Tóm tắt các công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 40)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiến

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Tóm tắt các công trình nghiên cứu liên quan

 Nguyễn Văn Thuận và Võ Thành Danh (2016). Phân tích các yếu tố ảnh

hưởng đến hành vi tiêu dùng rau an toàn tại thành phố Cần Thơ, nghiên cứu của trường Đại học Cần Thơ.

Nghiên cứu được tiến hành dựa trên phỏng vấn trực tiếp 100 người hiện đang tiêu dùng rau an toàn. Bài viết này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn tiêu dùng các sản phẩm rau an toàn ở Thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, rau an toàn được cung cấp chủ yếu trong hệ thống siêu thị. Phần lớn người tiêu dùng có thu nhập tương đối cao. Có ba yếu tố ảnh hưởng tới tiêu dùng rau an toàn đó là: khoảng cách mua hàng, lòng tin của khách hàng, và tính sẵn có của sản phẩm. Để phát triển ngành rau an toàn tại Thành phố Cần Thơ, các giải pháp được đề xuất: Phát triển thêm điểm bán hàng, đa dạng hệ thống phân phối nhằm tạo ra sự tiện hơn cho người tiêu dùng trong việc mua hàng, các nhà phân phối và sản xuất nên kết hợp xây dựng nhãn hiệu/ thương hiệu cho sản phẩm nhằm tăng lòng tin của khách hàng, và tổ chức lại sản xuất theo hình thức tổ/ nhóm hợp tác, câu lạc bộ hoặc hợp tác xã.

Lê Thị Hoa Sen và Hồ Thị Hồng (2012) “Một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất-tiêu thụ rau an toàn tỉnh Thừa Thiên Huế”. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp phát triển. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011 ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông tin phân tích trong nghiên cứu này được thu thập thông qua thảo luận nhóm người sản xuất rau ở hai hợp tác xã Kim Thành và Quảng Thọ tỉnh Thừa Thiên Huế; phỏng vấn 161 hộ tiêu dùng ở hai Phường Tây Lộc và Thuận Hòa thành phố Huế và các tiểu thương ở chợ và cán bộ hai phường nói trên. Kết quả cho thấy rằng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đang gặp rất nhiều khó khăn. Sản xuất rau an toàn có tính rủi ro cao hơn, năng suất thấp hơn rau thường từ 15 đến 30% và mất nhiều công lao động hơn rau thường. Trong khi đó người tiêu dùng còn thiếu nhận thức và thiếu thông tin về rau an toàn. Bên cạnh đó chưa xác định rõ cơ quan ban ngành quản lý và đảm bảo chất lượng rau an toàn nên khó tạo lòng tin cho người tiêu dùng. Do vậy, chỉ khoảng 20% sản lượng rau an toàn được bán vào thị trường cần có xác nhận rau an toàn. 80% sản lượng rau an toàn còn lại phải bán lẫn lộn với rau không sản xuất theo qui trình an toàn. Đây là những yếu tố chính cản trở sản xuất rau an toàn ở địa bàn nghiên cứu. Để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại thành phố Huế cần tiến

hành đồng thời nhiều giải pháp, trong đó chú trọng vào (i) nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng;(ii) cung cấp thông tin đầy đủ về rau an toàn; (iii) xác định cơ quan quản lý rau an toàn và (iv) tổ chức bán ở địa điểm thuận lợi cho người tiêu dùng. Trần Thị Ba (2008),Chuỗi cung ứng rau ĐBSCL theo tiêu chuẩn GAP.Bài viết trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để người tiêu dùng trong nước yên tâm ăn rau thì lúc đó rau Việt Nam mới có thể xuất khẩu được. Đây là một trong những vấn đề thách thức của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng phải giải quyết.Tác giả cho rằng để áp dụng quy trình nông nghiệp an toàn thì cần: (1)Tìm hiểu đồng bằng sông Cửu Long và sản xuất rau của ĐBSCL.(2)Tìm hiểu chuỗi cung ứng rau ở ĐBSCL.(3)Phân tích những điểm mạnh và yếu, cơ hội và thách thức của rau ĐBSCL.(4)Đưa ra giải pháp quản lý chuỗi cung ứng rau của ĐBSCL theo hướng GAP. Từ những nghiên cứu,tác giả khẳng định: Quản lý xuyên suốt chuỗi cung ứng rau đồng bằng sông Cửu Long theo hướng GAP là giải pháp quản lý chất lượng và nâng cao chất lượng rau đồng bằng, mọi thành viên tham gia trong chuỗi sản xuất và cung ứng rau đều có trách nhiệm của họ đối với chất lượng sản phẩm. Đây là giải pháp cạnh tranh cao nhất giúp việc truy nguyên nguồn gốc của rau dễ dàng.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một báo cáo, công trình nghiên cứu cụ thể về việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng thị xã Từ Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 40)