Cần rà soát lại hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn Quận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 94 - 97)

Thực trạng về công tác quản lý chợ trên địa bàn phường Việt Hưng đang gặp nhiều khó khăn. Trước đây, chợ Việt Hưng là một chợ lớn, thu hút đông lượng khách tới tham quan, mua sắm. Tới nay, nhiều gian hàng bỏ trống, lượng khách giảm đi rất nhiều. Để khắc phục hiện tượng này, Ban quản lý chợ và UBND phường cần rà soát lại hệ thống cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh doanh của chợ để tìm ra hướng giải quyết.

Nguồn: Ông Thẩm Văn Vỹ - Phó Chủ tịch UBND phường Việt Hưng (2015) Các chợ trên địa bàn được xây dựng, cải tạo, nâng cấp 100% từ nguồn vốn của các doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã quản lý chợ nên phụ thuộc rất nhiều vào công tác huy động vốn đầu tư. Một số chợ tuy mới được xây mới, cải tạo nhưng đã tiếp tục được quy hoạch để nâng cấp (tập trung vào các chợ bán kiên cố và chợ tạm), thể hiện sự xuống cấp nhanh của các chợ, công tác cải tạo, nâng cấp chưa được thực hiện đồng bộ. Các biện pháp huy động vốn đầu tư và xây dựng chợ còn chưa thực sự hấp dẫn là một nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp của các chợ. Bởi nếu thu hút được ít nguồn vốn đầu tư, sẽ không cải tạo, nâng cấp được nhiều, đầu tư manh mún, hạng mục này đầu tư xong thì hạng mục kia lại xuống cấp.

4.2.4. Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý chợ

Trình độ của đội ngũ cán bộ tham gia quản lý chợ ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý chợ. Người có trình độ chuyên môn cao, có nhận thức, hiểu biết,

bán hàng và mua hàng một cách hiệu quả, khoa học. Với tâm lý người dân vẫn tin tưởng vào những người quản lý là người có trình độ. Tuy nhiên qua điều tra, khảo sát hầu hết cán bộ quản lý chợ có trình độ thấp. 2/15 người có trình độ trung cấp, những cán bộ quản lý khác chỉ có trình độ phổ thông (10/10 hay 12/12). Tuy trình độ chuyên môn có ảnh hưởng lớn tới công việc và tâm lý của người bán hàng trong chợ và người dân nhưng không thể khẳng định những cán bộ quản lý chợ này điều hành, quản lý, khai thác chợ không hiệu quả, bởi họ là những người có kiến thức tích lũy qua thực tế, một môi trường đòi hỏi sự nhanh nhạy, am hiểu chính sách, pháp luật về công việc của họ.

Bảng 4.21. Trình độ chuyên môn và độ tuổi của BQL chợ Độ tuổi Số người Trình độ học vấn Độ tuổi Số người Trình độ học vấn (10/10 hay 12/12) Trình độ chuyên môn Tổng 15 15 2 Dưới 45 3 3 2 Từ 46 đến 55 10 10 0 Trên 56 2 2 0 Nguồn: Tổng hợp (2015) Phần lớn cán bộ quản lý chợ là những người có độ tuổi từ 46 tuổi trở lên. Luận văn đã chia độ tuổi của cán bộ quản lý chợ thành 3 nhóm: dưới 45, từ 46 đến 55 tuổi và trên 56. Với đối tượng trên 56 tuổi có 02 trong đó người nhiều tuổi nhất là 67 tuổi. Với mức tuổi này, họ có nhiều kinh nghiệm, kiến thức thực tế để thực hiện các công việc quản lý chợ. Tuy nhiên về trình độ chuyên môn thì do tự học hỏi, tích lũy trong thực tế mà có. Trong khi người trẻ nhất là 38 tuổi có và trình độ trung cấp.

