Kết luận kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 109)

5.1 KẾT LUẬN

Rau là một sản phẩm thiết yếu của mỗi gia đình trong các bữa ăn hàng ngày. Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng rau an toàn càng trở nên cấp thiết khi càng có nhiều người bị ngộ độc do sử dụng các sản phẩm rau không an toàn. Với đề tài phân tích các yêú tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thị xã Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh đã nghiên cứu được những vẫn đề sau:

Thứ nhất: Nêu được khái niệm rau an toàn, các điều kiện sản xuất RAT, Lý

thuyết hành vi mua của người tiêu dùng , lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng và các yêú tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng gồm: Thu nhập, sự hiểu biết, trình độ văn hóa,tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp ...và các thói quen tiêu dùng các sản phẩm khác nhau cũng là các yếu tố ảnh hưởng tới tiêu dùng rau an toàn. Và trên cở sở thực tiễn tìm hiểu về thực trạng tiêu dùng rau an toàn của Việt Nam, thực trạng tiêu dùng rau an toàn trên địa bàn thị xã Từ Sơn.

Thứ hai: Mức tiêu thụ RAT tại thị xã Từ Sơn qua vài năm gần đây ngày càng gia tăng, năm 2014 mức tiêu thụ đạt 22608,42 tấn đến năm 2016 đạt 51632,63 tấn (tức tăng bình quân 3 năm là 51,12%). Tốc độ tiêu thụ RAT tăng khá nhanh, xét về mặt số lượng thì RAT tiêu thụ tại Thị xã Từ Sơn chiếm một tỷ trọng tương đối khả quan so với lượng sản phẩm cung cấp trên thị trường (năm 2014, tỷ lệ tiêu thụ đạt 45,85% so với lượng cung; đến năm 2016 đạt 75,64% so với lượng cung trên thị trường). Như vậy, thị xã Từ Sơn đang là một thị trường đầu ra lớn tiêu thụ sản phẩm rau an toàn.

Với 60 người được phỏng vấn có 70% số người được trả lời là đã biết đến rau an toàn qua kênh thứ nhất là qua tivi, báo, đài, 30% còn lại được hỏi biết đến thông tin về rau an toàn qua kênh thứ nhất. Với kênh thứ 2 là qua Internet, với kênh này chỉ có 16,67% người tiêu dùng tiếp cận với nguồn thông tin qua kênh này, còn 83,33% không biết đến qua internet. Kênh thứ 3, có 58,33% người tiêu dùng tiếp nhận thông tin qua bạn bè người thân của mình, 41,67% người tiêu dùng không tiếp cận thông tin qua kênh này.

Khi được hỏi về RAT, chúng tôi thấy rằng có tới 3/4 chiếm trên 75% trong số 60 người được hỏi chưa biết đến hoặc một cách không đầy đủ về RAT, họ cho rằng RAT là rau đã dược bằng thuốc tím hay ngâm nước muối trước khi dùng. Với

những công chức, số người hiểu rõ về RAT là 34/60 người được phỏng vấn, còn với người lao động, hiểu biết về RAT của họ có hạn chế hơn, trong số 16 người được hỏi chỉ có 10 người đã biết rõ về RAT và 6 người chưa bao giờ nghe nói đến. Điều này cho thấy, việc quảng bá, tuyên truyền thông một cách đầy đủ về RAT (tiêu chuẩn chất lượng, tác hại của rau “không an toàn”…) là rất cần thiết.

Nghề nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu dùng rau an toàn tại thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. Những người tiêu dùng rau an toàn chủ yếu là viên chức Nhà nước, các nhà đi buôn và những người nghỉ hưu vì nhóm người tiêu dùng này họ có hiểu biết về rau an toàn và tầm quan trọng của nó với sức khỏe của mình và gia đình. Còn những người tiêu dùng là lao động công ty và người tiêu dùng thuộc đối tượng khác do họ chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của rau an toàn với sức khỏe và họ cũng chưa có điều kiện nên họ chưa tiêu dùng hoặc tiêu dùng rau an toàn ở mức độ thỉnh thoảng. Với mức thu nhập trung bình của gia đình người tiêu dùng khu vực thị xã Từ Sơn khá cao, có 91,67% số người tiêu dùng được hỏi thì gia đình họ có mức thu nhập trung bình từ 5 triệu đồng/ tháng trở lên. Đây là cơ sở để họ sẵn sàng sử dụng rau an toàn.

