Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Đánh giá điểm mạnh, yếu và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè dây
4.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè dây huyện Bát Xát
Theo ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý của huyện Bát Xát, các xã đại diện và cán bộ của các công ty có dự án thu mua nguyên liệu cho chế biến dược liệu. Phát triển sản xuất chè dây ở huyện Bát Xát phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mỗi yếu tố mang đến những tác động khác nhau đối với hoạt động phát triển sản xuất chè dây trên địa bàn huyện Bát Xát. Nhằm đảm bảo tính khách quan và tính đại diện, chúng tôi đã tiến hành điều tra ý kiến đánh giá từ các cán bộ quản lý của các cơ quan ban ngành tại địa phương và cán bộ quản lý của doanh nghiệp dược có sự quan tâm, đầu tư đến vùng nguyên liệu chè dây tại huyện Bát Xát. Trong đó chúng tôi tổng kết thành 12 nhóm yếu tố chính tác động cần được đánh giá gốm: Điều kiện khí hậu, địa hình; Chất đất; Nhu cầu thị trường; Chất lượng quy hoạch đất đai; Tổ chức sản xuất – tiêu thụ; Biện pháp tiến bộ khoa học – Kỹ thuật; Đầu tư; Cơ sở hạ tầng kĩ thuật; Chính sách hỗ trợ; Trình độ chủ hộ; Điều kiện kinh tế của hộ; Thương hiệu sản phẩm. Các ý kiến đánh giá được tính tỷ lệ cơ cấu trên tổng số ý kiến đánh giá, để tìm ra các nhóm yếu tố tác động chính đến phát triển sản xuất chè dây, sau đó tiếp tục phân tích sâu. Điều này được thể hiện ở bảng tổng hợp các ý kiến của các bên sau đây:
Bảng 4.15. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý của huyện và các doanh nghiệp chế biến dược liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất
chè dây ở huyện Bát Xát Diễn giải Tổng số Trong đó Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) Cán bộ quản lý huyện Cán bộ DN chế biến
1. Điều kiện khí hậu, địa hình 33 100 23 10
2. Chất đất 20 60,61 15 5
3. Nhu cầu thị trường 32 96,97 22 10
4. Chất lượng quy hoạch đất đai 30 90,91 23 7
5. Tổ chức sản xuất - tiêu thụ 30 90,91 20 10
6. Biện pháp tiến bộ Khoa học -
Kĩ thuật 28 84,85 20 8
7. Đầu tư 22 66,67 17 5
8. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật 23 69,70 16 7
9.Chính sách hỗ trợ 26 78,79 18 8
10. Trình độ chủ hộ 23 69,70 15 8
11. Điều kiện kinh tế của hộ 29 87,88 20 9
12. Thương hiệu sản phẩm 18 54,55 10 8
Nguồn: Tổng hợp điều tra (2015)
Từ kết quả thăm dò ý kiến của cán bộ và các doanh nghiệp chế biến dược liệu chè dây ở bảng trên, chúng tôi cho rằng các yếu tố sau có ảnh hưởng chủ yếu đến phát triển sản xuất chè dây huyện Bát Xát.
4.2.4.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất đặc biệt là sản xuất dược liệu. Dược liệu cũng là một loại cây nông nghiệp đặc biệt. Cũng như với nông nghiệp, thời tiết thuận lợi, mưa thuận gió hòa nên sản xuất Chè dây có điều kiện phát triển sinh trưởng tốt. Với diện tích đất rừng sản xuất chưa sử dụng vẫn còn tương đối lớn, do đó có thể trồng xen cây Chè dây dưới tán các cây bụi, có thể leo lên thân các cây gỗ, cây vầu trong rừng. Do dưới tán rừng nên có độ ẩm cao, phù hợp tạo điều kiện sống tốt cho cây Chè dây, không mất công tưới nước hoặc đầu tư hệ thống đường dẫn nước như các loại ngô, đậu rau màu khác. Bên cạnh những thuận lợi về phát triển còn có bất lợi là mùa mưa khoảng tháng 7, tháng 8, tháng 9 là thời điểm cây Chè dây bật mầm, lớn nhanh nhất, thuận lợi
trùng đặc biệt là sợ lũ bất ngờ. Trên địa bàn huyện Bát Xát, là địa phương đầu tiên đưa cây Chè dây vào trồng sản xuất, trong đó được nghiên cứu bài bản từ khâu nhân giống, quy trình trồng trọt cho đến quy trình chế biến. Yếu tố kĩ thuật tạo nên sự khác biệt, đột phá về sản lượng và chất lượng của sản phẩm Chè dây khô. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để hình thành vùng nguyên liệu chất lược cao, quy mô lớn và xây dựng vùng nguyên liệu điểm để doanh nghiệp tập trung khai thác và đồng thời là nơi tham quan học hỏi về phát triển vùng dược liệu. Về trồng và thu hái, mang lại tác động tích cực từ việc người dân tự giâm hom trên diện tích của gia đình, có sử dụng kỹ thuật dùng phân bón trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, cây Chè dây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Thu hái chủ động hơn và được sản lượng lá tươi nhiều hơn. Người dân đã được tiếp cận với tập huấn trồng và thu hái cây Chè dây đúng cách, khuyến cáo độ dài chỉ khoảng 40-60 cm, hạn chế cuộng, tăng tỷ lệ lá như vậy đảm bảo sản xuất được Chè dây loại 3 để có giá thu mua cao.
