Các chợ đang cải tạo và đang lập dự án cải tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 69 - 75)

STT Tên chợ Địa chỉ

(phường) Ghi chú

1 Tổ 33 Ngọc Thụy Đang lập phương án chuyển đến vị trí mới 2 Ven đê Bồ Đề Đang tìm vị trí xây dựng mới

3 Gia Lâm Ngọc Lâm Đang lập dự án cải tạo 4 Kim Quan Việt Hưng Đang lập dự án cải tạo 5 Ô Cách Đức Giang Đang xây dựng cải tạo 6 Tình Quang Giang Biên Đang lập dự án cải tạo 7 Đồng Dinh Thạch Bàn Đang xây dựng cải tạo

Nguồn: Phòng Kinh tế quận Long Biên (2015) Công tác thực hiện xây dựng lại, cải tạo, nâng cấp chợ gồm có 4 bước chính. Đối với các chợ thực hiện xây dựng lại, cải tạo, nâng cấp chợ: đơn vị đã được UBND Quận phê duyệt và UBND phường ký hợp đồng giao quản lý, khai thác chợ (trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực) là chủ đầu tư thực hiện việc xây dựng lại, cải tạo, nâng cấp chợ để đáp ứng nhu cầu mua bán của nhân dân, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường và yêu cầu của chính quyền địa phương.

Bước 1: Xác định quy mô đầu tư chợ: Đơn vị quản lý khai thác chợ đề

xuất xây dựng lại, cải tạo, nâng cấp chợ (với quy mô không quá 3 tầng); trên cơ sở thẩm định của phòng Kinh tế, UBND Quận xác định quy mô cải tạo nâng cấp chợ.

Đối với chợ cần xây dựng lại, cải tạo, nâng cấp nhưng chưa có đơn vị quản lý, khai thác chợ hoặc đơn vị quản lý, khai thác chợ đã hết thời hạn thực hiện thì UBND phường lập phương án quản lý, khai thác chợ trình UBND Quận phê duyệt để làm cơ sở tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị vào quản lý, khai thác chợ.

Đối với những diện tích xây dựng chợ nhưng chưa được giải phóng mặt bằng, UBND Quận giao Trung tâm phát triển quỹ đất thực hiện tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác chợ theo quy định của UBND Thành phố Hà Nội về quản lý các dự án đầu tư.

Đối với những diện tích đất xây dựng chợ không phải giải phóng mặt bằng hoặc đã được UBND Quận tổ chức giải phóng mặt bằng, UBND Quận giao UBND phường lập phương án lựa chọn đơn vị quản lý khai thác chợ để phục vụ giải tỏa chợ cóc trên địa bàn các phường và căn cứ vào nhu cầu thực tế, đơn vị quản lý chợ có trách nhiệm lập dự án xây dựng, cải tạo chợ để phục vụ nhu cầu mua bán của nhân dân, đảm bảo cảnh quan đô thị.

Bước 2: Chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng: chủ đầu tư lập quy hoạch

tổng mặt bằng, sau khi phòng Quản lý đô thị thẩm định, UBND phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng. UBND Quận giao cho phòng Tài chính - Kế hoạch hướng dẫn đơn vị lập dự án đầu tư, Phòng Kinh tế hướng dẫn lập phương án hỗ trợ di chuyển bố trí chợ tạm và phương án sắp xếp, kinh doanh.

Bước 3: Phê duyệt dự án đầu tư: Phòng Tài chính - Kế hoạch và phòng

Kinh tế là 2 cơ quan thẩm định dự án đầu tư của Quận. Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định, lấy ý kiến thẩm định của các phòng chuyên môn về dự án đầu tư, còn Phòng Kinh tế thẩm định phương án hỗ trợ di chuyển, bố trí chợ tạm và phương án sắp xếp, kinh doanh sau đầu tư. Khi đủ điều kiện, UBND Quận phê duyệt dự án đầu tư và phương án sau đầu tư.