Như vậy ta thấy rằng độ tuổi có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu dùng rau an toàn tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Những người nhiều tuổi họ ưu tiên dùng rau an toàn hơn là những người trẻ tuổi. Những người nhiều tuổi thường là những người có trình độ hiểu biết, công việc và thu nhập ổn định, họ thường là những người đưa ra những quyết định quan trọng trong gia đình. Chính bởi vậy, họ là những người sẵn sàng tiêu dùng sản phẩm rau an toàn cho dù giá cả của rau an toàn có đắt hơn các sản phẩm rau thường.

Trong số 2 người có trình độ dưới trung học phổ thông được hỏi có đến 2 người không tiêu dùng rau an toàn chiếm tỷ lệ 100%. Như vậy với người tiêu dùng có trình độ dưới trung học phổ thông thì họ đều không tiêu dùng rau an toàn.

Thứ ba, Trong những năm gần đây, tình trạng ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng và đang được đề cập đến như một mối nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Sử dụng RAT chính là giải pháp tốt nhất để hạn chế tình trạng trên. Thế nhưng, thị trường RAT hiện nay còn nhiều bất cập và chưa phát triển mạnh, tỷ lệ RAT mà người tiêu dùng sử dụng trong bữa ăn hàng ngày chưa cao. Qua thực tế điều tra người tiêu dùng và tìm hiểu về thị trường RAT, cần có những giải pháp khuyến cáo cho người tiêu dùng về RAT. Đối với các nhà phân

phối cung cấp sản phẩm rau an toàn khi tiếp thị sản phẩm rau an toàn cần quan tâm đến các vấn đề: Xác định được nhóm khách hàng mục tiêu dựa vào các đặc điểm của người tiêu dùng: tuổi, trình độ, nghề nghiệp, thu nhập. Bên cạnh đó cần có các chính sách về marketing hỗ hợp: sản phẩm, giá, phân phối hợp lý để hiệu quả của chiến dịch tiếp thị cao. Nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu nhằm tạo lòng tin cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, mở rộng mạng lưới tiêu thụ RAT. Các cơ quan chức năng cần có những giải pháp hiệu quả nhằm quản lý RAT từ khâu sản xuất, phân phối đến lưu thông nhằm đảm bảo chất lượng RAT. Bên cạnh đó, việc giảm giá thành RAT là hết sức cần thiết để RAT có thể đến được với mọi người dân.

5.2 KIẾN NGHỊ

5.2.1. Đối với nhà sản xuất

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả, giảm giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, cần phải tăng chủng loại RAT.

Nâng cao ý thức, đạo đức trong việc sử dụng các hóa chất độc hại.

5.2.2. Đối với hệ thống phân phối (cửa hàng, siêu thị)

Mở rộng kênh phân phối, tạo thuận lợi cho người tiêu dùng. Xây dựng thương hiệu của nhà phân phối để tạo niềm tin đối với người tiêu dùng.

Đầu tư bao bì sản phẩm, trên bao bì cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc, thành phần, cách bảo quản… cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, còn phải đảm bảo hình thức rau bắt mắt, không bị héo, dập, già.

Tăng cường quảng bá sản phẩm bằng các biểu ngữ, áp phích…, tạo sự quan tâm của người tiêu dùng

Quan trọng nhất là phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, không vì lợi ích trước mắt mà bán sản phẩm không đảm bảo chất lượng, làm mất niềm tin của người tiêu dùng.

5.2.3. Đối với các ban ngành chức năng

Cần tăng cường tuyên truyền và cung cấp thông tin để tăng sự hiểu biết của người dân thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí…

Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát chất lượng rau quả trong sản xuất và trên thị trường. Xây dựng những chính sách phù hợp trong quản lý và

trang bị các công cụ kiểm tra nhanh để kiểm soát trong lưu thông. Kết hợp với các tỉnh lân cận để kiểm soát chất lượng RAT.

Về việc công nhận chất lượng RAT, đề nghị Sở NN&PTNT phối hợp Chi cục BVTV, Sở Y Tế kiểm tra định kỳ các sản phẩm RAT và cấp giấy chứng nhận “An toàn vệ sinh thực phẩm” cho các hộ sản xuất để củng cố niềm tin của khách hàng đối với RAT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thị Gia (2001). Những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rau ở huyện Gia Lâm, Thị xã Từ Sơn. Luận án tiến sĩ kinh tế, trường đại học nông nghiệp Thị xã Từ Sơn.

2. Cao Văn Thủy (2014), Nghiên cứu thị trường rau an toàn trên địa bàn thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, luận văn thạc sĩ, chuyên ngành quản trị kinh doanh, Đại học Thương Mại, Hà Nội.