Năm 2015, UBND Quận tổ chức hội nghị tuyên truyền các tiêu chí về chợ văn minh thương mại (16 chợ) cho Ban quản lý và các hộ kinh doanh trong chợ. Với đối tượng là Ban quản lý chợ, việc tổ chức tập huấn giúp cho họ nâng cao sự hiểu biết về chính sách và hiệu quả quản lý chợ. Tổ chức tập huấn công tác phòng chống cháy nổ cho thành viên Ban quản lý, ban giám đốc các đơn vị quản lý chợ và trưởng các ngành hàng trong chợ, các cán bộ, lãnh đạo UBND phường làm công tác quản lý nhà nước về chợ.

Trình độ quản lý của cán bộ công chức, lãnh đạo UBND các phường trong lĩnh vực thương mại nói chung và quản lý chợ nói riêng còn hạn chế. Bộ máy quản lý chợ tại các phường còn bất cập, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn. Sự thiếu

nhất quán, thiếu đồng bộ trong quản lý, thiếu kiên quyết dẫn đến một số chợ cóc vẫn tồn tại trên địa bàn Quận.

4.2.5. Nguồn tài chính - kinh phí

Nguồn tài chính quyết định tới việc đầu tư cơ sở vật chất, duy trì các hoạt động thường xuyên của bộ máy ban quản lý, bảo vệ và các hoạt động khác. Nó ảnh hưởng tới trách nhiệm công việc, sử dụng nguồn kinh phí lãng phí hay hiệu quả.

Nguồn kinh phí cho công tác xây dựng chợ trên địa bàn Quận Long Biên được lấy từ nguồn xã hội hóa. Xã hội hóa là việc huy động nguồn vốn, nguồn lực từ mọi cá nhân, tổ chức để thực hiện hoặc tham gia thực hiện một số dịch vụ công cộng trên cơ sở có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Ưu điểm, không huy động và sử dụng ngân sách nhà nước, tập trung và vốn của đơn vị quản lý chợ, tạo sự chủ động cho đơn vị quản lý, khai thác chợ, làm tăng trách nhiệm hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng công tác quản lý. Tuy nhiên cơ quan quản lý Nhà nước lại không chủ động được nguồn vốn để thực hiện các dự án xây dựng, cải tạo chợ. Yếu tố này phụ thuộc vào các chính sách, hoạt động thu hút nguồn vốn của các đơn vị quản lý chợ. Thu hút được nguồn kinh phí nhiều, công tác đầu tư xây dựng, cải tạo được đầu tư triệt để, đồng bộ, hiện đại, các chợ được xây dựng theo hướng kiên cố, giảm các chi phí do thường xuyên phải cải tạo, sửa chữa, nâng cấp chợ, tạo môi trường ổn định cho người bán hàng đầu tư, buôn bán.

Bởi vậy mà chính quyền địa phương cần có các chính sách thu hút nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức (không lấy tiền từ ngân sách Nhà nước) để xây dựng chợ nói riêng và các công trình khác trên địa bàn nói chung.

4.2.6. Ý thức của người kinh doanh trong chợ và người mua hàng

Đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý chợ. Bởi việc quản lý chặt hay lỏng phụ thuộc vào sự tự giác tuân thủ nội quy chợ của cả người bán hàng và người mua hàng trong chợ. Chính người bán hàng và người mua hàng là những nhân tố quyết định một chợ có phát triển đúng với tiêu chí văn minh thương mại hay không. Ý thức của người bán hàng và người mua hàng cao các hoạt động trong chợ cũng như tình hình an ninh trật tự xung quanh chợ được đảm bảo. Ngược lại dẫn đến việc lời qua tiếng lại, mâu thuẫn giữa người bán với người bán, người bán với người mua và người mua với người mua.

Do thói quen, tập quán tiêu dùng của người dân cũng như ý thức của người kinh doanh trong việc mua bán hàng hóa như: mặc cả giá, thích mua ở những nơi thuận tiện, không quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ... dẫn đến tình trạng một số chợ đã được quy hoạch vị trí hoạt động nhưng vẫn lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, thậm chí di chuyển ra khỏi vị trí quy hoạch gây nên tình trạng không đảm bảo an toàn giao thông, mất mỹ quan đô thị, không đúng quy hoạch và không đảm bảo được chất lượng hàng hóa lưu thông, buôn bán trong chợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hệ thống chợ trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 94 - 97)