Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 38 - 39)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1.6.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chợ

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.6.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chợ

2.1.6.1. Điều kiện kinh tế - xã hội

Các điều kiện kinh tế và xã hội trực tiếp ảnh hưởng đến công tác quy hoạch, vị trí được lựa chọn xây dựng chợ và quản lý chợ. Nó có ý nghĩa vào việc xác định địa hình, không gian, vị trí, địa lý đảm bảo thuận tiện về giao thông, dân cư, nguồn cung cấp hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài ra các yếu tố như thói quen, tập quán sinh hoạt, tiêu dùng, thu nhập, nhận thức tiêu dùng của dân cư cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý chợ (Đàm Quang Hưng, 2013).

2.1.6.2. Các chính sách về quản lý chợ

Các chính sách về quản lý chợ góp phần quan trọng vào thành công của hoạt động quản lý Nhà nước nói chung. Các chính sách bao gồm có chính sách về tài chính, xây dựng, hạ tầng,... nếu không được sử dụng một cách hợp lý sẽ không đem lại hiệu quả mà sẽ trở nên lãng phí, làm cho các vi phạm trở nên ngày một nghiêm trọng hơn.

Các chính sách cần hợp pháp và phải phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, dân cư của từng khu vực cũng như địa bàn. Các văn bản phải có tính minh bạch cao thì việc áp dụng và thực thi nó sẽ đem lại hiệu quả và ngược lại (Phạm Quang Thao, 2008).

2.1.6.3. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là yếu tố nền tảng để thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý chợ. Nơi nào cơ sở hạ tầng thuận lợi sẽ tạo điều kiện để chính quyền địa phương cho phép xây dựng chợ. Và ngược lại, các điểm chợ cóc, chợ tạm, những vị trí không phù hợp với giao thông, địa bàn thì chính quyền địa phương sẽ phải quy hoạch một vị trí khác phù hợp hơn để đảm bảo các yếu tố theo quy định của pháp luật.

2.1.6.4. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý

Đội ngũ cán bộ, quản lý có vị trí hết sức quan trọng. Họ vừa là người trực tiếp quản lý, tiếp nhận sự phân công nhiệm vụ từ cấp chính quyền, lại vừa là

người nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đối tượng quản lý. Để làm tốt được công việc, nắm tốt được tình hình đòi hỏi cán bộ quản lý phải có đủ năng lực, trình độ và nhận thức (Đàm Quang Hưng, 2013).

2.1.6.5. Nguồn tài chính - kinh phí

Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới cơ sở vật chất, các yếu tố trực tiếp, thường xuyên có tác động tới người kinh doanh và người dân khi tham gia mua bán các hàng hoá trong chợ. Có thể nhận định rằng nguồn tài chính càng nhiều thì chợ càng được đầu tư hiện đại, được quan tâm. Công tác phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường được quan tâm đầu tư, chất lượng hàng hoá trong chợ có cơ hội được kiểm soát chặt chẽ hơn.

2.1.6.6. Ý thức của người kinh doanh trong chợ và người dân

Ý thức của người kinh doanh trong chợ và người dân thể hiện ở nhận thức, trình độ dân trí của khu vực dân cư. Khu vực nào càng phát triển, ý thức của người kinh doanh và người dân càng cao thì công tác quản lý chợ sẽ càng thuận lợi. Khi đó việc áp dụng các chính sách mới, đưa các sản phẩm chất lượng cao, mô hình mới, hiện đại cũng dễ được người dân chấp nhận, tiếp cận hơn.

2.1.6.7. Chế tài xử phạt

Nói tới công tác quản lý luôn luôn phải gắn với chế tài xử phạt. Một công tác quản lý đủ tốt cần có một chế tài đủ mạnh. Tính mạnh ở đây phải đảm bảo tính răn đe, đảm bảo cho người kinh doanh và người dân biết, tuân thủ một cách nghiêm túc. Chế tài ấy phải thật rõ ràng, cụ thể và được áp dụng một cách chính xác để mọi người tuân theo (Đàm Quang Hưng, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 38 - 39)