Thực trạng sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 38)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiến

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Thực trạng sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Tổng diện tích trồng rau của thị xã năm 2013 của toàn tỉnh là 1654 ha (3 vụ), diện tích trồng rau tập trung chủ yếu ở huyện có truyền thống như: Lương Tài 181,7 ha; Yên Phong: 125,4 ha; Quế Võ 108,7 ha; Thị xã Từ Sơn: 98,4 ha; Gia Bình: 114,1 ha; Tiên Du 112,5 ha; ……. năng suất bình quân khoảng 270 tạ/ha. Sản lượng đạt 5.508 tấn/năm/huyện.

Như vậy sản xuất rau của thị xã mới chỉ đáp ứng được khoảng 37% nhu cầu tiêu dùng của hơn 1 triệu người dân trên địa bàn. Lượng rau thiếu hụt chủ yếu được vận chuyển từ nơi khác đến không rõ nguồn gốc và chất lượng không được kiểm soát. Trong những năm qua, rau ở tỉnh Bắc Ninh chủ yếu được sản xuất theo phương pháp truyền thống, năng suất thấp, chất lượng không được đảm bảo, phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh.

Hiện tại số hộ dân sản xuất rau an toàn còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn.

Nguyên nhân sản xuất rau an toàn chưa phát triển mạnh:

- Chi phí đầu tư sản xuất rau an toàn cao, quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt từ khâu làm đất cho đến thu hoạch, đòi hỏi người tham gia sản xuất phải có trình độ nhất định.

- Rau an toàn là khái niệm còn rất mới đối với nông dân, chưa được phổ biến rộng rãi trong lưu thông, giá thành sản phẩm cao; người tiêu dùng khó nhận biết, phân biệt giữa rau an toàn và rau thường, do đó sản phẩm rau an toàn làm ra khó tiêu thụ.

- Chính sách hỗ trợ cho công nghệ sản xuất rau an toàn chưa thu hút được các doanh nghiệp và nông dân đầu tư vào sản xuất. Công tác quản lý chất lượng của cơ quan nhà nước về rau an toàn chưa chặt chẽ.

Từ tỉnh Bắc Ninh trẻ, tốc độ đô thị hóa nhanh. Nhu cầu tiêu dùng nông sản thực phẩm ngày càng tăng, đặc biệt là các loại thực phẩm sạch trong đó có rau an toàn. Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến để sản xuất rau an toàn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thay thế dần các loại rau sản xuất theo phương pháp truyền thống, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân là một đòi hỏi tất yếu khách quan. Mặt khác, sản xuất rau an toàn cho hiệu quả kinh tế cao hơn từ 2-3 lần so với sản xuất rau truyền thống (từ 70-100 triệu đồng/ha).

Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 3 loại hình sản xuất, tổ chức sản xuất, trong đó chủ yếu là do hợp tác xã/ tổ hợp tác sản xuất. Tuy nhiên, các sản phẩm rau an toàn và rau hữu cơ đang được phân phối tại các điểm bán lẻ không đa dạng về chủng loại và mẫu mã cũng xấu hơn các loại rau không an toàn khác. Thế nhưng, không hề dễ dàng để tìm được rau an toàn trên thị trường, Theo điều tra của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS), đa số người tiêu dùng đồng ý mua rau an toàn với mức giá cao hơn 20-30%, thậm chí chấp nhận mua mua với mức giá cao hơn 50% thế nhưng có tới 97% người được hỏi không thật tin vào những quảng cáo của người sản xuất, kinh doanh (Nguyễn Công Hiệp, 2016).

Thực tế cho thấy, do công tác quản lý và hậu kiểm chưa nghiêm nên xuất hiện rất nhiều điểm bán hàng trưng biển “Rau an toàn” trong khi thực tế không có giấy tờ gì chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của rau. Rất nhiều người tiêu dùng đã buộc phải trả giá cao nhưng vẫn không mua được sản phẩm thật sự an toàn và sạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)