Việc áp dụng các chế tài xử phạt chưa đủ mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 98 - 100)

Trong năm 2015, trong chợ Việt Hưng có 02 trường hợp vi phạm nội quy chợ nhưng việc áp dụng các chế tài xử phạt không thường xuyên, các mức phạt mà Ban quản lý chợ sử dụng chỉ là nhắc nhở hoặc phạt tiền từ 50.000-200.000đ. Nhìn chung mức xử phạt còn nhẹ, chưa có tính răn đe đối với các hộ kinh doanh.

Nguồn: Ông Nguyễn Huy Thành - Trưởng Ban quản lý chợ Việt Hưng(2015) Việc áp dụng các chế tài xử phạt đối với các hộ kinh doanh trong chợ chưa thực sự hiệu quả. Ban quản lý chợ còn nể nang, nương nhẹ trong việc xử phạt các hộ kinh doanh trong chợ, lỏng lẻo đối với người mua hàng vi phạm các nội quy trong chợ nên tình hình trật tự tại các chợ còn nhiều bất cập. Các hàng bán rong, lấn chiếm lòng lề đường, bán các hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ chưa được quản lý chặt chẽ, còn gây ra hiện tượng ách tắc giao thông, lộn xộn khu vực xung quanh chợ.

4.2.8. Sự phối hợp giữa các bên liên quan

Đối với công tác quản lý chợ, một chợ phát triển tốt nó thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng của Lãnh đạo Quận, phường, Ban quản lý chợ, người bán hàng và người mua hàng. Nó là tổng hợp tất cả yếu tố để đem đến sự phát triển cho chợ và công tác quản lý chợ đi vào nề nếp.

- Lãnh đạo UBND Quận: thực hiện ban hành các văn bản, cụ thể hóa các quy định của Trung ương và Thành phố; quy hoạch và kiểm soát việc thực hiện quy hoạch; tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn xã hội hóa; thẩm định và phê

duyệt các dự án đầu tư, phương án khai thác sử dụng các chợ; tổ chức tập huấn, tuyên truyền về chợ văn minh thương mại; kiểm tra việc thực hiện tại các chợ,...

- UBND phường: quản lý chợ trên địa bàn theo thẩm quyền, thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động của chợ, giải tỏa các chợ cóc, tụ điểm bán hàng, người bán hàng rong, thực hiện tuyên truyền tới người bán hàng và người dân qua hệ thống loa truyền thanh phường,...

- Ban quản lý chợ: chấp hành nghiêm túc các quy định, chính sách của cơ quan quản lý nhà nước các cấp; sắp xếp các điểm kinh doanh trong chợ, thu phí và thực hiện chi theo quy định; trang bị đầy đủ trang thiết bị để đảm bảo an toàn cho người bán và mua hàng tại chợ, bố trí người đảm bảo an ninh trật tự, trông giữ hàng hóa,... Như vậy ban quản lý chợ vừa chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước nhưng lại trực tiếp quản lý người bán hàng trong chợ, đồng thời chịu sự tác động ngược lại của chính người bán hàng và người mua hàng trong chợ.

- Người mua và bán hàng trong chợ: là thành phần chính tạo nên hoạt động của một chợ. Việc nghiêm chỉnh chấp hành các quy định, chính sách của Nhà nước liên quan, thực hiện đúng các cam kết với Quận, phường, đảm bảo trật tự thương mại,... góp phần tạo nên tính văn minh thương mại của chợ truyền thống.

4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.3.1. Định hướng về quản lý, phát triển kinh tế trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội Biên, thành phố Hà Nội

Giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng bộ quận Long Biên, Quận ủy Long Biên đã ban hành 03 chương trình toàn khóa để thực hiện các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận đã đề ra. Đối với nội dung về phát triển hệ thống chợ, Quận ủy Long Biên đã xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng, ảnh hưởng lớn tới đời sống dân sinh. Với mục tiêu đặt ra: đầu tư hoàn chỉnh mạng lưới chợ dân sinh trên địa bàn quận, đảm bảo 100% các phường đều có ít nhất 01 chợ dân sinh.

Từ mục tiêu đặt ra như trên, quận Long Biên đã đặt ra mục tiêu cho giai đoạn 2016 - 2020: đầu tư xây dựng mới và cải tạo 11 chợ dân sinh (xây mới 7 chợ, cải tạo 4 chợ); xây dựng bộ tiêu chí: Tiêu chí phường văn minh đô thị; tiêu chí tuyến đường, phố văn minh đô thị, tiêu chí chợ văn minh thương mại. UBND các

phường đăng ký, xây dựng kế hoạch thực hiện phường văn minh đô thị, tuyến đường, phố văn minh đô thị, chợ văn minh thương mại; hàng tháng đánh giá kết quả thực hiện. Hàng năm UBND Quận tổ chức đánh giá để công nhận phường, tuyến phố đạt tiêu chí văn minh đô thị, chợ đạt tiêu chí văn minh thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 98 - 100)