3. Đinh Thị Thu Hương (2014),“Thực trạng tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thị xã Từ Sơn Thị xã Từ Sơn – Thị xã Từ Sơn”, luận văn thạc sĩ, chuyên ngành quản trị kinh doanh, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Hà Nội..

4. Lê Anh Tuấn (2001). Tìm hiểu hệ thống thị trường tiêu thụ rau quả thị xã Từ Sơn Đống Đa, 2001, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành quản trị kinh doanh, Đại học Thương Mại, Hà Nội.

5. Lê Thị Hoa Sen, Hồ Thị Hồng (2012) “Một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất-tiêu thụ rau an toàn tỉnh Thừa Thiên Huế”, nghiên cứu của trường Đại học Huế.

6. Nguyễn Thị Hằng (2013), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua sữa của người tiêu dùng tại địa bàn thị xã Từ Sơn Thị xã Từ Sơn, thành phố Thị xã Từ Sơn, luận văn thạc sĩ, chuyên ngành quản trị kinh doanh, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Hà Nội..

7. Nguyễn Văn Thuận (2015), Xây dựng và triển khai mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, luận văn thạc sĩ, chuyên ngành kinh tế Nông Nghiệp, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.

8. Nguyễn Văn Thuận, Võ Thành Danh (2016). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng rau an toàn tại thành phố Cần Thơ, nghiên cứu của trường Đại học Cần Thơ.

9. Phòng kinh tế thị xã Từ Sơn (2014, 2015, 2016). Thông tin kinh tế xã hội thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

10. Phòng Thống kê (2014, 2015, 2016). Thông tin kinh tế xã hội thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

12. Trần Đoàn Dũng (2014), “Các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi mua rau GAP của người tiêu dùng TP. Hà Nội”. luận văn thạc sĩ, chuyên ngành quản trị kinh doanh, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Hà Nội..

13. Trần Minh Đạo (2014), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Nông Nghiệp, Thị xã Từ Sơn.

14. Trần Thị Ba (2015),Chuỗi cung ứng rau ĐBSCL theo tiêu chuẩn GAP. Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh, Đại học Nông Lâm.

15. UBND tỉnh Bắc Ninh (2015), Quyết định số 98/2015/QĐ-UBND, ngày 10/7/2015 về việc phê duyệt chương trình mục tiêu, phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2012 – 2016 tỉnh Bắc Ninh.

16. UBND tỉnh Bắc Ninh (2015), Quyết định về phê duyệt Chương trình mục tiêu, phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố, thị xã giai đoạn 2010 - 2016- Số: 98 /2016/QĐ-UBND, 2015. Ủy ban Nhân Dân tỉnh Bắc Ninh.

17. UBND thị xã Từ Sơn, Báo cáo tổng kết tình hình phát triển thị xã Từ Sơn giai đoanh 2010-2015, Ủy ban Nhân Dân thị xã Từ Sơn.

18. Viện nghiên cứu rau quả TP. HCM (1994). Tổng quan phát triển rau quả Việt Nam 1013 - 2014, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

PHỤ LỤC

Xin chào anh (chị)! Tôi là: Đỗ Duy Mạnh

Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài: “Phân tích các yêú tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn ở thị xã Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh”

Xin anh (chị) vui lòng giành chút thời gian tham gia trả lời những câu hỏi phỏng vấn dưới đây của tôi:

Họ và tên: ………...

Địa chỉ: ………...

Giới tính: ………...

Tuổi: ………... 1/ Thông thường, một tháng anh (chị) chi bao nhiêu tiền cho ăn mua?

2/ Trong khoản tiền chi tiêu cho ăn mua anh (chị) có dùng cho việc mua rau sạch không? 1. □ Có………….…..(tiếp tục)

2. □ Không …………(ngừng)

3/ Hiện tại anh (chị) sống cùng gia đình hay sống một mình? (vui lòng đánh số 1: sống cùng gia đình, 2: sống một mình) □

4/ Gia đình anh (chị) có trẻ nhỏ không? □ 1. Có

□ 2. Không

5/ Trong gia đình anh (chị) ai là người thường xuyên mua rau sạch nhất? □ 1. Người vợ □ 3. Người con

□ 2. Người chồng □ 4. Khác

6/ Vui lòng cho biết trình độ học vấn của anh (chị) ở mức nào? Trình độ học vấn

Trên đại học Đại học- cao đẳng Trung cấp chuyên nghiệp Trung học phổ thông

PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HÀNH VI MUA RAU AN TOÀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

7/ Anh (Chị) mua rau sạch:

□ Rất thường xuyên □ Thỉnh thoảng □ Thường xuyên □ Chưa bao giờ 8/ Anh (chị) mong muốn điều gì khi mua rau sạch?