4.2.4.2. Yếu tố kinh tế - tổ chức
Ngoài ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, nhân tố Kinh tế - tổ chức cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất Chè dây của hộ. Mà trước hết là đề cập đến các yếu tố khách quan như:
a. Chất lượng quy hoạch
24%
0%
67% 9%
Vừa đủ
Nên thu hẹp diện tích Nên từ từ mở rộng Rất cần mở rộng nhanh
Biểu đồ 4.1. Định hướng quy hoạch diện tích
Nguồn: Tổng hợp điều tra (2015)
Biểu đồ 4.1. Thể hiện quan điểm của các cán bộ quản lý về quy hoạch vùng dược liệu Chè dây. Đa số ý kiến cho rằng mở rộng diện tích Chè dây nên từ từ, để lắng nghe tín hiệu của thị trường, bởi theo hầu hết các câu hỏi chuyên sâu trong vấn đề này thì đều lo lắng thực trạng được mùa mất giá, cây Chè dây cũng
cung, nhưng khi cung vượt cầu sẽ gây khó khăn cho người dân hoặc làm khó chính nhà quy hoạch. Tuy vậy, về phía Doanh nghiệp cho rằng, việc mở rộng quy mô là cần thiết, nếu muốn tránh rủi ro về được mùa mất giá thì phải làm tốt các liên kết trong quy hoạch. Liên kết với Doanh nghiệp để đảm bảo bao tiêu, nguồn cầu là có căn cứ và có dự báo.
Doanh nghiệp còn nhấn mạnh rằng, quy hoạch không chỉ liên quan đến diện tích, con người mà bắt buộc phải đi liền hoặc phải được ràng buộc với chất lượng, ví dụ chứng chỉ về trồng trọt và thu hái tốt, hoặc đảm bảo bảo tồn nguồn gen quý.
b.Thị trường
Qua khảo sát và điều tra, tín hiệu vui của thị trường Chè dây đang mở rộng quy mô hơn, từ thị trường kinh doanh buôn bán tự do nay đã thêm thị trường đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Dược. Điều đáng nói là các hộ dân đã biết đón nhận các thông tin, tín hiệu từ thị trường để đáp ứng nhu cầu, không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng, các hộ kinh doanh cung cấp dược liệu Chè dây bắt đầu tuân thủ các thao tác chuẩn, quy trình trồng trọt, thu hái, chế biến là một bước để nâng giá trị sản phẩm trong thời kì hội nhập WTO.
Có thị trường, có tín hiệu thị trường sẽ điều tiết các kênh tiêu thụ cho các hộ dân trong mở rộng quy mô sản xuất. Xác định được nguồn cầu thì sẽ có các giải pháp cho nguồn cung, đặc biệt nguồn cung phải chất lượng.
Song bên cạnh đó, cũng còn tồn tại vấn đề như, do yếu tố mùa vụ nên nguồn cung không ổn định như: đầu vụ từ tháng 4- tháng 6, khi này cây Chè dây chưa bật mầm nhiều, do đó người dân chưa thu hái được số lượng lớn, nguồn Chè dây khan hiếm, hạn chế khả năng đáp ứng, tiếp theo từ tháng 7 – tháng 11 (có thể kéo dài đến tháng 1 năm sau) khai thác được nhiều Chè dây trong thời gian giữa vụ. Với lý do đó, thị trường Chè dây khô còn bị chi phối bởi yếu tố mùa vụ.
