Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận
4.2.8. Sự phối hợp giữa các bên liên quan
Đối với công tác quản lý chợ, một chợ phát triển tốt nó thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng của Lãnh đạo Quận, phường, Ban quản lý chợ, người bán hàng và người mua hàng. Nó là tổng hợp tất cả yếu tố để đem đến sự phát triển cho chợ và công tác quản lý chợ đi vào nề nếp.
- Lãnh đạo UBND Quận: thực hiện ban hành các văn bản, cụ thể hóa các quy định của Trung ương và Thành phố; quy hoạch và kiểm soát việc thực hiện quy hoạch; tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn xã hội hóa; thẩm định và phê
duyệt các dự án đầu tư, phương án khai thác sử dụng các chợ; tổ chức tập huấn, tuyên truyền về chợ văn minh thương mại; kiểm tra việc thực hiện tại các chợ,...
- UBND phường: quản lý chợ trên địa bàn theo thẩm quyền, thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động của chợ, giải tỏa các chợ cóc, tụ điểm bán hàng, người bán hàng rong, thực hiện tuyên truyền tới người bán hàng và người dân qua hệ thống loa truyền thanh phường,...
- Ban quản lý chợ: chấp hành nghiêm túc các quy định, chính sách của cơ quan quản lý nhà nước các cấp; sắp xếp các điểm kinh doanh trong chợ, thu phí và thực hiện chi theo quy định; trang bị đầy đủ trang thiết bị để đảm bảo an toàn cho người bán và mua hàng tại chợ, bố trí người đảm bảo an ninh trật tự, trông giữ hàng hóa,... Như vậy ban quản lý chợ vừa chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước nhưng lại trực tiếp quản lý người bán hàng trong chợ, đồng thời chịu sự tác động ngược lại của chính người bán hàng và người mua hàng trong chợ.
- Người mua và bán hàng trong chợ: là thành phần chính tạo nên hoạt động của một chợ. Việc nghiêm chỉnh chấp hành các quy định, chính sách của Nhà nước liên quan, thực hiện đúng các cam kết với Quận, phường, đảm bảo trật tự thương mại,... góp phần tạo nên tính văn minh thương mại của chợ truyền thống.
4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG CHỢ