Người tiêu dùng rau an toàn tại thị xã Từ Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 63)

4.2.1. Nhận biết về rau an toàn của người tiêu dùng

Tuyên truyền quảng cáo rất quan trọng để người tiêu dùng biết đến sản phẩm, với rau an toàn cung không ngoại trừ. Theo kết quả khảo sát, có 3 kênh thông tin chính để người tiêu dùng nhận biết rau an toàn là: kênh thứ nhất qua tivi, báo, đài,

kênh thứ 2 thông tin được người tiêu dùng nhận biết là trên internet, kênh thứ 3 là thông tin được truyền trải qua bạn bè, người thân của người tiêu dùng.

Các kênh thông tin người tiêu dùng biết về rau an toàn

Đồ thị 4.1. Các kênh thông tin người tiêu dùng biết đến

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Với 60 người được phỏng vấn có 70% số người được trả lời là đã biết đến rau an toàn qua kênh thứ nhất là qua tivi, báo, đài, 30% còn lại được hỏi không biết đến thông tin về rau an toàn qua kênh thứ nhất. Với kênh thứ 2 là qua Internet, với kênh này chỉ có 16,67% người tiêu dùng tiếp cận với nguồn thông tin qua kênh này, còn 83,33% không biết đến qua internet. Kênh thứ 3, có 58,33% người tiêu dùng tiếp nhận thông tin qua bạn bè người thân của mình, 41,67% người tiêu dùng không tiếp cận thông tin qua kênh này.

Như vậy, có thể nói hiện nay người tiêu dùng biết đến rau an toàn chủ yếu qua tivi, báo, đài và qua bạn bè người thân của họ, đó là những kênh thông thường phổ biến, người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận. Với internet, không phải người tiêu dùng nào cũng có đủ điểu kiện để tiếp cận, vì nó cần những thiết bị hiện đại để có thể tìm hiểu, vậy nên internet chưa thật sự là kênh hiệu quả giúp người tiêu dùng tiếp cận với thông tin.

Sự hiểu biết về các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng rau an toàn củangười

Bảng 4.9. Sự hiểu biết về rau an toàn theo giới tính của chủ hộ Giới tính Nhận biết Nam Cơ cấu (%) Nữ Cơ cấu (%) Tổng Cơ cấu (%)

Biết về tiêu chuẩn 0 0,00 9 18,37 9 15,00

Không biết về tiêu chuẩn 11 100,00 40 81,63 51 85,00

Tổng 11 100,00 49 100,00 60 100,00

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Những khách hàng được phỏng vấn đều là những người đã và đang tiêu dùng rau an toàn, nhưng theo kết quả cho thấy chỉ có (9 người) chiếm 15% số người được hỏi biết về các tiêu chuẩn để đánh giá xem rau có an toàn hay không và những người nhận biết được các tiêu chuẩn đó thường là Nữ giới vì Nữ giới thường là những người nội trợ chăm lo cho bữa ăn và sức khỏe của gia đình. Có tới (51 người) chiếm 85% không biết về tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng rau an toàn. Như vậy, theo khảo sát, hiện nay vấn đề tiêu dùng rau an toàn của người tiêu dùng đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn các sản phẩm tin tưởng, vì họ không hiểu hết các tiêu chuẩn về sản phẩm mà mình tiêu dùng hàng ngày nên người tiêu dùng vẫn lo lắng về chất lượng sản phẩm.

4.2.2. Mức độ thường xuyên sử dụng rau an toàn của người tiêu dùng

Bảng 4.10. Mức độ thường xuyên sử dụng rau an toàn theo giới tính chủ hộ

Giới tính Mức độ Nam Cơ cấu (%) Nữ Cơ cấu (%) Tổng Cơ cấu (%) Thường xuyên 5 45,45 21 42,86 26 43,33 Thỉnh thoảng 6 54,55 28 57,14 34 56,67 Không dùng 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Tổng 11 100,00 49 100,00 60 100,00

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Địa điểm khảo sát là các siêu thị trong thị xã Từ Sơn, ở đây người tiêu dùng rau đều đã và đang sử dụng tiêu dùng rau an toản, theo kết quả có 43,33% người tiêu dùng thường xuyên lựa chọn sử dụng rau an toàn trong mỗi bữa ăn hàng ngày của gia đình, 56,67% không thường xuyên sử dụng rau an toản. Điều này cho thấy, những người đã tiêu dùng và đang tiêu dùng họ nhận biết được mức độ đảm bảo vệ

sinh an toàn thực phẩm của rau, nhưng có những điều kiện nào đó vẫn khiến rất nhiều người chưa tiêu dùng rau an toàn thường xuyên mặc dù rau là thực phẩm thiết yếu hàng ngày.