1.Xác định quy mô đầu tư chợ

2.Chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng

3. Phê duyệt Dự án đầu tư

4.Tổ chức xây dựng chợ

Đơn vị QL chợ lập DA đầu tư và nộp hồ sơ tại bộ phận 1 cửa

Đơn vị quản lý, khai thác chợ lập Báo cáo đề xuất xây dựng lại, cải tạo, nâng cấp chợ

Phòng KT thẩm định và báo cáo UBND quận

UBND Quận xác định quy mô cải tạo, nâng cấp chợ

Chủ đầu tư lập quy hoạch tổng mặt bằng

Phòng QLĐT thẩm định

UBND quận phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng

P. Kinh tế hướng dẫn lập phương án hỗ trợ di chuyển bố trí chợ tạm và PA sắp xếp, kinh

doanh sau đầu tư P.TCKH hướng dẫn lập dự án

đầu tư

Phòng Tài chính - kế hoạch thẩm định, lấy ý kiến thẩm định các phòng và trình UBND quận phê

duyệt

UBND Quận phê duyệt Dự án đầu tư Phòng KT, QLĐT,TNM T thẩm định Đơn vị QL chợ lập PA hỗ trợ di chuyển, bố trí chợ tạm và PA sắp

xếp, kinh doanh sau đầu tư

Phòng KT thẩm định, tổ chức lấy ý kiến các hộ kinh doanh, trình

UBND quận

UBND Quận phê duyệt phương án

Phòng TC-KH

Trước khi khởi công xây dựng, Đơn vị QL chợ phải nộp Hồ sơ TK BVTC, Dự toán (đã được thẩm định) về UBND phường, Phòng KT, QLĐT

ĐƠN VỊ QUẢN LÝ CHỢ, TỔ CHỨC XÂY DỰNG, CẢI TẠO, NÂNG CẤP

* Quy trình thực hiện đầu tư xây dựng chợ

Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và phân cấp quản lý hoạt động chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội, UBND quận Long Biên cần xây dựng, ban hành Quy định trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các phương án xã hội hóa xây dựng, quản lý, khai thác chợ thuộc thẩm quyền quyết định của UBND quận Long Biên. Nội dung gồm:

- Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

+ Phạm vi điều chỉnh: bao gồm các thủ tục hành chính, thời gian, trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các phương án, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu thực hiện xã hội hóa xây dựng, quản lý, khai thác chợ thuộc thẩm quyền quyết định của UBND quận Long Biên.

+ Đối tượng điều chỉnh: UBND các phường, các phòng, ban, ngành có liên quan; các tổ chức kinh tế tham gia thực hiện phương án xã hội hóa xây dựng, quản lý và khai thác chợ thuộc thẩm quyền quyết định của UBND quận Long Biên.

- Quy định đơn vị lập và thực hiện phương án xã hội hóa xây dựng, quản lý và khai thác chợ

+ UBND phường có quỹ đất phù hợp để xây dựng cải tạo, nâng cấp chợ là đơn vị lập phương án xã hội hóa xây dựng, quản lý, khai thác chợ trình UBND quận phê duyệt theo thẩm quyền.

+Đơn vị thực hiện phương án xã hội hóa xây dựng, quản lý và khai thác chợ là các Doanh nghiệp, HTX trúng thầu thông qua đấu thầu công khai.

- Quy mô các chợ thực hiện xã hội hóa xây dựng, quản lý và khai thác

Thực hiện theo phân cấp của UBND Thành phố: UBND các phường lập phương án cải tạo, nâng cấp chợ với quy mô không quá 3 tầng đối với chợ hạng 2; không quá 2 tầng đối với chợ hạng 3.

+ Bước 1: Xác định chủ trương và quy mô đầu tư: UBND các phường căn cứ vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quận và của địa phương để thực hiện xây dựng, cải tạo nâng cấp chợ và báo cáo UBND Quận xin chủ trương và quy mô xây dựng, cải tạo chợ.

