Mức thu nhập của người tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 80 - 83)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tạ

4.3.3. Mức thu nhập của người tiêu dùng

Thu nhập là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến lượng tiêu dùng của người tiêu dùng. Thu nhập bình quân của hộ gia đình cao thì lượng chi tiêu cho tiêu dùng thực phẩm sẽ có thể nhiều hơn, từ đó người tiêu dùng có thể lựa chọn tiêu dùng nhiều sản phẩm rau cho gia đình hơn. Ngược lại, nếu thu nhập bình quân hộ thấp thì lượng chi tiêu cho mỗi cá nhân cũng thấp, tiêu dùng sản phẩm rau sẽ bị giảm đi.

Dựa theo mức thu nhập bình quân hộ của người tiêu dùng trong điều tra, đề tài sẽ phân chia thu nhập bình quân hộ các gia đình điều tra thành 4 nhóm: nhóm thu nhập bình quân dưới 3 triệu đồng/tháng, nhóm thu nhập bình quân từ 3 triệu đến 5 triệu đồng/tháng, nhóm thu nhập bình quân từ 5 triệu đến 8 triệu đồng/tháng và nhóm thu nhập bình quân trên 8 triệu đồng/tháng.

Khu vực thị xã Từ Sơn là trung tâm kinh tế lớn của tỉnh Bắc Ninh. Bởi vậy, thu nhập bình quân của người dân cung cao hơn nhiều so với mặt bằng trung của cả nước, theo điều tra có tới 63,33% số hộ có mức thu nhập trên 8 triệu đồng/ tháng, có

28,33% số hộ có mức thu nhập bình quân từ 5- 8 triệu đồng/ tháng, và chỉ có 8,34% số hộ có mức thu nhập từ 3- 5 triệu đồng/ tháng. Thu nhập cao là cơ sở để người tiêu dùng sẵn sàng lựa chọn tiêu dùng các sản phẩm an toàn có giá cao hơn như rau an toàn, họ sẵn sàng chi trả cao hơn để được sử dụng sản phẩm rau đảm bảo chất lượng, không ảnh hưởng tới sức khỏe gia đình họ.

Bảng 4.19. Thu nhập của người tiêu dùng rau an toàn

Đơn vị tính: người

Mức thu nhập Chung

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không dùng Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ < 3 triệu 2 0 0,00 0 0,00 2 100,00 3- 5 triệu 40 2 5,00 15 37,50 23 57,50 5- 8 triệu 16 6 37,50 3 18,75 7 43,75 > 8 triệu 2 2 100,00 0 0,00 0 0,00 Tổng 60 10 16,67 18 30,00 32 53,33

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Từ số liệu ở bảng trên ta thấy rằng khi người có thu nhập bình quân dưới 3 triệu đồng/tháng được hỏi về mức độ thường xuyên về tiêu dùng rau an toàn thì cả 2 người đều không dùng rau an toàn chiếm tỷ lệ 100% vì họ không có nhiều tiền để mau rau an toàn vì nó đắt hơn rau thường.

Với 40 người có thu nhập bình quân dưới từ 3 đến 5 triệu đồng/tháng được hỏi về mức độ thường xuyên về tiêu dùng rau an toàn thì chỉ có 2 người thường xuyên tiêu dùng rau an toàn chiếm 5 %, 15 người tiêu dùng rau an toàn ở mức độ thỉnh thoảng chiếm tỷ lệ 37,5%, còn 23 người không dùng rau an toàn chiếm tỷ lệ 57,5 %. Như vậy ở mức thu nhập bình quân từ 3 đến 5 triệu đồng/tháng thì số hộ tiêu dùng rau an toàn thường xuyên đã tăng lên nhưng vẫn ở mức thấp. Hầu hết các hộ ở mức thu nhập này đều tiêu dùng rau an toàn ở mức thỉnh thoảng và còn một số hộ cũng không tiêu dùng rau an toàn, và con số các hộ không tiêu dùng rau an toàn ở nhóm thu nhập này cũng khá cao chiếm trên 50%.

