Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 50)

3.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu

Nội thị Từ Sơn là khu vực tập trung đông dân cư, với mức sống cao của một Thị xã. Vì vậy, sức tiêu dùng thực phẩm nói chung và rau nói riêng sẽ rất lớn.

Để phục vụ nghiên cứu tôi chọn các địa điểm nghiên cứu là chợ lớn và 1 số siêu thị nhỏ tại thị xã Từ Sơn.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1.Thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài:

- Các kết quả nghiên cứu đã được công bố lấy từ sách báo, tạp chí khoa học, và một số thông tin liên quan qua mạng internet…

- Các thông tin trên được thu thập bằng cách tìm, đọc, sao chép, trích dẫn.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách điều tra- phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng sản phẩm rau an toàn, chủ các cửa hàng rau, siêu thị rau…Số liệu được sử dụng để phân tích, đánh giá việc tiêu dùng sản phẩm rau an toàn.

Bảng 3.4. Dung lượng mẫu điều tra

Tên siêu thị Số mẫu (người) Cơ cấu (%)

Siêu thị 35 58,33

Cửa hàng rau an toàn 10 16,67

Chợ rau 15 25,00

Để thu thập được số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra trực tiếp bằng bảng hỏi đối với người tiêu dùng tại một số siêu thị.

Tổng số mẫu được điều tra là 60 mẫu. Mẫu điều tra là những người đi mua rau tại các siêu thị, và được lựa chọn một cách ngẫu nhiên theo cơ cấu: có nhiều người tiêu dùng lựa chọn nơi này để mua sắm nên số mẫu được chọn là 35 mẫu chiếm 58,33%, chợ rau 15 mẫu chiếm 25%, cửa hàng rau an toàn 10 mẫu chiếm 16,67%.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu

Các công cụ xử lý thông tin: máy tính điện tử, qua sự trợ giúp của phần mềm Excel.

Phương pháp phân tổ: Các tài liệu thu thập được tập hợp lại, kiểm tra, hiệu chỉnh, thực hiện phân tổ theo:

Phân tổ theo ngành nghề, nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn vàloại rau an toàn đang ưu thích sử dụng.

3.2.4. Phương pháp phân tích

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô trả là phương pháp được dung rất nhiều trong quá trình nghiên cứu các vấn đề kinh tế xã hội. Phương pháp được thực hiện thông qua việc mô trả các chỉ tiêu nghiên cứu: số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình, trung vị, mode…

Sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá, mô trả về thực trạng tiêu dùng và những yếu tố ảnh hưởng tới tiêu dùng rau an toàn trên địa bàn.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh

 So sánh lượng tiêu dùng rau an toàn giữa các hộ theo thu nhập.

 So sánh lượng tiêu dùng giữa các chủng loại rau an toàn.

 So sánh lượng tiêu dùng rau an toàn giữa các năm.

 So sánh giữa mức sẵn lòng chi trả rau an toàn so với rau thường.

 So sánh về mặt giá cả giữa rau thường và rau an toàn.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Thu nhập của người tiêu dùng trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh: Mức thu nhập càng cao thì nhu cầu về tiêu dùng rau an toàn càng cao.

- Nghề nghiệp của người tiêu dùng trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh: Những người lao động chân tay có nhu cầu tiêu dùng rau an toàn hơn những người làm việc trong ngành nghề khác.

- Mức chi tiêu của người tiêu dùng trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh: Mức chi tiêu càng cao chứng tỏ nhu cầu tiêu dùng rau an toàn càng cao.

- Trình độ học vấn của người tiêu dùng: Những người có trình độ học vấn cao, có xu hướng tiêu dùng rau an toàn cao hơn những người có trình độ học vấn thấp.

- Địa điểm mua rau an toàn của người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ lựa chọn mua rau an toàn nếu như địa điểm mua rau an toàn gần nhà và đáng tin cậy về chất lượng rau an toàn.

- Yếu tố cửa hàng bán rau an toàn: Người tiêu dùng sẽ chọn mua rau an toàn nếu như các cửa hàng bán sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Giá bán rau an toàn: Giá rau an toàn càng thấp thì người tiêu dùng sẽ có nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn.

- Giới tính của người mua: Giới tính người mua sẽ quyết định khá lớn đến quyết định mua rau an toàn hay không.

