Các chợ được xây mới, cải tạo giai đoạn 201 0 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 60 - 62)

STT Tên chợ Địa chỉ

(phường) Ghi chú

1 Kim Quan Việt Hưng Xây mới

2 Diêm Gỗ Đức Giang Xây mới

3 May 10

Phúc Lợi Xây mới

4 Phúc Lợi Cải tạo, nâng cấp

5 Thượng Cát Thượng Thanh Xây mới

6 Phúc Đồng Phúc Đồng Xây mới

7 Cự Khối Cự Khối Xây mới

8 Thạch Cầu

Long Biên Xây mới

9 Tư Đình 10 chợ tổ 27

Ngọc Lâm Xây mới

11 chợ Ẩm thực

12 Quán Tình Giang Biên Cải tạo, nâng cấp

Nguồn: UBND quận Long Biên (2015)

Biểu đồ 4.1. Tình hình thực hiện quy hoạch chợ giai đoạn 2010 - 2015

Nguồn: Phòng Kinh tế quận Long Biên (2015) Xét về tổng số chợ theo kế hoạch và thực hiện về xây mới, cải tạo, sửa chữa thì quận Long Biên đã thực hiện vượt kế hoạch đề ra 50%. Tuy nhiên khi đánh giá theo từng nội dung thì chỉ tiêu cải tạo, sửa chữa chưa đạt kế hoạch đề ra vì tại thời điểm đánh giá, chợ Ô Cách dự kiến khởi công xây dựng chợ 3 tầng trong tháng 3/2015; chợ Gia Lâm đang lập dự án và dự kiến khởi công trong quý III/2015; chợ Cửa Đình không cải tạo chợ mà tổ chức di chuyển toàn bộ chợ tạm

về chợ Phúc Đồng; ngoài ra UBND Quận đã tổ chức cải tạo, nâng cấp chợ Phúc Lợi - phường Phúc Lợi.

Đối với chỉ tiêu xây mới chợ, quận Long Biên đã thực hiện vượt chỉ tiêu 7 chợ, trong đó chợ Cự Khối - phường Cự Khối và Diêm Gỗ - phường Đức Giang đã được thực hiện theo đúng kế hoạch, chợ Gia Quất - phường Thượng Thanh chưa được thực hiện nhưng đã nằm trong danh mục đấu thầu của Thành phố. Nhìn chung công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch việc xây mới, cải tạo, sửa chữa các chợ trên địa bàn được thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên có thể thấy công tác xây dựng, cải tạo chợ trên thực tế nhiều hơn trong quy hoạch điều này cũng phản ánh lên mặt yếu của công tác quy hoạch chợ, đó là chưa dự đoán đúng được nhu cầu xây dựng, phát triển chợ trên địa bàn. Bởi vậy cần có giải pháp nâng cao hơn chất lượng công tác quy hoạch chợ.

Trong thực tế công tác quy hoạch chợ đã góp phần chấn chỉnh, củng cố, phát triển hạ tầng thương mại chung của thành phố nhất là việc xã hội hóa đầu tư xây dựng và khai thác chợ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư phát triển chợ nhằm phục vụ sản xuất và tiêu dùng cho nhân dân trong địa bàn.

Việc xây dựng quy hoạch, phân bổ các chợ phải phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của Thành phố. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng các chợ được phê duyệt làm cơ sở góp phần thúc đẩy ngành thương mại phát triển, đạt tốc độ phát triển cao hàng năm. Đồng thời công tác này thể hiện sự thống nhất, phối kết hợp giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý chợ và cơ quan quản lý Nhà nước cấp Quận và phường.

Kết quả của xây dựng quy hoạch, kế hoạch xây dựng chợ làm cho mạng lưới chợ trên địa bàn được mở rộng, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế với quy mô, hình thức tổ chức khác nhau góp phần lưu thông hàng hóa, phục vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương, thúc đẩy thông thương giữa địa phương với các vùng lân cận.

Giai đoạn 2016 - 2020, quận Long Biên đã xác định rõ lộ trình thực hiện đối với từng chợ, từng giai đoạn để bộ mặt đô thị trên địa bàn Quận luôn được đảm bảo, kịp thời đưa ra các phương án sửa chữa, xây mới đảm bảo hoạt động ổn định của các chợ cũng như đời sống của người dân. Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện xây mới, cải tạo sữa chữa các chợ trên thực tế và theo quy hoạch để đánh giá được chất lượng của công tác quy hoạch: đã sát với yêu cầu của thực tế hay dự đoán được khả năng xuống cấp về cơ sở vật chất của các chợ trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 60 - 62)