Kết quả và hiệu quả sản xuất chè dây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 78 - 82)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất chè dây huyện Bát Xát, Lào Cai

4.1.6. Kết quả và hiệu quả sản xuất chè dây

Cho đến năm 2015 chè dây đưa vào sản xuất mới ở 2 xã Mường Hum và Trung Lèng Hồ với diện tích là 10,5 ha. Diện tích còn lại chủ yếu là chè dây khai thác tự nhiên. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất giống, chè dây trồng chủ yếu bằng hom giống. Với chè dây trồng bằng hom rất nhanh bén rễ, sinh trưởng nhanh, sau 6 tháng đến 9 tháng có thể cho sản phẩm lứa đầu. Với thực trạng trồng và khai thác chè dây ở huyện Bát Xát như vậy, để tính toán kết quả và hiệu quả sản xuất chè dây chúng tôi đã sử dụng kết quả điều tra các hộ có trồng và khai thác chè dây ở 3 xã đại diện, tính toán và phân tích trên các khía cạnh sau:

a.Đầu tư chi phí

 Cơ sở tính toán chi phí như sau:

- Đối với chè dây trồng bằng hom: các chi phí bở ra trong năm chúng tôi tập hợp tính toán chi phí giống như cây hàng năm vì sau 6 – 9 tháng chè đã cho sản phẩm, sau đó lưu gốc và tiếp tục được khai thác trong thời gian tiếp theo.

- Đối với chè dây khai thác tự nhiên: các chi phí được tính chủ yếu là chi phí vận chuyển và dịch vụ đã chi thực tế để thu hái, sơ chế, đóng gói, quản lý..

- Chưa tính giá trị của đất, hoặc giá trị cây chè dây khai thác tự nhiên. - Tính toán bình quân 100 Kg chè dây khô (có sử dụng hệ số quy đổi 6,2 kg lá chè tươi chế biến được 1 kg chè dây khô)

 Mức đầu tư chi phí bình quân 100 Kg chè khô được thể hiện ở bảng sau: Các hộ khai thác tự nhiên không phải bỏ nhiều chi phí đầu tư ban đầu như giống, phân bón và công chăm sóc, vì thu hái trong rừng nên người dân thường lấy công làm lãi, tuy vậy diện tích rừng tự nhiên lớn, hộ sẽ phải đi xa để tìm kiếm các bụi cây chè dây, mất thời gian và nhiều công đi thu hái hơn các hộ trồng bằng hom tại diện tích vườn nhà., có trường hợp đi rừng nhiều ngày mới mang chè dây về để chế biến, theo quy trình đã nghiên cứu với cách làm như vậy, hoạt chất trong chè dây sẽ không cao.

Song không thể không nhắc đến lợi thế của việc trồng bằng hom trong vườn sẽ có những điểm mạnh như: mật độ dày, các bụi cây gần nhau, phát triển đồng đều, thuận tiện cho thu hái và chủ động cho chế biến ngay trong 24h. Như trong bảng 4.8 chi phí lao động của hộ khai thác tự nhiên gấp 1,46 lần so với hộ

Bảng 4.8. Chi phí sản xuất bình quân 100 Kg chè dây khô của hộ nông dân huyện Bát Xát

Diễn giải ĐVT Chè dây trồng

bằng hom (I)

Chè dây khai thác (II)

So sánh (I/II) (lần)

1. Chi phí trung gian (IC) 261,29 252,60

- Giống 1000đ 25,27 - -

- Phân bón 1000đ 50,20 - -

- Công cụ nhỏ 1000đ 105,20 126,30 1,20

- Khác 1000đ 80,62 126,30 1,57

2. Công lao động gia đình

- Số công Ngày 11,22 16,34 1,46

- Giá trị ngày công 1000đ 1.683 2.451 1,46

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2015)

Do chè dây ở Bát Xát chủ yếu khai thác tự nhiên, vì vậy chúng tôi đi sâu vào khảo sát và tính toán chi phí khai thác chè dây của nhóm hộ có quy mô khác nhau. Kết quả thể hiện ở bảng 4.9

Hộ khai thác tự nhiên có chi phí chủ yếu là công cụ nhỏ và các chi phí phát sinh khác, tất cả các hộ sản xuất chè dây đều không thuê lao động ngoài, hầu hết sử dụng lao động gia đình, công lao động chủ yếu do phải đi xa, mật độ cây của từng khu vực khác nhau nên thu hái không được nhiêu như trồng bằng hom. Số ngày công trung bình các hộ là 16,34 kg. Tính trung bình 1 ngày công lao động có giá 150.000đ/ ngày thì giá chi phí cho công lao động trung bình để sản xuất 100 kg chè khô là 2.450,54 nghìn đồng.

