người dân vì mưu sinh cũng như thiếu hiểu biết đã đem bán ra nước ngoài một cách tự do không có quản lý. Dược liệu trồng trọt từ truyền thống, từ di thực do không có đầu ra ổn định dẫn tới bị phá hủy các vùng trồng mới và cả làng nghề trồng thuốc. Nạn phá rừng, xây dựng thủy điện tràn lan, làm đường, đô thị hóa thiếu cân nhắc đến lợi ích lâu dài là nguyên nhân dẫn đến xóa sổ nhiều vùng dược liệu.

Hậu quả chung, không có đủ dược liệu phục vụ cho các cơ sở điều trị y học cổ truyền, thiếu dược liệu phục vụ sản xuất công nghiệp và càng không thể có dược liệu xuất khẩu thu ngoại tệ làm giàu cho đất nước. Thuốc từ dược liệu ngày càng bị mất dần tại các cơ sở điều trị, khó cạnh tranh được trên thị trường nội địa, càng không cạnh tranh được trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, nhìn vào bảng 2.2 cho thấy nhu cầu dược liệu của Việt Nam vẫn tăng dần theo các năm và chi phí cũng tăng.

Bảng 2.2. Tình hình tiêu thụ dược liệu ở Việt Nam

Năm Khối lượng (tấn) Chi phí (tỷ đồng)

2008 29.62 160

2009 34.863 198

2010 36.281 213

2011 39.648 256

Nguồn: Viện Dược liệu (2015)

Trước đây, từ nước xuất khẩu dược liệu, trong những năm gần đây, Việt Nam đang trở thành nước nhập khẩu số lượng lớn dược liệu từ các nước xung quanh như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản.v.v. Sở dĩ như vậy vì nguồn dược liệu tại Việt Nam đang dần cạn kiệt, hiện nay vẫn còn nhưng không tập trung, chi phí thu hoạch, thu hái tăng lên, hoặc không có người đi thu hái, các thương lái tìm đến các đầu mối buôn bán dược liệu để nhập vào Việt Nam. Thậm chí, có những vị khách Trung Quốc thuê người dân bản địa 2 triệu đồng 1 ngày chỉ để dẫn họ tìm các loại cây quý trên dãy Hoàng Liên Sơn, như vậy chúng tôi thiết nghĩ nguồn dược liệu nước ta đang bị mai một một phần vì không chú trọng bảo tồn và bảo vệ nguồn gen, một phần nữa do chính chúng ta đã không tận dụng được nguồn dược liệu trong nước một cách hiệu quả. Do đó dẫn đến nhiều hệ lụy như dược liệu sẽ dần khan hiếm, tăng chi phí nhập dược liệu.

Bảng 2.3. Diện tích dược liệu tại Việt Nam năm 2015

Vùng địa lý Cây dược liệu dài ngày Cây dược liệu ngắn ngày

Diện tích (ha) CC(%) Diện tích (ha) CC(%)

Đồng bằng sông Hồng 400 4,00 2.700 54,00

Miền núi phía Bắc 8.900 89,00 800 16,00 Bắc Trung Bộ 50 0,50 800 16,00 Nam Trung Bộ 250 2,50 200 4,00 Tây Nguyên 180 1,80 200 4,00 Đông Nam Bộ 120 1,20 200 4,00 Tây Nam Bộ 100 1,00 100 2,00 Tổng số 10.000 100,00 5.000 100,00

Nguồn: Viện Dược liệu (2015)

Trong khi nguồn dược liệu hiện còn lại của Việt Nam được thể hiện trong bảng 2.3, qua bảng cho thấy cây dược liệu dài ngày tập trung nhiều nhất tại vùng miền núi phía Bắc, với diện tích lên tới 8.900 ha tương đương với 89%, sở dĩ như

vậy vì vùng miền núi là có các loại cây ưa sống trên đồi, trong rừng được người dân bản địa phát hiện ra và sử dụng. Trong đó nhiều loài cây đã trở thành bài thuốc truyền thống, lưu truyền từ đời này sang đời khác, tiêu biểu nhất là các bài thuốc của người Dao, người H’Mong, người Thái. Đối với cây dược liệu ngắn ngày tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng song Hồng, với diện tích khoảng 2.700 ha, chiếm 54 %, dược liệu ngắn ngày thường thu hoạch trong năm, thường khá quen với người dân đồng bằng trong khai thác và chế biến. Đất phù sa màu mỡ không chỉ phù hợp với trồng cây nông nghiệp mà còn phù hợp với các loại dược liệu ngắn ngày. Tuy nhiên người dân hiện nay vẫn chưa chuyển đổi sang trồng dược liệu nhiều vì lo sợ rủi ro đầu ra, lại cần các loại chứng chỉ về thực hành tốt thu hái cây thuốc nên người dân còn ngại, chủ yếu khi có Doanh nghiệp bao tiêu đầu ra thì mới mạnh dạn trồng, thu hái, sơ chế và cung cấp cho Doanh nghiệp.

So sánh trong bảng 2.2 và bảng 2.3 cho thấy, rõ ràng tiềm năng dược liệu của Việt Nam còn phong phú, thậm chí khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam cũng thích hợp cho sự sinh trưởng của dược liệu. Trong khi hàng năm chi phí sử dụng dược liệu liên tục tăng, như vậy chúng ta có thể đề xuất ra những ý tưởng sử dụng dược liệu sẵn có trong nước và xuất khẩu dược liệu ra nước ngoài, mục tiêu đóng góp giá trị kinh tế từ cây dược liệu. Muốn như vậy cần có những biện pháp bảo tồn và có định hướng cụ thể trong sản xuất dược liệu.

Ở nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nên có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng. Một số dược liệu quý được thế giới công nhận và có tiềm năng phát triển rất lớn như: hồi, trinh nữ hoàng cung, quế, Actiso, sâm Ngọc Linh, tràm, thanh hao hoa vàng, hoa hòe… Nguồn nguyên liệu đang được trồng trọt hiện có ở các khu vực làng nghề truyền thống như: Thanh Trì, Ninh Hiệp (Gia Lâm), Nghĩa Trai (Hưng Yên), Lục Yên (Yên Bái), Trà My (Quảng Nam), Núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Sa Pa (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu), Đà Lạt (Lâm Đồng),… Do không có kế hoạch điều tiết nên việc trồng trọt biến thiên tăng, giảm thất thường theo cơ chế thị trường, có khi tăng đột biến về giá cả.

Việc trồng thuốc nói riêng và sản xuất dược liệu nói chung mới có quy hoạch trồng hạn chế cho khoảng 30 loại dược liệu và chưa thực sự triển khai. Tuy thế, quy hoạch trồng cũng bị gặp khó khăn do sự không thống nhất giữa điều tra tài nguyên với sự phân bổ của địa phương đó. Từ đó nhà nước đưa ra các chính sách nhằm bảo tồn và thúc đẩy sự phát triển của dược liệu trong nước. Cụ thể ngày 30/10/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1976 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)