4.2.3. Các loại rau an toàn được sử dụng

Với rau an toàn là các loại rau ăn quả có 68,33% và các loại rau ăn củ có 61,67% người tiêu dùng lựa chọn sử dụng rau là rau an toàn cho dù giá cả có cao hơn nhưng để đảm bảo hơn, họ vẫn sử dụng, còn lại những người không sử dụng rau an toàn vì họ cho rằng rau ăn quả và rau ăn củ ngoài chợ cũng đảm bảo chất lượng và họ quyết định mua ngoài chợ. Như vậy, các loại rau an toàn được ưu chuộng nhất là các loại rau ăn lá.

Đồ thị 4.2. Các loại rau an toàn được sử dụng

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Theo đồ thị, chúng ta thấy với các loại rau an toàn là rau ăn lá được 100% người tiêu dùng không lựa chọn, bởi các loại rau ăn lá thường để lại lưu lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn các loại rau ăn quả và ăn củ, chính vì lý do đảm bảo an toàn cho sức khỏe của gia đình nên người tiêu dùng đã không lựa chọn các loại rau ăn lá là rau an toàn để tiêu dùng.

4.2.4. Đặc điểm người tiêu dùng đang tiêu dùng rau an toàn

Trong 60 người tiêu dùng được phỏng vấn có 34 (56,67%) người tiêu dùng thường xuyên sử dụng rau an toàn, và 26 (43,33%) người tiêu dùng không thường xuyên sử dụng rau an toàn. Điều này cho thấy rau an toàn chưa thực sự phổ biến trong tiêu dùng của người dân.

Biểu đồ 4.1. Mức độ thường xuyên tiêu dùng rau an toàn

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Để tìm lời giải thích cho vấn đề trên và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua rau an toàn chúng tôi sẽ tiến hành phân tích, so sánh sự giống, khác nhau giữa 2 nhóm người tiêu dùng: thường xuyên sử dụng rau an toàn và không thường xuyên sử dụng rau an toàn.

4.2.4.1. Nhóm người tiêu dùng không thường xuyên sử dụng rau an toàn a. Đặc điểm nhóm người tiêu dùng không thường xuyên sử dụng rau an toàn

Tuổi của người tiêu dùng

Biểu đồ 4.2. Tuổi của nhóm người tiêu dùng không thường xuyên sử dụng rau an toàn

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Những người tiêu dùng không thường xuyên sử dụng rau an toàn đa phần là nhữn người có độ tuổi từ 25- 40 tuổi chiếm 38,24% và người từ 41-55 tuổi là 29,41%, người tiêu dùng độ tuổi dưới 25 tuổi chiếm 17,64%, trên 55 tuổi chiếm 14,71%.

Trình độ người tiêu dùng

Biểu đồ 4.3.Trình độ của nhóm người tiêu dùng không thường xuyên dùng rau an toàn

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Tỉ lệ người tiêu dùng không dùng rau an toàn có trình độ đại học khá cao chiếm 38,24%, tốt nghiệp trung học phổ thông 44,12%, tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm 8,82%, kỹ thuật chiếm 8,82%.

Nghề nghiệp của người tiêu dùng

Biểu đồ 4.4. Nghề nghiệp của nhóm người tiêu dùng không thường xuyên dùng rau an toàn

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Nghề nghiệp của người tiêu dùng không thường xuyên sử dụng rau an toàn tập trung nhiều vào những nhóm người làm việc ở những công ty, nhà máy (44,12%). Nội trợ (17,65%), Thương nhân 17,65%, người có hưu trí 8,82%, viên chức nhà nước 5,88% và đối tượng khác như sinh viên là 5,88%.

b. Lý do nhóm người tiêu dùng không thường xuyên sử dụng rau an toàn lựa chọn mua rau an toàn

0 8 6 18 1 1 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Quảng cáo Giới thiệu của người thân

Thương hiệu Chất lượng rau Giá bán Thói quen

S ố l ư ợ t lự a ch ọ n

Đồ thị 4.3. Lý do nhóm người tiêu dùng không thường xuyên sử dụng rau an toàn lựa chọn mua rau an toàn

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Trong số 34 người tiêu dùng không thường xuyên sử dụng rau an toàn được phỏng vấn có 18 người lựa chọn tiêu chí chất lượng rau đảm bảo để mua rau, 8 người do người thân bạn bè giới thiệu dẫn tới quyết định tiêu dùng rau an toàn, 6 người lựa chọn lý do do thương hiệu, và với lý do giá bán và thói quen tiêu dùng hàng ngày mỗi lý do có 1 người lựa chọn. Như vậy 3 lý do chủ yếu để người tiêu dùng lựa chọn rau an toàn là chất lượng rau, giới thiệu của bạn bè, người thân và thương hiệu. Vì vậy, muốn rau an toàn có thể đến tay người tiêu dùng một cách thường xuyên và rộng rãi hơn trước tiên cần đảm bảo chất lượng rau sẽ là an toàn tuyệt đối tiếp đó lên tạo ra những thương hiệu rau để người tiêu dùng biết đến và lựa chọn và cần phải có chính sách quảng cáo, tiếp thị rộng rãi để người tiêu dùng biết nhiều hơn đến rau sạch.