Bảng 4.9. Chi phí sản xuất bình quân 100 Kg chè dây khô khai thác tự nhiên của hộ nông dân huyện Bát Xát

Diễn giải ĐVT BQ chung Các xã điều tra

QM lớn QM TB QM nhỏ

1. Số hộ điều tra Hộ 92 8 15 69

2. Chi phí trung gian 1000đ 252,60 512,20 421,01 185,89 - Công cụ nhỏ 1000đ 184,34 350,80 322,20 135,07

- Khác 1000đ 68,26 161,40 98,81 50,82

3. Công lao động gia đình 1000đ - - - -

- Số ngày công ngày 16,34 18 17 16

- Giá trị ngày công 1000đ 2.450,54 2.700 2.550 2.400 Nguồn: Tổng hợp điều tra (2015)

b.Kết quả và hiệu quả kinh tế

Bảng 4.10. Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè dây ở Bát Xát (Tính bình quân 100 Kg chè dây khô)

Diễn giải ĐVT Chè dây trồng

bằng hom (I) Chè dây khai thác (II) So sánh (I/II) (lần)

1. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 261,29 252,60 1,03

2. Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 4.000,00 4.000,00 1,00

3. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 3.738,71 3.747,40 1,00

4. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 3.734,50 3.747,40 1,00

5. Công lao động gia đình (V) Công 11,22 16,34 0,69

7. GO/IC Lần 15,31 15,84 0,97

8. MI/IC Lần 14,29 14,84 0,96

9. MI/V 1000đ 332,84 229,38 1,45

10. VA/ 1 ha đất 1000đ 22.432 21.686 1,03

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2015)

Từ kết quả điều tra hộ khai thác chè dây tự nhiên về sản lượng, chi phí, giá bán chúng tôi đã tổng hợp tính toán một số chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả kinh tế bình quân 100kg chè dây khô thể hiện ở bảng 4.10. Giá trị gia tăng của chè dây trồng bằng hom là 22.432 nghìn đồng trên ha cho thấy cao hơn các loại rau màu thông thường, do ít phải đầu tư vào giống, phân bón nên chi phí trung gian của chè dây khai thác nhỏ hơn chè dây trồng bằng hom. Tuy nhiên công lao động gia đình của khai thác tự nhiên lại cao hơn trồng bằng hom, trung bình khoảng 16,34 công do đó chi phí lao động nhiều nên giá trị gia tăng không cao hơn trồng bằng hom tại đất vườn nhà.

Đi sâu tính toán và so sánh kết quả và hiệu quả kinh tế giữa các nhóm hộ khai thác chè dây tự nhiên với quy mô khác nhau, số liệu ở bảng 4.11 cho thấy giá trị gia tăng bình quân trên một hộ là 22.432 nghìn đồng, thu nhập hỗn hợp thu lại được là 18.407 nghìn đồng. Giá trị gia tăng có ý nghĩa thể hiện phần kết quả lao động hữu ích do hoạt động sản xuất tạo ra trong một khoảng nhất định trong

khi như vậy cho thấy kết quả trên bảng 4.11, một đồng chi phí bỏ ra thì thu được 3,71 đồng giá trị gia tăng là tương ứng với kết quả lao động hữu ích. Trong khi đó thu nhập hỗn hợp thu được trên 1 đồng chi phí là 3,46. Thu nhập hỗn hợp bình quân trên 1 hộ tính được là 4.349,91 nghìn đồng. Tính hiệu quả trên 1 lao động cho thấy, một lao động tạo ra 185,56 nghìn đồng giá trị gia tăng và mang lại 161,36 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Hiệu quả trong sản xuất rất quan trọng vì qua đó thể hiện được sự phù hợp để phát triển sản xuất, các kết quả đưa ra nhằm giúp nhà quản lý đưa ra quyết định tiếp tục sản xuất hoặc điều chỉnh các yếu tố sao cho mang lại hiệu quả từ các nguồn lực đã đầu tư. (Trong đó QM nhỏ: diện tích từ 0-25ha; QM TB: từ 25-50ha; QM lớn: trên 50 ha). Với chè dây khai thác tự nhiên vì khó xác định diện tích nên chúng tôi sử dụng phương pháp hạch toán chi phí trên 100kg chè dây khô.

Bảng 4.11. Một số chỉ tiêu so sánh kết quả và hiệu quả kinh tế giữa các nhóm hộ khai thác chè dây tự nhiên với quy mô khác nhau (tính bình quân

trên 100 kg chè dây khô)

Diễn giải ĐVT BQ chung Nhóm hộ QM lớn QM TB QM nhỏ 1. Số hộ điều tra Hộ 92 8 15 69 2. Hiệu quả sử dụng đất

- Giá trị gia tăng bình quân 1 ha 1000đ 22.432 31.045,41 27.459,36 20.340,44 - Thu nhập hỗn hợp bình quân 1 ha 1000đ 18.407 26.900,10 20.990,42 16.860,28 3. Hiệu quả sử dụng chi phí

- VA/TC Lần 3,71 7,65 4,59 3,06

- MI/TC Lần 3,46 7,15 4,29 2,86

4. Hiệu quả sử dụng lao động

- VA/ngày LĐ 1000đ 185,56 382,77 229,66 153,11

- MI/ngày LĐ 1000đ 161,36 332,84 199,71 133,14

5. MI bình quân 1 hộ 1000đ 4349,91 8.972,90 5.383,74 3.589,16 Nguồn: Tổng hợp điều tra (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)