Đặc điểm người tiêu dùng đang tiêu dùng rau an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 72)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Người tiêu dùng rau an toàn tại thị xã Từ Sơn

4.2.4. Đặc điểm người tiêu dùng đang tiêu dùng rau an toàn

Trong 60 người tiêu dùng được phỏng vấn có 34 (56,67%) người tiêu dùng thường xuyên sử dụng rau an toàn, và 26 (43,33%) người tiêu dùng không thường xuyên sử dụng rau an toàn. Điều này cho thấy rau an toàn chưa thực sự phổ biến trong tiêu dùng của người dân.

Biểu đồ 4.1. Mức độ thường xuyên tiêu dùng rau an toàn

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Để tìm lời giải thích cho vấn đề trên và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua rau an toàn chúng tôi sẽ tiến hành phân tích, so sánh sự giống, khác nhau giữa 2 nhóm người tiêu dùng: thường xuyên sử dụng rau an toàn và không thường xuyên sử dụng rau an toàn.

4.2.4.1. Nhóm người tiêu dùng không thường xuyên sử dụng rau an toàn a. Đặc điểm nhóm người tiêu dùng không thường xuyên sử dụng rau an toàn

Tuổi của người tiêu dùng

Biểu đồ 4.2. Tuổi của nhóm người tiêu dùng không thường xuyên sử dụng rau an toàn

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Những người tiêu dùng không thường xuyên sử dụng rau an toàn đa phần là nhữn người có độ tuổi từ 25- 40 tuổi chiếm 38,24% và người từ 41-55 tuổi là 29,41%, người tiêu dùng độ tuổi dưới 25 tuổi chiếm 17,64%, trên 55 tuổi chiếm 14,71%.

Trình độ người tiêu dùng

Biểu đồ 4.3.Trình độ của nhóm người tiêu dùng không thường xuyên dùng rau an toàn

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Tỉ lệ người tiêu dùng không dùng rau an toàn có trình độ đại học khá cao chiếm 38,24%, tốt nghiệp trung học phổ thông 44,12%, tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm 8,82%, kỹ thuật chiếm 8,82%.

Nghề nghiệp của người tiêu dùng

Biểu đồ 4.4. Nghề nghiệp của nhóm người tiêu dùng không thường xuyên dùng rau an toàn

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Nghề nghiệp của người tiêu dùng không thường xuyên sử dụng rau an toàn tập trung nhiều vào những nhóm người làm việc ở những công ty, nhà máy (44,12%). Nội trợ (17,65%), Thương nhân 17,65%, người có hưu trí 8,82%, viên chức nhà nước 5,88% và đối tượng khác như sinh viên là 5,88%.

b. Lý do nhóm người tiêu dùng không thường xuyên sử dụng rau an toàn lựa chọn mua rau an toàn

0 8 6 18 1 1 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Quảng cáo Giới thiệu của người thân

Thương hiệu Chất lượng rau Giá bán Thói quen

S ố l ư ợ t lự a ch ọ n

Đồ thị 4.3. Lý do nhóm người tiêu dùng không thường xuyên sử dụng rau an toàn lựa chọn mua rau an toàn

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Trong số 34 người tiêu dùng không thường xuyên sử dụng rau an toàn được phỏng vấn có 18 người lựa chọn tiêu chí chất lượng rau đảm bảo để mua rau, 8 người do người thân bạn bè giới thiệu dẫn tới quyết định tiêu dùng rau an toàn, 6 người lựa chọn lý do do thương hiệu, và với lý do giá bán và thói quen tiêu dùng hàng ngày mỗi lý do có 1 người lựa chọn. Như vậy 3 lý do chủ yếu để người tiêu dùng lựa chọn rau an toàn là chất lượng rau, giới thiệu của bạn bè, người thân và thương hiệu. Vì vậy, muốn rau an toàn có thể đến tay người tiêu dùng một cách thường xuyên và rộng rãi hơn trước tiên cần đảm bảo chất lượng rau sẽ là an toàn tuyệt đối tiếp đó lên tạo ra những thương hiệu rau để người tiêu dùng biết đến và lựa chọn và cần phải có chính sách quảng cáo, tiếp thị rộng rãi để người tiêu dùng biết nhiều hơn đến rau sạch.

4.2.4.2. Nhóm người tiêu dùng thường xuyên sử dụng rau an toàn

a) Đặc điểm của người tiêu dùng thường xuyên sử dụng rau an toàn

Biểu đồ 4.5. Tuổi của nhóm người thường xuyên sử dụng rau an toàn

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Độ tuổi của người tiêu dùng thường xuyên sử dụng rau an toàn là từ 25 tuổi trở lên chiếm 96,15%, đa phần những người này đã có công ăn việc làm ổn định và có thu nhập. có 3,85% người tiêu dùng có độ tuổi dưới 25.

Trình độ người tiêu dùng

Biểu đồ 4.6. Trình độ nhóm người tiêu dùng thường xuyên sử dụng rau toàn

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Tỷ lệ người tiêu dùng thường xuyên sử dụng rau an toàn có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học và cao đẳng đại học rất cao chiếm tới 96,15%, tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm 3,85%.

Nghề nghiệp của người tiêu dùng

Biểu đồ 4.7. Nghề nghiệp của nhóm người tiêu dùng thường xuyên sử dụng rau an toàn

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Nghề nghiệp của người tiêu dùng thường xuyên sử dụng rau an toàn tập trung nhiều vào những nhóm người làm việc ở những công ty, nhà máy (38,20%), viên chức nhà nước (26,92%), Thương nhân 15,38%, người có hưu trí 11,54%, các bà nội trợ chỉ chiếm 7,96%.

b)Lý do người tiêu dùng thường xuyên sử dụng rau an toàn lựa chọn mua rau an toàn

Đồ thị 4.4. Lý do nhóm người tiêu dùng thường xuyên sử dụng rau an toàn lựa chọn mua rau an toàn

Trong số 26 người tiêu dùng thường xuyên sử dụng rau an toàn được phỏng vấn có 12 người lựa chọn tiêu chí chất lượng rau đảm bảo để mua rau, 3 người do người thân bạn bè giới thiệu dẫn tới quyết định tiêu dùng rau an toàn, 3 người lựa chọn lý do do thương hiệu, 2 người lựa chọn do giá bán phù hợp, 4 người tiêu dùng rau do thói quen và 2 người lựa chọn do biết đến từ sự quảng cáo. Như vậy 2 lý do chủ yếu để người tiêu dùng lựa chọn rau an toàn là chất lượng rau và giới thiệu của bạn bè, người thân.Vì vậy, muốn rau an toàn có thể đến tay người tiêu dùng một cách thường xuyên và rộng rãi hơn trước tiên cần đảm bảo chất lượng rau sẽ là an toàn tuyệt đối tiếp đó lên tạo ra những thương hiệu rau để người tiêu dùng biết đến và lựa chọn và cần phải có chính sách quảng cáo, tiếp thị rộng rãi để người tiêu dùng biết nhiều hơn đến rau sạch. Đối với những đối tượng người tiêu dùng thường xuyên sử dụng rau an toàn cần chú ý đến chính sách quản lý giá cả, sao cho giá cả thấp hơn và hợp lý nhất giúp cho người tiêu dùng thuận lợi hơn khi mua rau an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 72)