c. Liên kết sản xuất – tiêu thụ
Trong sản xuất Chè dây, các hình thức liên kết khác nhau trong mỗi giai đoạn, cụ thể, trong trồng trọt, thu hái và chế biến, người dân nhận được sự liên kết với Doanh nghiệp nhiều nhất, qua biểu đồ 4.2. cho thấy, trong số các hộ điều tra, có đến 83% ý kiến trả lời nhận được sự liên kết của Doanh nghiệp thông qua các buổi tập huấn, các cán bộ khảo sát vùng trồng, hướng dẫn cách trồng hom giống, cách chăm sóc và thu hái. Hình thức tổ hợp tác còn ít, trong khi mô hình hợp tác xã là còn chưa khả thi với địa phương. Tuy có các tổ chức xã hội tham gia vào việc phát triển sản xuất Chè dây, nhưng còn mờ nhạt vì chủ yếu các tổ
doanh nghiệp là nhân tố nhạy cảm với các tín hiệu của thị trường, do đó họ luôn là cầu nối giữa nguồn cung và nguồn cầu. Để đáp ứng được nguồn cầu, doanh nghiệp tìm cách có được vùng nguyên liệu ổn định cho yếu tố đầu vào của mình, vì thế doanh nghiệp cân nhắc và xem xét trên phương diện đầu tư, vận động, chuyển giao kĩ thuật, hướng dẫn cầm tay chỉ việc, v.v. đó vừa là chiến lược vừa là hướng đi bền vững. 0% 9% 83% 0% 8% Hợp tác xã Tổ hợp tác Doanh nghiệp Tổ chức xã hội Thương lái
Biểu đồ 4.2. Các hình thức liên kết trong trồng trọt, thu hái, chế biến Chè dây Nguồn: Tổng hợp điều tra (2015) Nguồn: Tổng hợp điều tra (2015)
Song, bên cạnh đó, với công đoạn tiêu thụ, sự tham gia của thương lái chiếm số lượng đông hơn, cụ thể qua biểu đồ 4.2. cho biết sự tham gia của Thương lái trong việc tiêu thụ là lớn nhất, chiếm đến 56% ý kiến được khảo sát, sở dĩ như vậy vì thương lái là đi tới từng hộ dân thu mua, gom hàng. Thương lái có các kênh phân phối rộng, cung cấp cho các tỉnh như Hải Dương, Hà Nội, thậm chí các tỉnh miền Nam như Lâm Đồng, Tây Nguyên, Sài Gòn, hoặc cũng có thể Doanh nghiệp dược còn mua lại thông qua đầu mối là Thương lái, do đó người dân biết đến sự tham gia của thương lái nhiều hơn cả.
0% 5% 39% 0% 56% Hợp tác xã Tổ hợp tác Doanh nghiệp Tổ chức xã hội Thương lái
d. Đầu tư thâm canh
Đầu tư nói chung đều còn hạn chế. Đầu tư của hộ với trang thiết bị, dụng cụ, công cụ sản xuất cũng ít. Đầu tư của chính quyền đối với các hoạt động sản xuất Chè dây cũng chưa nhiều. Sở dĩ như vậy là do chính quyền địa phương vẫn để người dân sản xuất theo thói quen, tận dụng công cụ dụng cụ có sẵn trong gia đình, chưa ý thức về việc đầu tư cho công nghệ, kĩ thuật để nâng cao năng suất. Vốn đầu tư chủ yếu có ý nghĩa với hộ dân đứng ra thu mua của các hộ khác, ví dụ hộ ông Chảo Láo Tả, có một xưởng chế biến Chè dây tại thôn Ki Quan San, xã Mường Hum, huyện Bát Xát. Với quy mô như vậy cần thiết đến máy sao, máy thái, máy khâu bao, v.v.
Việc đầu tư cũng cần phải xem xét khả năng đáp ứng của người dân. Vì người dân chưa xác định rõ được việc cần làm và sẽ làm như thế nào, sẽ khó đầu tư cho một hộ không biết chắc sẽ làm, khi đó đầu tư xong, hộ không làm nữa, một nguồn đầu tư sẽ bị bỏ phí.
e. Áp dụng tiến bộ kĩ thuật
Trên địa bàn huyện Bát Xát, là địa phương đầu tiên đưa cây chè dây vào trồng sản xuất, trong đó được nghiên cứu bài bản từ khâu nhân giống, quy trình trồng trọt cho đến quy trình chế biến. Yếu tố kĩ thuật tạo nên sự khác biệt, đột phát về sản lượng và chất lượng của sản phẩm chè dây khô.
