Diện tích chè dây của các hộ thu hái tự nhiên ở các xã điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 70 - 73)

Diễn giải ĐVT Chung

Chia ra QM lớn QM TB QM nhỏ 1. Số hộ điều tra hộ 92 8 15 69 - Xã Dền Thàng hộ 27 3 0 24 - Xã Mường Hum hộ 40 5 11 24 - Xã Trung Lèng Hồ hộ 25 0 4 21

2. Diện tích chè dây bình quân 1 hộ

- Khai thác tự nhiên ha/ hộ 18,39

71,24 39,52 7,67 3. Sản lượng chè khô bình quân 1 hộ tạ/hộ

- Khai thác tự nhiên tạ/hộ 126,32

480,81 272,53 53,44 Nguồn: Tổng hợp điều tra (2015)

Diện tích chè khai thác trên đất rừng được giao bình quân 1 hộ là 18, 39 ha. Đối với sản xuất chè dây, diện tích đất là điều kiện để phát triển trồng các hom giống sao cho chủ động về việc thu hái, khi đó, chọn diện tích đất cần có điều kiện về độ cao khoảng từ 800 – 1500m so với mực nước biển, thuận tiện để che nắng trong thời kì giâm hom ban đầu. Về điều kiện đất đai, qua điều tra cho thấy đảm bảo đáp ứng phát triển sản xuất chè dây.

d.Liên kết sản xuất và tiêu thụ chè dây

Liên kết chỉ mới được hình thành khi xuất hiện hình thức trồng sản xuất chè dây tại huyện Bát Xát, hiện nay đã xuất hiện liên kết dọc và liên kết ngang. Liên kết ngang diễn ra giữa các hộ sản xuất Chè dây trong vùng, trong xã, nhà này hướng dẫn nhà kia, hoặc các hộ gia đình rủ nhau đi thu hái và chế biến, nhưng khi thu mua sản phẩm tính riêng. Hoặc có 3 thế hệ trong một gia đình thì đời ông bà cũng sản xuất, đời bố mẹ cũng sản xuất Chè dây, chưa kể những thành viên khác như chú thím, cậu dì cũng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với nhau. Các liên kết chủ yếu trong sản xuất và tiêu thụ chè dây ở huyện Bát Xát gồm:

 Liên kết với các dự án

Green Plan: Dự án Green Plan là Dự án Nghiên cứu, phát triển bền vững nguồn dược liệu Traphaco, trong đó đưa ra mục tiêu phát triển một số dược liệu chủ lực theo Hướng dẫn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO). Việc triển khai dự án Green Plan là tổ chức hoạt động bài bản từ nghiên cứu đến triển khai trong thực tiễn, trong đó có hoạt động liên quan đến hướng dẫn trồng trọt và thu hái cây Chè dây theo tiêu chuẩn GACP-WHO tại địa bàn huyện Bát Xát và huyện Sa Pa. Trong khi, người dân địa phương vẫn mang hình thái sản xuất nông nghiệp lạc hậu, thiếu kinh nghiệm trồng dược liệu, đặc biệt là việc trồng dược liệu ở quy mô lớn. Việc tổ các hoạt động tập huấn, hướng dẫn của dự án Green Plan đã có những tác động tới việc thay đổi tập quán canh tác đối với người nông dân, thay đổi nhận thức về trồng trọt có kiểm soát chất lượng. Qua đó, những cá nhân trước đây hoạt động riêng lẻ thì càng ngày càng có sự liên kết với nhau, đặc biệt là liên kết trong cam kết chất lượng đồng đều, để đảm bảo Doanh nghiệp bao tiêu.

Quỹ VBCF: Quỹ Thách thức Doanh nghiệp Việt Nam (VBCF) là một quỹ đặc biệt do Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) tài trợ. Quỹ VBCF được thiết kế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động tại Việt Nam xây dựng mô hình kinh doanh sáng tạo cùng người thu nhập thấp và có thể mang lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp cũng như tác động tích cực cho xã hội thông qua

mô hình « Kinh doanh cùng người thu nhập thấp ». Ở đây, sử dụng mô hình vận động Doanh nghiệp triển khai các hoạt động sao cho vừa phục vụ mục tiêu của doanh nghiệp, vừa giải quyết việc làm, giúp đỡ cho người dân. Phương châm « Giàu doanh nghiệp, lợi cộng đồng ». Phương thức làm việc là quỹ VBCF và công ty Traphaco tạo ra một quỹ xoay vòng, quỹ này được dành cho các hộ dân vay vốn để sản xuất, làm kinh tế, các hộ cần phải thích nghi với phương thức sản xuất mới đồng thời hoàn trả dần số tiền vay cho quỹ, để tiếp tục cho các hộ khác vay. Nhờ vậy, tạo ra mối liên kết giữa người dân với Doanh nghiệp, với quỹ, đưa nguồn vốn tiếp cận với người dân gần nhất và có tác động tích cực.

