Tổ chức hệ thống tiêu thụ rau an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 60 - 62)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thị xã Từ Sơn

4.1.3. Tổ chức hệ thống tiêu thụ rau an toàn

a. Các kênh tiêu thụ rau an toàn ở thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh

Tiêu thụ RAT trên địa bàn thị xã Từ Sơn khá đa dạng với nhiều hình thức khác nhau qua các kênh tiêu thụ khác nhau. Quan hệ tiêu thụ trên địa bàn chủ yếu tập trung qua các mối quan hệ giữa người sản xuất, người thu gom, người bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng. Sau đây là một số kênh tiêu thụ chính RAT ở Thị xã Từ Sơn.

Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ chủ yếu sản phẩm rau an toàn ở thị xã Từ Sơn Thị

Ghi chú:

- Người thu gom: HTX chuyên về RAT hoặc HTX dịch vụ; người buôn đường dài chủ yếu ngoài địa bàn hoặc từ tỉnh khác

- Người bán lẻ: Siêu thị, cửa hàng, quầy hàng RAT ở các chợ - Người tiêu dùng: hộ gia đình, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn.

Trong kênh tiêu thụ RAT trên địa bàn thị xã Từ Sơn, các đối tượng tham gia bao gồm:

- Người sản xuất: Là các hộ sản xuất trong các xã trồng RAT, các hộ có thể là thành viên HTX hoặc là hộ sản xuất tự do. Các hộ này tập trung ở các huyện ngoại thành Thị xã Từ Sơn, hoặc các tỉnh lân cận.

- Thu gom – bán buôn – bán lẻ: Chủ yếu là các HTX chuyên sản xuất RAT hoặc các HTX dịch vụ nông nghiệp. Họ có trách nhiệm thu mua và tiêu thụ RAT của các thành viên khi có hợp đồng bán cho các đơn vị.

- Trung gian bán lẻ: Bao gồm các cửa hàng, quầy hàng, siêu thị có bán RAT. Các đơn vị này có thể mua hàng từ trung gian thu gom – bán buôn rồi chuẩn bị sơ chế, bao gói theo quy cách của đơn vị mình trước khi đem bán (như TTTM Intimex Thị xã Từ Sơn, HN; Thực phẩm an toàn Hapro Food số 68 thị xã Từ Sơn).

Người sản xuất

Thu gom – bán lẻ

Thu gom – bán buôn Bán lẻ

Người tiêu dùng

- Người tiêu dùng: Bao gồm các trường mẫu giáo, trường tiểu học, bếp ăn của một số cơ quan (chúng tôi gọi chung ba đối tượng này là bếp ăn tập thể), hộ gia đình, một số nhà hàng, khách sạn…

b. Các phương thức tiêu thụ

Các phương thức tiêu thụ sản phẩm khác nhau sẽ có các kênh tiêu thụ khác nhau. Qua tìm hiểu thực tế chúng tôi thấy có các phương thức tiêu thụ RAT trên địa bàn thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh như sau:

- Tiêu thụ trực tiếp: Người sản xuất bán trực tiếp sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng. Người tiêu dùng là các hộ gia đình, bếp ăn tập thể…. Ưu điểm hình thức này là người tiêu dùng mua được đúng RAT, giá rẻ; người sản xuất thu được toàn bộ các thông tin mà người tiêu dùng phản ánh về sản phẩm của họ. Họ biết người tiêu dùng dùng các chủng loại sản phẩm nào theo từng thời điểm trong năm và một số tiêu chí chất lượng sản phẩm. Nhược điểm của hình thức này là không phải cá nhân nào có thể tổ chức sản xuất và tiêu thụ RAT, họ bị giới hạn bởi các yếu tố nguồn lực (như đất đai, nhân lực, phương tiện). Đặc biệt hình thức này chiếm tỷ lệ rất nhỏ và hầu như không tồn tại trên địa bàn. Bởi lẽ, thị xã Từ Sơn là trung tâm, chủ yếu phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp chủ yếu là buôn bán thực phẩm thiết yếu, có hộ trồng rau chủ yếu phục vụ tiêu dùng. Đánh giá chung thì tỷ lệ này chiếm 2%.

- Tiêu thụ gián tiếp: Đây là hình thức tiêu thụ mà phần lớn người sản xuất RAT áp dụng và đây cũng là hình thức tiêu thụ phổ biến trên địa bàn thị xã Từ Sơn tỷ lệ 98%. Tiêu thụ gián tiếp bao gồm hai hình thức chủ yếu sau:

+ Tiêu thụ gián tiếp qua một cấp trung gian: đây là hình thức các HTX thu mua RAT rồi mang bán trực tiếp cho người tiêu dùng bằng hệ thống cửa hàng của mình. Hình thức tiêu thụ này khá ổn định do HTX có được đầu mối tiêu thụ tương đối bền vững. Nhược điểm của hình thức này là người sản xuất không có đầy đủ thông tin từ người tiêu dùng nên chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về chủng loại sản phẩm, thời điểm và một số tiêu chí khác về chất lượng. Hình thức này chiếm chiếm tỷ lệ nhỏ trong mạng lưới tiêu thụ RAT tại Thị xã Từ Sơn, khoảng 16%.

Đây là hình thức tiêu thụ RAT chủ yếu trên địa bàn thị xã Từ Sơn khoảng 82%. RAT sẽ được bán cho người tiêu dùng qua hệ thống phân phối như các siêu thị, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh RAT thông qua các hợp đồng ký kết với những người thu gom RAT. Ví dụ: Chuỗi Intimex lấy nguồn sản phẩm từ HTX Đạo Đức, sau khi HTX thu gom rau từ người sản xuất.

Ưu điểm của hình thức này: Chuyên môn hóa trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường đầu ra. Giúp điều chỉnh lượng cung cầu rau trên thị trường theo từng thời điểm qua các bản hợp đồng giao kèo trước.

Nhược điểm của hình thức này lá giá rau tới tay người tiêu dùng cao.

Bảng 4.6. Tỷ trọng số lượng tiêu thụ theo các hình thức

Hình thức tiêu thụ Tỷ trọng (%)

- Tiêu thụ trực tiếp 2

- Tiêu thụ gián tiếp 98

+ Một cấp trung gian 16

+ Hai cấp trung gian 82

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Qua các hình thức tiêu thụ nói trên chúng tôi rút ra nhận xét, hình thức tiêu thụ RAT chủ yếu trên địa bàn thị xã Từ Sơn là hình thức tiêu thụ gián tiếp qua hai cấp trung gian do những người sản xuất RAT bán cho những người thu gom rồi họ bán cho những người bán lẻ kinh doanh RAT như các siêu thị, quầy hàng, cửa hàng kinh doanh RAT, rồi các trung gian này bán cho người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 60 - 62)