+ Bước 2: Lập phương án xã hội hóa xây dựng, quản lý và khai thác chợ:

quận, UBND phường tổ chức lập phương án xã hội hóa xây dựng, quản lý, khai thác chợ.

Nội dung phương án gồm: Sự cần thiết đầu tư; Các căn cứ pháp lý; Mục tiêu của phương án; Thời gian thực hiện; Địa điểm xây dựng; Phương án xây dựng (kèm theo Tổng mặt bằng, phương án kiến trúc sơ bộ); Phương án sắp xếp các hộ kinh doanh; Tổ chức thực hiện...

+ Bước 3: Thẩm định, phê duyệt Phương án xã hội hóa xây dựng, quản lý và khai thác chợ:Phòng Kinh tế chủ trì và phối hợp với các phòng Tài chính - kế hoạch, Quản lý đô thị, Tài nguyên môi trường thẩm định, tham mưu UBND quận phê duyệt.

+ Bước 4: Lập hồ sơ mời thầu thực hiện phương án xã hội hóa xây dựng, quản lý và khai thác chợ: Căn cứ Quyết định phê duyệt Phương án của UBND quận, UBND phường tổ chức lập Hồ sơ mời thầu và trình UBND quận phê duyệt. Nội dung Hồ sơ mời thầu gồm: Thông báo mời thầu; Mẫu đơn dự thầu; Quy chế đấu thầu; Mẫu bảo lãnh dự thầu; Chỉ dẫn đối với nhà thầu; Mẫu Hợp đồng kinh tế.

+ Bước 5: Thẩm định, phê duyệt Hồ sơ mời thầu thực hiện phương án xã hội hóa xây dựng, quản lý và khai thác chợ: phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định, tham mưu UBND quận phê duyệt Hồ sơ mời thầu.

+ Bước 6: Tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị thực hiện Phương án xã hội hóa xây dựng, quản lý và khai thác chợ: Căn cứ Quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu của UBND quận, UBND phường tổ chức mời thầu và mở thầu theo quy định.

+ Bước 7: Thẩm định, phê duyệt Kết quả đấu thầu thực hiện phương án xã hội hóa xây dựng, quản lý và khai thác chợ: phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định, tham mưu UBND quận phê duyệt Kết quả đấu thầu.

+ Bước 8: Ký kết hợp đồng kinh tế và tổ chức thi công, đưa chợ vào hoạt động: Căn cứ Quyết định phê duyệt Kết quả đấu thầu của UBND quận, UBND phường tổ chức thương thảo, ký kết hợp đồng đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác chợ và bàn giao mặt bằng cho đơn vị trúng thầu để tổ chức thi công công trình.

Xác định quy mô đầu tư chợ:

Phê duyệt phương án:

Phê duyệt Hồ sơ mời thầu:

Phê duyệt Kết quả đấu thầu:

Tổ chức xây dựng chợ:

UBND phường lập Tờ trình

Phòng Kinh tế thẩm định và báo cáo UBND quận

UBND quận xác định quy mô đầu tư chợ

UBND phường lập Phương án XD, quản lý, khai thác chợ

Phòng Kinh tế thẩm định; lấy ý kiến thẩm định của các phòng và

Báo cáo UBND quận

Phòng Quản lý đô thị thẩm định

Phòng Tài chính- kế hoạch; Tài nguyên môi trường

thẩm định

UBND quận phê duyệt Phương án

UBND phường lập Hồ sơ mời thầu thực hiện Phương án quản lý khai thác chợ

Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định

UBND quận phê duyệt Hồ sơ mời thầu

UBND phường tổ chức đấu thầu và trình UBND quận phê duyệt

Kết quả đấu thầu

Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định

UBND quận phê duyệt Kết quả đấu thầu

KÝ HỢP ĐỒNG VÀ TỔ CHỨC XÂY DỰNG CHỢ

4.1.4. Quản lý hoạt động kinh doanh chợ

* Công tác đảm bảo hoạt động của chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 69 - 75)