Helvetas: HELVETAS là một mạng lưới quốc tế bao gồm các tổ chức chi nhánh độc lập hoạt động trong lĩnh vực hợp tác phát triển và cứu trợ khẩn cấp. Helvetas hợp tác cùng Hiệp hội Dược liệu Việt Nam (VIMAMES) thành lập Trung tâm triển khai Thương mại Sinh học Việt Nam – BioTrade Implementation Group (BIG Việt Nam). Trong đó đã triển khai dự án Bio Trade – Thương mại Sinh học có sự tham gia của một số công ty dược, bao gồm Traphaco. Các hoạt động thương mại sinh học được vận hành theo 7 nguyên tắc :

1)Bảo tồn đa dạng sinh học

2)Sử dụng bền vững đa dạng sinh học

3)Chia sẻ công bằng các lợi ích từ khai thác và sự dụng đa dạng sinh học 4)Bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội

5)Sự tuân thủ các quy chế quốc gia và quốc tế

6)Tôn trọng quyền của các bên tham gia các hoạt động Bio Trade 7)Minh bạch trong quyền sử dụng đất, tiếp cận kiến thức và tài nguyên thiên nhiên

Dự án BioTrade phối hợp với doanh nghiệp Traphaco cùng tiếp cận với người dân địa phương, triển khai các hoạt động sản xuất Chè dây cung ứng nguyên liệu mà vẫn bảo tồn được nguồn tài nguyên. Cụ thể, trước đây, người dân đi rừng gặp bụi Chè dây nào, sẽ kéo cả dây, cắt tận gốc đem về chế biến, dẫn đến cây bị cắt đau, lâu bật mầm mới. Khi này, Biotrade tuyên truyền đến người dân chỉ thu hái từ 40 -60 cm để đảm bảo cây tiếp tục bật mầm, trong khi Traphaco truyền tải đến người dân yêu cầu thu hái ngắn để khống chế cuộng, sản phẩm chất lượng cao hơn, giá thu mua có lợi thế hơn. Qua sự liên kết giữa Tổ chức phi chính phủ, Doanh nghiệp, nhà khoa học, người dân thì việc sản xuất đã được cải thiện theo hướng tích cực.

Doanh nghiệp liên kết với các hộ trong tiêu thụ trên hai nội dung là Doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí và hướng dẫn kỹ thuật trồng và thu hái, hộ đảm bảo thu hái và chế biến theo đúng kĩ thuật, đạt tiêu chuẩn chất lượng và bán cho doanh nghiệp. Ở đây đã xuất hiện hình thức thỏa thuận thông qua hợp đồng, mọi cam kết và các tiêu chuẩn được đưa ra giữa doanh nghiệp và hộ nông dân, nhờ thế người dân có cơ hội hoàn thiện hơn về các phương thức giao dịch,v.v

4.1.4. Áp dụng tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất chè dây

a.Quy trình sản xuất

Kỹ thuật trồng, thu hái và chế biến chè dây được nghiên cứu từ phương thức sản xuất truyền thống của người dân địa phương, nghiên cứu đánh giá kết quả sản xuất để từ đó đưa ra các cải tiến trong quy trình kỹ thuật. Ngoài thu hái tự nhiên, tiến bộ kĩ thuật được cải tiến là việc nhân giống chè dây bằng các hom giống. Sử dụng các đoạn thân bánh tẻ của chè dây để cắt thành các đoạn ngắn khoảng 15 cm, ngâm vào dung dịch kích thích ra rễ, giâm vào các luống đã được làm đất sẵn. Kết hợp đảm bảo các điều kiện khác phù hợp như nhiệt độ, ánh sáng thuận lợi cho quá trình phát triển trong thời gian hom bén rễ. Quy trình trồng hopm hiện nay đang được áp dụng trong tập huấn cho người dân được thể hiện trong bảng 4.6:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)