Thực trạng tiêu dùng rau an toàn của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 34 - 36)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiến

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Thực trạng tiêu dùng rau an toàn của Việt Nam

Theo Nguyễn Văn Thuận (2015) hiện nước ta có khoảng 160 cơ sở chế biến

rau quả với tổng năng suất 290.000 tấn sản phẩm/năm, trong đó DNNN chiếm khoảng 50%, DN quốc doanh 16% và DN có vốn đầu tư nước ngoài 34%, ngoài ra còn hàng chục ngàn hộ gia đình làm chế biến rau quả ở qui mô nhỏ.

Hiện nay tiêu thụ rau chủ yếu cho tiêu dùng trong nước, sản phẩm rau cho chế biến chiếm tỷ lệ không đáng kể, năm 2015 rau quả xuất khẩu chỉ đạt 235 triệu USD, trong đó phần lớn là từ quả chế biến. Sản phẩm rau cho xuất khẩu chủng loại rất hạn chế, hiện chỉ một số loại như cà chua, dưa chuột, ngô ngọt, ngô rau, ớt, dưa hấu ở dạng sấy khô, đóng lọ, đóng hộp, muối mặn, cô đặc, đông lạnh và một số xuất ở dạng tươi.

Tiêu thụ trong nước không nhiều và giá cả thất thường phụ thuộc vào lượng hàng nông sản cung cấp trong khi mức tiêu thụ hạn chế dẫn đến tình trạng một mặt hàng nông sản có năm rất đắt, có năm lại rất rẻ ảnh hưởng đến tính bền vững trong sản xuất.

Sản phẩm rau trở thành hàng hoá ngay sau khi thu hoạch và nó rất dễ bị hư hỏng trong khi hầu hết các vùng sản xuất hàng hoá lớn chưa có nơi sơ chế và kho bảo quản tạm thời.

Đối với người Việt Nam rau là một loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, có thể nói đây là một sản phẩm quen thuộc và không thể thiếu. Rau an toàn là một sản phẩm mới, hiểu theo một cách nào đó với người Việt Nam rau an toàn thường mang tính hiện đại và tính thương mại cao vì giá của nó.

Người tiêu dùng đã ý thức được các sản phẩm rau an toàn và tính quan trọng của sản phẩm này đối với sức khỏe trong tình hình sản xuất rau không đảm bảo nhất là dân cư ở các khu vực thành thị.

Trong những năm gần đây nhu cầu về sản phẩm rau an toàn trong nước ngày càng gia tăng, tuy nhiên có một thực trạng và cho rằng đó cũng là một nghịch lý đã tồn tại từ rất lâu trong tâm trí người tiêu dùng hiện nay đó là rau sản xuất không

theo qui trình, không được kiểm soát lại bán được nhiều hơn so với rau sạch, rau an toàn do giá thành rẻ hơn. Người tiêu dùng trong nước hoàn toàn ý thức được mức độ nguy hại từ sản phẩm rau không an toàn, và họ đánh giá cao việc sản xuất các sản phẩm rau hữu cơ và rau an toàn bằng việc sẵn sàng chấp nhận các sản phẩm này. Tuy nhiên có hai lý do khiến cho thị trường rau an toàn hiện nay ở Việt Nam đang là một dấu hỏi lớn:

+ Tôi không mua rau an toàn vì không biết địa chỉ bán rau an toàn.

+ Tôi không mua rau an toàn vì tôi nghĩ rau an toàn cũng chưa chắc đảm bảo an toàn.

Hiện nay ở Việt Nam nhiều người sản xuất rau đã ý thức được tầm quan trọng của chất lượng sảm phẩm đối với người tiêu dùng nên họ cũng tự giác tuân thủ chặt chẽ các qui định trong sản xuất rau an toàn. Nhưng làm cách nào để tất cả người tiêu dùng đều được tiếp cận với rau an toàn đang là một điều mà nhiều nhà sản xuất và các chuyên gia đầu ngành đau đầu suy nghĩ.

Việc sản xuất rau sạch ở nước ta còn mới mẻ, chưa phổ biến nên sản xuất rau còn phân tán, manh mún, quy mô nhỏ, trình độ chuyên canh và thâm canh chưa cao, năng suất lao động còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. sản phẩm rau sạch chưa thực sự đến với người dân, người dân cũng chưa thực sự hiểu rõ về sản phẩm rau sạch.

Công tác qui hoạch vùng sản xuất rau hàng hoá chưa rõ trong phạm vi toàn quốc và từng vùng sinh thái, các địa phương lúng túng trong hoạch định lâu dài chiến lược phát triển các loại cây trồng nói chung và cây rau hoa nói riêng, trong đó có chiến lược về diện tích sản xuất.

Thị trường tiêu thụ không ổn định kể cả thị trường trong nước và nước ngoài do sản xuất của chúng ta không chủ động về số lượng và chất lượng sản phẩm.

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề rất nan giải trong sản xuất rau hiện nay, qui trình sản xuất rau an toàn đã và đang được ban hành song việc tổ chức sản xuất và kiểm tra giám sát thực hiện qui trình còn kém, kết hợp với trình độ dân trí và tính tự giác thấp của người sản xuất đã cho ra các sản phẩm không an toàn, giảm sức cạnh tranh của nông sản.

Sản xuất theo hợp đồng giữa người sản xuất và doanh nghiệp đã được hình thành ở nhiều vùng sản xuất hàng hoá song nhìn chung còn ít, việc chấp hành theo hợp đồng ký kết của cả người sản xuất và doanh nghiệp chưa nghiêm dẫn đến tình

trạng doanh nghiệp không thu mua sản phẩm theo hợp đồng hoặc dân không bán sản phẩm cho doanh nghiệp khi có sự biến động giá cả ngoài thị trường.

Việc tiêu thụ rau còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế xã hội nước ta còn khó khăn, thu nhập của người dân còn thấp chưa đủ khả năng tiêu dùng sản phẩm cao cấp này. Để giải quyết khó khăn, các cơ sở kinh doanh cần có những biện pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng rau sạch, đồng thời hạ giá thành sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và thu nhập của người dân. Như vậy, mọi tầng lớp dân cư trong xã hội đều được tiêu dùng sản phẩm rau sạch.

Hiện nay, rau sạch của cả nước chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng tươi theo thời vụ. Việc thu hoạch, vận chuyển mang tính thủ công, kỹ thuật vảo quản rau sạch còn mang tính cổ truyền, gây tổn thất nặng sau thu hoạch. Mặt khác, do chạy theo lợi nhuận, nhiều nơi phun thuốc trong suốt thời gian kề sát trước khi thu hoạch, dẫn tới hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật cao quá ngưỡng cho phép. Điều này có thể gây ngộ độc cho người tiêu dùng và làm người tiêu dùng e ngại khi sử dụng rau. Hiện nay có rất nhiều trường hợp do ngộ độc rau gây ra, làm tổn thất cả người và của. Do

đó, nhu cầu sử dụng rau sạch của người dân là rất lớn (Nguyễn Thị Hằng, 2013).

Bên cạnh đó các sản phẩm rau sạch chưa có bao bì đẹp nên chưa hấp dẫn được người tiêu dùng mà sản phẩm rau sạch thường được đựng trong các bao trải, các sọt thông thường. Công thêm phương tiện vận chuyển thô sơ làm cho sản phẩm rau sạch bị hỏng, bị nát trong quá trình vận chuyển khiến rau sạch bán không được giá, còn cơ sở kinh doanh thì kém doanh thu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 34 - 36)