4.2.4.2. Nhóm người tiêu dùng thường xuyên sử dụng rau an toàn

a) Đặc điểm của người tiêu dùng thường xuyên sử dụng rau an toàn

Biểu đồ 4.5. Tuổi của nhóm người thường xuyên sử dụng rau an toàn

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Độ tuổi của người tiêu dùng thường xuyên sử dụng rau an toàn là từ 25 tuổi trở lên chiếm 96,15%, đa phần những người này đã có công ăn việc làm ổn định và có thu nhập. có 3,85% người tiêu dùng có độ tuổi dưới 25.

Trình độ người tiêu dùng

Biểu đồ 4.6. Trình độ nhóm người tiêu dùng thường xuyên sử dụng rau toàn

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Tỷ lệ người tiêu dùng thường xuyên sử dụng rau an toàn có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học và cao đẳng đại học rất cao chiếm tới 96,15%, tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm 3,85%.

Nghề nghiệp của người tiêu dùng

Biểu đồ 4.7. Nghề nghiệp của nhóm người tiêu dùng thường xuyên sử dụng rau an toàn

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Nghề nghiệp của người tiêu dùng thường xuyên sử dụng rau an toàn tập trung nhiều vào những nhóm người làm việc ở những công ty, nhà máy (38,20%), viên chức nhà nước (26,92%), Thương nhân 15,38%, người có hưu trí 11,54%, các bà nội trợ chỉ chiếm 7,96%.

b)Lý do người tiêu dùng thường xuyên sử dụng rau an toàn lựa chọn mua rau an toàn

Đồ thị 4.4. Lý do nhóm người tiêu dùng thường xuyên sử dụng rau an toàn lựa chọn mua rau an toàn

Trong số 26 người tiêu dùng thường xuyên sử dụng rau an toàn được phỏng vấn có 12 người lựa chọn tiêu chí chất lượng rau đảm bảo để mua rau, 3 người do người thân bạn bè giới thiệu dẫn tới quyết định tiêu dùng rau an toàn, 3 người lựa chọn lý do do thương hiệu, 2 người lựa chọn do giá bán phù hợp, 4 người tiêu dùng rau do thói quen và 2 người lựa chọn do biết đến từ sự quảng cáo. Như vậy 2 lý do chủ yếu để người tiêu dùng lựa chọn rau an toàn là chất lượng rau và giới thiệu của bạn bè, người thân.Vì vậy, muốn rau an toàn có thể đến tay người tiêu dùng một cách thường xuyên và rộng rãi hơn trước tiên cần đảm bảo chất lượng rau sẽ là an toàn tuyệt đối tiếp đó lên tạo ra những thương hiệu rau để người tiêu dùng biết đến và lựa chọn và cần phải có chính sách quảng cáo, tiếp thị rộng rãi để người tiêu dùng biết nhiều hơn đến rau sạch. Đối với những đối tượng người tiêu dùng thường xuyên sử dụng rau an toàn cần chú ý đến chính sách quản lý giá cả, sao cho giá cả thấp hơn và hợp lý nhất giúp cho người tiêu dùng thuận lợi hơn khi mua rau an toàn.

4.2.5. Lý do người tiêu dùng lựa chọn rau an toàn

Theo bảng 4.10 chúng ta thấy, có 30 người chiếm 50% người tiêu dùng lựa chọn lý do là chất lượng rau đảm bảo để họ tiêu dùng sản phẩm rau an toàn, trong đó 30 người lựa chọn tiêu chí là chất lượng rau có 27 người là nữ chiếm 55,1% trong cơ cấu nữ giới và có 3 người là nam giới chiếm 27,27% trong cơ cấu nam giới. Điều này cho thấy rằng khi người tiêu dùng là nữ giới thì họ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng của sản phẩm rau cho tiêu dùng của gia đình họ, còn nam giới có phần ít quan tâm hơn đến chất lượng so với nữ giới.

