Căn cứ đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 95 - 98)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh

4.3.1. Căn cứ đề xuất

a.Thực trạng phát triển sản xuất chè dây huyện Bát Xát

Kết quả nghiên cứu đã trình bày ở phần 4.1 và 4.2 là căn cứ quan trọng để tìm giải pháp khắc phục. Ở đây, dựa vào các kết quả đánh giá thực trạng nêu trên, sử dụng kết quả thảo luận nhóm về điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển sản xuất Chè dây huyện Bát Xát, chúng tôi kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để tìm một số giải pháp thể hiện ở bảng 4.17.

Kết hợp điểm mạnh và cơ hội (SO)

Sau khi nghiên cứu điểm mạnh và cơ hội, chúng tôi đưa ra các chiến lược phát huy điểm mạnh và tận dụng cơ hội, cụ thể: Với nhu cầu nguyên liệu chè dây khô, sản phẩm chè dây khô tên thị trường ngày càng tăng, các hộ nên tận dụng kinh nghiệm của hộ cùng với nguồn lao động sẵn có của gia đình, tư liệu sản xuất như đất rừng được giao để phát triển sản xuất chè dây. Bên cạnh đó cùng nhận

cảu quỹ tín dụng, thông qua chính quyền địa phương để tiếp cận với doanh nghiệp, dự án chỗ trợ các đối tượng là người dân địa phương, đồng bào dân tộc ít người, hộ kinh doanh có thu nhập thấp để có thêm nguồn lực tài chính và các biện pháp canh tác mới, hiệu quả hơn trong sản xuất.

Kết hợp điểm yếu và cơ hội (WO)

Bảng 4.17. Phân tích SWOT về thực trạng sản xuất Chè dây của hộ tại huyện Bát Xát, Lào Cai

SWOT

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

S1: Kinh nghiệm lâu năm S2: Không cần vốn lớn S3: Lao động gia đình có sẵn S4: Nhiều diện tích đất có thể sử dụng

W1: Sản xuất manh mún W2: Chưa áp dụng tối đa nguồn lực

W3: Chưa hoàn toàn chủ động trong SX

W4: Chưa kiên trì

Cơ hội (O) SO WO

O1: Có sự ủng hộ của chính quyền

O2: Nhu cầu Chè dây nguyên liệu tăng

O1, O2, O3, O4, S1, S1, S2, S3, S4: Mở rộng diện tích bằng phương pháp trồng sản xuất

O1, W1, W3: Quy hoạch theo hướng sản xuất tập trung, tuyên truyền người dân chủ động trong SX

O3: Thị trường mở rộng

O4: Có sự quan tâm của nhiều tổ chức

O4, S1, S1, S2, S3, S4: Tiếp cận nguồn vốn cho vay.

O2, O3, O4, W2, W4: Tận dung nguồn lực để sản xuất Chè dây khô cung cấp cho nhu cầu của thị trường.

Thách thức (T) ST WT

T1: Việt Nam gia nhập WTO T2: Chưa ổn định về chất lượng T3: Liên kết chưa chặt chẽ T1, T2, T3, S3: Sử dụng hiệu quả lao động chú trọng đảm bảo chất lượng ổn định T1, T2, T3, W1, W2, W3: Nâng cao năng suất để tăng sức cạnh tranh

Mặc dù tồn tại nhiều khó khăn cho sản xuất Chè dây của hộ nông dân, tuy nhiên các hộ cũng đã có nhiều cơ hội để phát triển sản xuất như: sự ủng hộ của chính quyền, sự vận động phát triển sản xuất Chè dây đặc biệt theo hướng dẫn của tổ chức Y tế thế giới WHO, nhằm nâng cao chất lượng tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Do đó, tận dụng những cơ hội từ chính quyền để quy hoạch vùng sản xuất tập trung, tuyên truyền người dân chủ động trong sản xuất để chủ động nguồn thu nhập. Tận dụng nguồn lực để sản xuất Chè dây có chất lượng ổn định cung cấp cho nhu cầu của thị trường.

Kết hợp điểm mạnh với thác thức (ST)

Để giảm thiểu các đe dạo trong tương lai cũng như hiện tại, các hộ nông dân nên sử dụng kinh nghiệm của mình kết hợp với lao động và diện tích đất sẵn có, để sử dụng các nguồn lực hiệu quả, chú trọng hướng đến sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao, ổn định, áp dụng các liên kết trong quá trình sản xuất để chia sẻ kinh nghiệm, để giải quyết các khâu đầu vào và đầu ra của sản xuất.

Kết hợp các điểm yếu với đe dọa (WT)

Các hộ nên khắc phục điểm yếu của mình để làm giảm các đe dọa trong tương lai. Với việc còn sản xuất manh mún, chưa áp dụng tối đa các nguồn lực sẵn có, chưa chủ động trong sản xuất và chưa kiên trì thực hiện theo các hướng dẫn sẽ làm cản trở khả năng hội nhập của sản phẩm, vì thế mà sẽ thiệt thòi các lợi ích khác. Vẫn là vấn đề được nhắc lại nhiều lần, giảm các điểm yếu để đối mặt với thách thức, hướng đến mục tiêu chung là nâng cao năng suất, chất lượng để tăng sức cạnh tranh.

b.Định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện

Căn cứ Đề án phát triển dược liệu của huyện , đến năm 2020 diện tích trồng Chè dây sản xuất lên đến 50 ha, tuy nhiên do cây Chè dây là đối tượng mới, nên chưa có các kế hoạch chi tiết hơn về tài chính, nguồn lực được bố trí như thế nào. Do đó, dường như Doanh nghiệp vẫn đang là đối tượng nhận biết được tín hiệu của thị trường một cách nhạy bén nhất, Doanh nghiệp vẫn luôn chủ động nhất trong việc tìm kiếm nguồn cung đáp ứng được nhu cầu của mình. Doanh nghiệp kết nối giữa các đơn vị hành chính sự nghiệp với người dân, với nhà khoa học vào vấn đề chung là “phát triển vùng trồng dược liệu nói chung” và “phát triển nguồn dược liệu Chè dây” nói riêng.

Do đó căn cứ vào mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện Bát Xát để các đơn vị có liên quan cùng chia sẻ trách nhiệm, nguồn lực vì lợi ích chung.

c.Nhu cầu thị trường

Nhu cầu Chè dây làm nguyên liệu cho chế biến dược liệu, nhu cầu các doanh nghiệp chế biến dược liệu như Traphaco và các cửa hàng bán sản phẩm chè dây khô tại chợ du lịch là quanh năm, tuy nhiên do yếu tố mùa vụ nên sẽ sôi động vào đầu vụ, lúc này nguồn chè khan hiếm. Giữa vụ số lượng chè nhiều hơn, khi đó thu mua thuận lợi hơn. Do yếu tố thất thường của nguồn cung Chè dây như vậy mà thị trường cũng đang tìm những hướng xoay chuyển tình thế, trong đó phương án trồng sản xuất đang là giải pháp khả thi nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)