- Giới tính của chủ hộ: Chủ hộ là người ảnh hưởng tới quyết định sử dụng và mua rau an toàn của cả gia đình.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG TIÊU THỤ RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN TỪ SƠN

4.1.1. Hệ thống cung ứng và số lượng tiêu thụ rau an toàn

a. Hệ thống cung ứng rau

 Đối với rau thường

Trên địa bàn thị xã Từ Sơn có 2 chợ đầu mối: ở Đình Bảng và Châu Khê hoạt động buôn bán rau ở các chợ này thường diễn ra từ 3h đến 10h sáng hàng ngày. Hầu như toàn bộ rau được bán ở các chợ bán buôn là rau thường. Rau an toàn và rau hữu cơ hầu như không có mặt trong các chợ bán buôn rau.

Chợ bán lẻ rau xanh chủ yếu là chợ nhỏ và chợ tạm, phân bố ở các khu vực dân cưu. Các chợ tạm được hình thành xuất phát từ nhu cầu của người dân. Hoạt động của chợ ngày càng phức tạp bởi nó gắn với các biến động của đời sống kinh tế và xã hội. Từ Sơn đang cố gắng loại bỏ hoặc kiểm soát các chợ tạm, chợ cóc nhằm đảm bảo an toàn giao thông, môi trường và cảnh quan đô thị và đặc biệt là vệ sinh anh toàn thực phẩm.

Với hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng.

Đây là hệ thống phân phối mới, hiện đại và có những ưu điểm nhất định. Hiện nay các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự phục vụ ngày càng phát triển. Hệ thống này có tác động lớn đến các kênh cung cấp thực phẩm an toàn. Hiện nay, trong hệ thống siêu thị ở Từ Sơn có nhiều siêu thị kinh doanh cả rau. Các loại rau kinh doanh trong các siêu thị thường được niêm yết là rau an toàn. Tuy có khá nhiều cửa hàng và siêu thị kinh doanh rau, nhưng số cửa hàng và siêu thị được cấp giấy chứng nhận kinh doanh rau an toàn chưa nhiều. Trong các siêu thị, diện tích dành cho bán rau rất nhỏ so với tổng diện tích bán hàng của siêu thị. Chủng loại rau chưa thật phong phú và rau thường không được tươi.

Khách hàng thường xuyên là những người có thu nhập khá trở lên, những người quan tâm nhiều đến an toàn thực phẩm. Ngoài ra còn có các nhà hàng, khách sạn và các bếp ăn tập thể. Thực tế, số lượng khách hàng mua rau trong các siêu thị, cửa hàng chiếm một tỉ lệ khá nhỏ so với khách hàng mua ở chợ truyền thống, chợ cóc, chợ tạm. Thời gian mua hàng cũng tập trung chủ yếu vào các ngày nghỉ cuối tuần.

 Hệ thống cung ứng rau an toàn

Tại các chợ trong nội thị: như chợ Hôm, chợ đầu mới phía nam đây là nguồn cung cấp rau sạch chủ yếu cho thị xã Từ Sơn vì hầu hết người dân đều đến chợ để mua thức ăn. Lượng rau an toàn tiêu thụ ở những chợ này rất lớn vì cửa hàng bán rau sạch trong chợ rất đông và thường là các của hàng bán buôn. Tại đây, người tiêu dùng có thể mua bất cứ loại rau nào cần mua. Giá cả ở các cửa hàng rau cũng rất hợp lý, nhằm hút khách. Do đó giá cả ở trong chợ thường rẻ hơn ở các kiốt, các siêu thị nên người tiêu dùng thường hay đến đây mua rau hơn là nơi khác. Những cửa hàng này ngoài việc bán lẻ cho người tiêu dùng họ còn bán buôn cho người bán hàng với quy mô nhỏ hơn ở các chợ nhỏ. Những người bán hàng này lại bán rau sạch đến trực tiếp người tiêu dùng.