Lời phát biểu Rất đồng ý Đồng ý Không ý kiến Không đồng ý Rất không đồng ý Sức khỏe tốt

Đầy đủ chất dinh dưỡng Ngon, đẹp

Khác

9/ Anh (chị) thường sử dụng rau sạch nào theo các mùa trong năm? (vui lòng đánh số 1: ít hơn, 2: nhiều hơn, 3: không thay đổi)

STT Xuân Hạ Thu Đông

1 2 3 4 …

10/ Mức độ quan trọng của các yếu tố khi quyết định mua rau sạch: Rất quan trọng Quan trọng Bình thường không quan trọng Rất không quan trọng

Nhãn hiệu nổi tiếng Màu sắc, kiểu dáng bao bì Giá cả hợp lý

Đảm bảo an toàn vệ sinh Địa điểm mua rau sạch Quảng cáo hấp dẫn Nguồn gốc sản phẩm rõ ràng Thái độ phục vụ Chủng loại đa dạng Khuyến mãi Khối lượng tịnh Công nghệ chế biến Khác

11/ Anh (chị) thường mua rau sạch ở đâu? Rất thường

xuyên Thường xuyên thường Bình thoảng Thỉnh Hiếm khi Siêu thị

Đại lý phân phối Chợ

khác

12/ Vì sao anh (chị) lại chọn mua ở đó? (có thể lựa chọn nhiều phương án) Uy tín ( bán đúng giá, đúng chất lượng,..)

Dễ chọn lựa Gần nhà

Tiện đường đi lại

Nhân viên bán hàng phục vụ tốt Cách trang trí tại quầy hàng Khác (ghi rõ)

13/ Anh (chị) thấy mức giá của các loại rau sạch trong bảng sau như thế nào?

Rất đắt Đắt Bình thường Rẻ Rất rẻ Vụ đông

Vụ hè Vụ thu Vụ xuân

14/ Anh (chị) có thường xuyên cập nhật những thông tin liên quan tới rau sạch không? □ Rất thường xuyên □ Thường xuyên

□ Thỉnh thoảng □ Không

15/ Anh (chị) biết đến các sản phẩm rau sạch bằng cách nào? (có thể chọn nhiều phương án)

Tivi Tạp chí Internet Đài phát thanh Banner, áp phích Người thân, bạn bè giới thiệu Tại nơi bán hàng

16/ Với anh (chị) khi mua rau sạch thì nguồn tham khảo nào là quan trọng nhất? (vui lòng đánh số thứ tự từ 1- 5 theo mức độ rất quan trọng tới rất không quan trọng)

Rất quan trọng

Quan trọng Bình thường Ít quan trọng Rất không quan trọng Cá nhân Thương mại Đại chúng Kinh nghiệm

17/ Quảng cáo có tác động nhiều tới hành vi mua hàng của anh (chị) không? □ Rất nhiều □ Ảnh hưởng ít

□ Nhiều □ Không ảnh hưởng 18/ Anh (chị) thích hình thức khuyến mãi nào?

Rất hấp dẫn Hấp dẫn Bình thường Không hấp dẫn Rất không hấp dẫn Giảm giá Tặng kèm sản phẩm khác: ghép hình,

Mua với số lượng lớn thì tặng thêm rau sạch

Tặng phiếu mua hàng với giá ưu đãi

Sử dụng thẻ cào trúng thưởng Tích điểm tặng quà

Khác (ghi rõ)

19/ Anh (chị) có ý định chuyển sang dùng loại rau sạch khác trong tương lai? □ 1. Có □ 2. Không

20/ Sau khi sử dụng rau sạch đó nếu bạn cảm thấy hài lòng thì anh (chị) có khuyên những người xung quanh chị nên dùng loại rau sạch đó không?

□ Có □ Không

21/ Mức độ tin cậy của anh (chị) vào các hãng rau sạch nội? Mức độ tin tưởng

Rất tin tưởng Tin tưởng Bình thường Không tin tưởng Rất không tin tưởng

Ghi chú: Mức độ Thường xuyên ứng với số lần mua từ 10 lần/tháng Thỉnh Thoảng ứng với số lần mua từ dưới 10 lần/tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 109)