Kinh nghiệm quản lý chợ ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 39 - 41)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý chợ ở một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Trung Quốc

Theo lộ trình gia nhập WHO ngày 11/12/2004 Trung Quốc đã tuyên bố xóa bỏ hầu hết các hạn chế trong bán lẻ đối với các công ty nước ngoài như các hạn chế về số lượng cửa hàng, các quy định hạn chế kinh doanh bán lẻ trong các thành phố lớn và quy định nắm giữ cổ phần của người nước ngoài trong các liên doanh địa phương ở mức 65%. Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị các tập đoàn thương mại nước ngoài thâu tóm hệ thống phân phối và bán lẻ nội địa. Nhận thức rõ nguy cơ này, Chính phủ Trung Quốc đã rất coi trọng công tác quản lý, tổ chức

và phát triển thương mại nội địa. Điều này được thể hiện ngay trong việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước. Cụ thể là:

Trung Quốc thiết lập một bộ máy quản lý khá chặt chẽ từ trung ương đến địa phương: bộ thương mại gồm 4 cơ quan chuyên phụ trách mảng thương mại nội địa bao gồm 3 Vụ thuộc Bộ và 1 văn phòng trực thuộc Chính phủ. Dưới cơ quan quản lý thương mại Trung ương và Bộ Thương mại là hệ thống các cơ quan quản lý cấp địa phương được đặt tại các tỉnh, thành phố, khu tự trị với phương châm “hòa nhập nhưng không hòa tan”, với các chính sách mềm dẻo vận dụng khéo léo các chính sách mở cửa thị trường nội địa vừa khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ của người nước ngoài đầu tư vào thị trường trong nước, vừa tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thương mại trong nước phát triển.

Dù có áp dụng chính sách nào đi chăng nữa thì mục tiêu hàng đầu vẫn là: thị trường nội địa Trung Quốc phải chủ yếu do các nhà bán lẻ Trung Quốc nắm, không thể cho phép các nhà bán lẻ nước ngoài chiếm vị trí thống trị. Có lẽ vì vậy mà đến ngày nay doanh nghiệp Trung Quốc đã phát triển rất mạnh mẽ tại chính đất nước của mình, là bàn đạp giúp Trung Quốc có thể vươn ra thế giới.

Ngoài ra, căn cứ vào tình hình cụ thể của từng thành phố, Trung Quốc đã tiến hành quy hoạch lại các chợ bán buôn. Tại các thành phố lớn, các chợ bán buôn đều bị chuyển ra ngoại vi và đã từng bước được nâng cấp và đa dạng hóa chức năng hoạt động. Đối với các thành phố nhỏ và vừa, Trung Quốc chủ yếu tập trung hoàn thiện chế độ giao dịch và trật tự giao dịch. Tại các khu vực miền Trung và miền Tây thì khuyến khích quy tụ những chợ và điểm bán buôn nhỏ lẻ để hình thành chợ buôn bán quy mô lớn hơn.

Lúc này tại khu vực nông thôn Trung Quốc còn rất nhiều chợ hình thành tự phát, hoạt động không có định kỳ thời gian, Chính phủ Trung Quốc chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp thương mại lớn thâm nhập thị trường nông thôn để làm nòng cốt phát triển kênh bán hàng tiêu dùng chủ yếu ở thị trường này.

Để ngăn chặn sự phát triển thái quá của các cơ sở bán lẻ quy mô lớn ở các thành phố lớn trong thời gian qua, Trung Quốc đã đưa ra quy định khá chặt chẽ về việc thẩm tra, giám sát đối với việc xây dựng mới các cơ sở phân phối quy mô lớn. Theo đó, việc thẩm tra sẽ do người tiêu dùng đánh giá đầu tiên, tiếp đến là các doanh nghiệp địa phương cùng ngành nghề, thứ ba mới đến các chuyên gia thẩm tra và cuối cùng là các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổng hợp

(và thẩm tra lại nếu cần) đánh giá, làm rõ những lợi hại của việc xuất hiện cơ sở phân phối, để từ đó có quyết định cho phép dự án tiến hành hay không (Đàm Quang Hưng, 2013).

2.2.1.2. Thái Lan

Nền kinh tế của Thái Lan phụ thuộc vào xuất khẩu và nó vẫn tiếp tục duy trì vị trí của nó như là nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Thái Lan phần lớn dựa vào các ngành sản xuất như ô tô, công nghệ điện tử, và các ngành dịch vụ như du lịch, dịch vụ tài chính, bán lẻ.

Thái Lan coi trọng phát triển các chợ đầu mối bán buôn và hiện nay; đã có một hệ thống chợ bán buôn nông, thủy sản tương đối đồng bộ và phát triển. Chợ bán buôn thường được xây dựng theo kiểu nhà khung (thép hoặc bê tông cốt thép) thường được xây dựng một tầng, thoáng mát, rộng rãi, để trống mà không ngăn thành những ô nhỏ. Đường đi lại trong chợ rộng, có nhiều khoảng trống dành cho người bán hàng và giao hàng ngay trên ô tô và có bãi để xe rộng.

Đối với chợ bán lẻ truyền thống nói chung đều do chính quyền địa phương lập và quản lý. Mỗi tỉnh, thành phố đều có một Văn phòng chợ trực thuộc Chủ tịch tỉnh, thành phố quản lý điều hành chung. Chợ bán lẻ ở Thái Lan có 2 loại: Chợ bán lẻ tư nhân và chợ bán lẻ công cộng.

+ Chợ bán lẻ tư nhân là do tư nhân tự lập và quản lý, nhưng phải có giấy phép do người đứng đầu địa phương cấp.

+ Chợ bán lẻ công cộng được đầu tư hoàn thiện bằng ngân sách nhà nước, do chính quyền địa phương lập và điều hành hoạt động (Văn phòng chợ địa phương trực tiếp quản lý). Khi có đủ 5 điều kiện để thành lập chợ công cộng: có mặt hàng thích hợp với sơ đồ thiết kế chi tiết; xem thấy có lãi; đảm bảo điều kiện vệ sinh; phải phục vụ được cộng đồng; chưa có chợ tư nhân nào trên địa bàn thì Văn phòng chợ địa phương đề nghị lên người đứng đầu chính quyền địa phương xem xét chấp thuận (không cần phải làm thủ tục xin phép thành lập chợ như chợ bán lẻ tư nhân) (Đàm Quang Hưng, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)