Bảng 4.1. Hệ thống cung ứng rau an toàn của thị xã Từ Sơn

STT Hệ thống cung ứng 2014 2015 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ 1 Chợ đầu mối 1 2 2 200,00 100,00 141,42 2 Siêu thị 2 2 2 100,00 100,00 100,00 3 Ki ốt 3 4 5 133,33 125,00 129,10 4 Chợ cóc 7 8 10 114,29 125,00 119,52 5 Công ty rau sạch 1 2 2 200,00 100,00 141,42 6 Tại nhà 10 15 22 150,00 146,67 148,32

Nguồn: Phòng thống kê thị xã Từ Sơn (2016) Số lượng hệ thống cung ứng rau an toàn tăng dần qua các năm, tăng nhiều là hệ thống chợ cóc trước kia chỉ bán rau thường, giờ bán cả rau an toàn, tiếp đến là các hộ trồng rau an toàn bán tại nhà theo số liệu thông kê năm 2014 có 10 hộ trồng bán rau sạch, đến năm 2016 đã có 22 hộ trồng và bán rau sạch.

Tại các Kiốt RAT được bày bán tại các kiốt rau quả trên địa bàn Từ Sơn. Hiện nay, ở Tứ Sơn các kiốt như thế này rất phổ biến và được người tiêu dùng ưu thích. Các kiốt thường được các cơ sở kinh doanh mở ra nhằm giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm rau sạch tới tận tay người tiêu dùng người dân rất ưu thích loại hình bán hàng này vì các kiốt này đều có giấy phép kinh doanh và đảm bảo an toàn.

RAT được bán ở đây đẹp về mẫu mã, đa dạng về chủng loại, chất lượng tốt. Điều đó khiến lượng rau tiêu thụ trong các kiốt cũng rất lớn. Tuy nhiên, giá cả các sản phẩm rau ở đây thường đắt hơn trong chợ khiến nhiều người tiêu dùng phải đắn đo, suy nghĩ vì thu nhập của người dân còn thấp. Các kiốt này nên đưa ra các mức giá hợp lý để thu hút người tiêu dùng vào mua và phù hợp với thu nhập của người dân hơn.

Tại các siêu thị RAT còn được bán tại các siêu thị trên toàn thị xã Từ Sơn.

Lượng rau sạch bày bán ở đây tương đối ít so với các chợ và các kiốt nhưng với số lượng siêu thị nhiều như hiện này thì lượng rau sạch tiêu thụ trên khắp địa bàn Từ Sơn cũng rất lớn. tại đây chủng loại rau còn chưa được phong phú, chế độ bảo quản của các siêu thị rất tốt nên chất lượng được đảm bảo. Giá cả các loại rau ở đây cũng đắt hơn so với những chợ và không phải ai cũng có thể mua rau sạch thường xuyên được. Hầu hết những người tiêu dùng ở đây có thu nhập cao và ổn định. Mà số lượng những người này còn ít nên rau sạch chưa đến được với những người có thu nhập thấp. Các siêu thị cũng nên đưa ra mức giá thấp hơn để có thể thu hút được người tiêu dùng mua rau sạch tại siêu thị của mình. Từ đó, siêu thị sẽ có nhiều khách hàng hơn và tiêu thụ được lượng rau lớn hơn.

b. Số lượng rau

Trong những năm qua người dân Thị xã Từ Sơn đã từng bước tiếp cận với kiến thức về nông sản an toàn nói chung và RAT nói riêng qua các phương tiện thông tin đại chúng, mặt khác, qua những vụ ngộ độc thực phẩm thì người tiêu dùng càng có ý thức hơn về việc lựa chọn và chế biến chúng. Mặt khác khi đánh giá khả năng chi trả của người tiêu dùng thị xã Từ Sơn cho nhóm các mặt hàng thực phẩm nói chung và mặt hàng rau nói riêng. Trong cơ cấu tiêu dùng các nhóm hàng thay đổi theo hướng các mặt hàng thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các mặt hàng phi thực phẩm, cuối quý IV năm 2016 tiêu dùng cho ăn uống của người tiêu dùng nói chung chiếm 34,3% tổng thu nhập. Theo số liệu trên nhìn chung thu nhập bình quân của người dân thị xã Từ Sơn đang tăng theo từng năm điều này dẫn đến quy mô tiêu dùng cũng sẽ tăng (thu nhập tăng→ tiêu dùng tăng) khả năng chi trả của khách hàng thị xã Từ Sơn tăng. Trong cơ cấu tiêu dùng, chi tiêu cho ăn uống tăng cho thấy người tiêu dùng thị xã Từ Sơn có xu hướng sử dụng một phần tương đối lớn trong cơ cấu chi tiêu của mình cho tiêu dùng thông thường thỏa mãn nhu cầu thiết yếu. Đánh giá chung khả năng chi trả của người tiêu dùng thị xã Từ Sơn cho nhóm hàng thực phẩm nói chung tăng, từ phân tích

này có thể nhận dạng danh mục nhóm hàng thực phẩm của người tiêu dùng thị xã Từ Sơn ngày càng đa dạng (các sản phẩm rau, thịt, cá… đa dạng được nhập từ nhiều khu vực địa lý, các loại rau quả có quanh năm không theo mùa…), yêu cầu về chất lượng các mặt hàng, chất lượng phục vụ ngày càng tăng.