Về trồng và thu hái, mang lại tác động tích cực từ việc người dân tự giâm hom trên diện tích đất của gia đình, có sử dụng kỹ thuật dùng phân bón trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, cây chè dây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Thu hái chủ động hơn và được sản lượng lá tươi nhiều hơn. Người đân đã được tiếp cận với tập huấn trồng và thu hái cây chè dây đúng cách, khuyến cáo độ dài chỉ khoảng 40 – 60 cm, hạn chế cuộng, tăng tỷ lệ lá như vậy đảm bảo sản xuất được chè dây loại 1 có giá thu mua cao.
Về chế biến, quy trình chế biến đã được nghiên cứu phổ biến đến người dân, sao cho tăng giá trị sản phẩm.
f. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Hệ thống thủy lợi:Hệ thống thủy lợi là gồm đường mương liên xã, từ năm 2005 đến nay được xây dựng và nâng cấp theo chương trình Nông thôn mới, người dân có thể chủ động được nước tưới, tuy nhiên, hệ thống thủy lợi có ý nghĩa nhiều hơn đối với các hộ trồng sản xuất, vì sau thời gian trồng Chè dây, giâm hom mà thời tiết quá nắng nóng mới cần thêm nước tưới. Chủ yếu lựa chọn
trồng vào thời điểm mưa nhiều, cây thường sống dưới tán rừng, nên không có nhu cầu về nước tưới. Theo Ban dự án Nông thôn mới, chính quyền huyện và xã đã quan tâm củng cố và bê tông hóa, nâng cấp mở rộng kênh mường để chủ động tưới tiêu cho chủ yếu là lúa nước trong vùng.
Hệ thống điện:Cũng thông qua Ban dự án Nông thôn mới và Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Bát Xát, chúng tôi được biết, hệ thống điện đã kéo đến được tất cả các xã trong vùng, chủ yếu là cung cấp ánh sáng, điện sinh hoạt cho các hộ. Còn đối với sản xuất, người dân chưa có nhu cầu dùng nhiều. Lí do một phần vì người dân còn tiết kiệm, chỉ dùng đèn điện thắp sáng, dùng tivi, còn các hoạt động sản xuất vẫn dùng bếp củi.
Hệ thống đường giao thông: Năm 2013,đoạn đường từ thị trấn huyện Bát Xát thị trấn Sa Pa , huyện Sa Pa đến với các xã như Mường Hum, Dền Thàng vẫn còn đường đất, một bên là vách núi, một bên là vực. Các đoạn đường liên thôn thuộc xã Mường Hum điển hình như đoạn giữa thôn Ki Quan San đến thôn Tả Pờ Hồ, vừa dốc, vừa đường đất, trời mưa lầy lội. Trong 2 năm qua, năm 2016, đoạn đường chính thông thương từ thị trấn Bát Xát với các xã đã được hoàn thiện với đường bê tông rộng 15 m, hệ thống đường liên thôn cũng xây dựng xong với đường bê tông rộng 3m. Thay vì trước đây chỉ có thể đi bộ hoặc đi bằng xe máy, thì nay ô tô đã vào được tận nơi, hoặc lên tận đỉnh cao nhất là thôn Tả Pờ Hồ.
g. Cơ chế, chính sách
Quyết định 1976 được nhắc đến như một cơ hội để các công ty dược, các tổ chức quan tâm đến phát triển dược liệu của Việt Nam. Đề án đã nêu rõ, chúng ta không chỉ phát triển để cung cấp cho ngành dược liệu trong nước, hạn chế xuất khẩu, mà còn hướng tới xuất khẩu dược liệu ra nước ngoài. Dược liệu xuất khẩu sẽ đóng vai trò trong phát triển kinh tế Việt Nam định hướng đến năm 2020. Muốn như vậy, cần thực hành tốt các quy định, hướng dẫn về đảm bảo quy trình trồng trọt, thu hái, chế biến, có chất lượng sản phẩm của chúng ta mới có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Về chính sách của chính quyền địa phương huyện Bát Xát, đã có đề án tổng thể về phát triển triển dược liệu, trong đó có quan tâm và định hướng phát triển các dược liệu như xuyên khung, đương quy, tam thất, quế, chè dây. Như vậy có thể thấy, vai trò của cây Chè dây trong đóng góp giá trị kinh tế là rõ ràng, đã được sự quan tâm và ủng hộ của cơ chế chính sách, do đó sẽ được mở đường
4.2.4.3. Yếu tố thuộc về nguồn lực sản xuất của hộ nông dân a. Trình độ của chủ hộ
Bảng 4.16. Đặc điểm chủ hộ và điều kiện sản xuất của các nhóm hộ
Diễn giải ĐVT Tổng số Chia ra QM