Bảng 4.11. Lý do lựa chọn rau an toàn của người tiêu dùng theo giới tính

Giới tính Lý do Nam Cơ cấu (%) Nữ Cơ cấu (%) Tổng Cơ cấu (%) Quảng cáo 1 9,09 1 2,04 2 3,33

Giới thiệu của người thân 4 36,36 11 22,45 15 25,00

Thương hiệu 2 18,18 7 14,29 9 15,00

Chất lượng rau 3 27,27 27 55,10 30 50,00

Giá bán 0 0,00 3 6,12 3 5,00

Thói quen 1 9,09 0 0,00 1 1,67

Tổng 11 100,00 49 100,00 60 100,00

Có 15 người chiếm 25% ý kiến người tiêu dùng được hỏi lựa chọn tiêu chí đó là do giới thiệu của bạn bè người thân dẫn đến quyết định tiêu dùng rau an toàn của họ. Điều này cho thấy, khi rau an toàn được người tiêu dùng chấp nhận thì sẽ có rất nhiều người tiêu dùng khác cũng sẽ tiêu dùng rau an toàn theo, thông qua việc họ giới thiệu cho nhau.

Có 9 người chiếm 15% lựa chọn tiêu chí thương hiệu để lựa chọn tiêu dùng rau an toàn. Các yếu tố giá bán 3 người chiếm 5%, quảng cáo 2 người chiếm 3,33% và do thói quen 1 người chiếm 1,67% được người tiêu dùng lần lượt lựa chọn cho các lý do để họ tiêu dùng sản phẩm rau an toàn của họ nhưng với sự quan tâm ít hơn.

4.2.6. Yếu tố quan tâm khi mua rau an toàn người tiêu dùng quan tâm Bảng 4.12. Yếu tố và mức độ quan tâm về rau an toàn của người tiêu dùng Bảng 4.12. Yếu tố và mức độ quan tâm về rau an toàn của người tiêu dùng

Mức độ Yếu tố Không quan tâm Cơ cấu (%) Ít quan tâm Cơ cấu (%) Rất quan tâm Cơ cấu (%) Tổng Cơ cấu (%) Mẫu mã đẹp 9 15,00 29 48,33 22 36,67 60 100,00 Giá bán 9 15,00 26 43,33 25 41,67 60 100,00 Ghi rõ nới sản xuất 1 1,67 18 30,00 41 68,33 60 100,00 Nơi bán có độ tin

tưởng cao 2 3,33 12 20,00 46 76,67 60 100,00 Rau đã từng mua ăn

ngon 1 1,67 34 56,67 25 41,67 60 100,00 Rau có chứng nhận RAT 1 1,67 34 56,67 25 41,67 60 100,00 cửa hàng bán rau, trang trí sạch sẽ 9 15,00 47 78,33 4 6,67 60 100,00 cửa hàng gần nơi bạn sống, làm việc 6 10,00 42 70,00 12 20,00 60 100,00 Đa dạng các chủng loại rau 2 3,33 45 75,00 13 21,67 60 100,00 Nơi mua rau gần với

nơi mua bán các loại thực phẩm khác

3 5,00 41 68,33 16 26,67 60 100,00

Theo kết quả khảo sát, yếu tố mua rau an toàn người tiêu dùng quan tâm được xếp theo thứ tự: yếu tố được quan tâm nhất với (46 người) chiếm 76,67% cho rằng là nơi bán có độ tin tưởng cao là yếu tố khiến người tiêu dùng quan tâm nhất khi mua rau an toàn, yếu tố thứ 2 là ghi rõ nơi sản xuất với (41 người) chiếm 68,33%, tiếp theo là 3 yếu tố; giá bán, rau đã từng mua ăn ngon và rau có chứng nhận rau an toàn đều được (25 người) chiếm 41,67% người tiêu dùng lựa chọn, với (22 người) chiếm 36,67% người tiêu dùng lựa chọn thì yếu tố mẫu mã đẹp được người tiêu dùng đánh giá là quan tâm thứ 4.

Tiếp theo là các yếu tố nơi mua rau gần với nơi mua bán các loại thực phẩm khác (16 người) chiếm 26,67% người tiêu dùng lựa chọn, cửa hàng đa dạng các chủng loại rau (13 người) chiếm 21,67% người tiêu dùng lựa chọn, cửa hàng gần nơi bạn sống, làm việc (12 người) chiếm 20% người tiêu dùng lựa chọn và yếu tố cửa hàng bán rau, trang trí sạch sẽ được lựa chọn cuối cùng với 4 (người) chiếm 6,67%.

4.2.7. Sự cảm nhận của người tiêu dùng về mức độ ổn định của giá rau an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 63)