Bảng 4.2. Kết quả tiêu thụ rau an toàn ở thị xã Từ Sơn

TT Loại rau ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ 1 Lượng tiêu thụ tấn 22608,42 38548,61 51632,63 170,51 133,94 151,12 Lượng cung trên thị trường tấn 49306,21 52106,42 68257,11 105,68 131,00 117,66 3 Tỷ lệ tiêu thụ so với lượng cung % 45,85 73,98 75,64

Nguồn: Phòng Kinh tế thị xã Từ Sơn (2016) Mức tiêu thụ RAT tại thị xã Từ Sơn qua vài năm gần đây ngày càng gia tăng, năm 2014 mức tiêu thụ đạt 22608,42 tấn đến năm 2016 đạt 51632,63 tấn (tức tăng bình quân 3 năm là 51,12%). Tốc độ tiêu thụ RAT tăng khá nhanh, xét về mặt số lượng thì RAT tiêu thụ tại Thị xã Từ Sơn chiếm một tỷ trọng tương đối khả quan so với lượng sản phẩm cung cấp trên thị trường (năm 2014, tỷ lệ tiêu thụ đạt 45,85% so với lượng cung; đến năm 2016 đạt 75,64% so với lượng cung trên thị trường). Như vậy, thị xã Từ Sơn đang là một thị trường đầu ra lớn tiêu thụ sản phẩm rau an toàn.

Thị hiếu của người tiêu dùng thị xã Từ Sơn về mặt hàng rau an toàn, xã hội ngày càng phát triển trình độ dân trí của người dân cả nước nói chung của người dân thị xã Từ Sơn nói riêng ngày càng nâng cao, họ nhận thức được những nguy cơ về sự thiếu an toàn cho sức khỏe có thể xảy ra khi tiêu dùng những sản phẩm rau không rõ nguồn gốc được bán trên thị trường và trong họ ai cũng có nhu cầu, mong muốn được tiêu dùng những sản phẩm rau an toàn rõ nguồn gốc xuất xứ. Thế nhưng do thiếu thông tin, phần đa người tiêu dùng khi tham gia thị trường

không nhận biết được sự khác biệt giữa rau an toàn và rau không an toàn- những điểm khác nhau cơ bản giữa hai loại sản phẩm này nằm ở những đặc điểm kỹ thuật phức tạp trực quan thông thường không thể nhận biết được, những tác hại tức thì khi tiêu dùng rau không an toàn (ngộ độc khi sử dụng) thì ít khi xảy ra, những tác hại tiềm ẩn cho sức khỏe thì khó lượng hóa chính vì thế sản phẩm rau an toàn và không an toàn thường bị đánh đồng về phẩm cấp, phẩm cấp hàng hóa bị đánh đồng đương nhiên phần đa những người tiêu dùng này tìm mua những sản phẩm rau không rõ nguồn gốc được bày bán trên khắp các tuyến phố thông qua các hình thức là các chợ cóc, chợ tạm, chợ truyền thống (rất tiện lợi theo thói quen tiêu dùng của người dân nước ta- tiện đâu mua lấy) bởi vì những mặt hàng rau không rõ nguồn gốc luôn được chào bán với giá thấp hơn những sản phẩm rau được nhà kinh doanh gọi là an toàn được bày bán trong các siêu thị, các cửa hàng tiện ích. Và để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong tiêu dùng sản phẩm rau không rõ nguồn gốc người tiêu dùng thường sử dụng những kinh nghiệm trong mua bán cũng như những kinh nghiệm trong sơ chế rau tại nhà… Tóm lại, ai cũng có nhu cầu tiêu dùng rau an toàn, nhưng phần đa do không phân biệt được sự khác biệt giữa hai dòng sản phẩm này→ người tiêu dùng không nhận thức rõ được cái họ bỏ ra và cái họ nhận được khi tiêu dùng rau mà người kinh doanh chào bán là rau an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 50)