Với 16 người có thu nhập bình quân từ 5 đến 8 triệu đồng/tháng được hỏi về mức độ thường xuyên về tiêu dùng rau an toàn thì có đến 6 hộ thường xuyên tiêu dùng rau an toàn chiếm 37,5 %, 3 hộ tiêu dùng rau an toàn ở mức độ thỉnh thoảng chiếm tỷ lệ 18,75 %, và 7 người chiếm 43,75% người không tiêu dùng rau an toàn.

Như vậy ở mức thu nhập bình quân từ 5 đến 8 triệu đồng/tháng thì các hộ hầu hết đều tiêu dùng thường xuyên rau an toàn, chỉ có một số ít các hộ tiêu dùng rau an toàn ở mức thỉnh thoảng chiếm trên 50%.

Và trong 2 hộ có thu nhập bình quân trên 8 triệu đồng/tháng khi được hỏi về mức độ thường xuyên về tiêu dùng rau an toàn thì 100% số hộ đều tiêu dùng ở mức độ thường xuyên. Điều này cho thấy rằng thu nhập bình quân của hộ gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu dùng rau an toàn tại thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh Những người tiêu dùng rau an toàn thường xuyên chủ yếu là những người có thu nhập bình quân cao từ 5 triệu đồng/ tháng trở lên. Còn những người có thu nhập thấp dưới 5 triệu đồng thì không tiêu dùng hoặc chỉ tiêu dùng rau an toàn ở mức độ thỉnh thoảng.

Bảng 4.20. Thu nhập của người tiêu dùng ảnh hưởng đến quyết định mua rau an toàn

Tiêu chí ĐVT nhập cao Thu nhập TB Thu Thu nhập thấp 1. Ảnh hưởng đến mức độ mua rau

Thường xuyên mua lần/tuần 6 4 3

Thỉnh thoảng mua lần/tuần 4 2 1

Ít khi mua lần/tuần 2 1 1

2. Ảnh hưởng đến khối lượng mua

Khối lượng mua/1 tuần Kg/tuần 6 4 1,5

3. Ảnh hưởng đến nơi mua

Mua ở siêu thị lần/tuần 4 3 0

Mua ở cửa hàng lần/tuần 2 1 2

Mua ở chợ rau lần/tuần 0 0 1

4. Ảnh hưởng đến loại rau

Rau muống Kg 1 0 0 Cải bắp Kg 1 1 0,5 Cải thảo Kg 1 1 0,5 Cà chua Kg 1 1 0 Khoai tây Kg 0 0 0 Cải ngọt Kg 2 1 0,5

Với mức thu nhập khác nhau thì mức độ thường xuyên mua RAT, khối lượng rau, loại rau và địa điểm mua RAT là rất khác nhau, với người tiêu dùng có thu nhập thấp thì mức độ thường xuyên là 3 lần/tuần, nhưng người có thu nhập cao mức độ thường xuyên mua RAT là 6 lần/tuần gấp 2 lần so với mức độ thường xuyên của người thu nhập thấp. Tương tự người tiêu dùng có thu nhập thấp thì lượng RAT mua trên 1tuần là 1,5kg, nhưng người có thu nhập cao lượng rau mua 6kg/tuần gấp 4 lần so với người tiêu dùng có thu nhập thấp. Và người có thu nhập cao họ thường mau RAT tại các siêu thị chiếm 66,67% trong khi người thu nhập thấp lại không chọn mua RAT tại siêu thị mà mua tại các cửa hàng RAT và tại chợ rau. Thu nhập cao là cơ sở để người tiêu dùng sẵn sàng lựa chọn tiêu dùng các sản phẩm an toàn có giá cao hơn như rau an toàn, họ sẵn sàng chi trả cao hơn để được sử dụng sản phẩm rau an toàn đảm bảo chất lượng, không ảnh hưởng tới sức khỏe gia đình họ. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua RAT của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 80 - 83)